Dr. Mahathir Mohamad
Mahathir Mohamad, tân thủ tướng Malaysia
Kết quả của cuộc bầu cử quốc hội trong tuần này ở Malaysia có thể được gọi là gây chấn động. Nếu chú ý đến thực tế: Mặt trận quốc gia 60 năm cầm quyền do Najib Razak dẫn đầu đã bị đánh bại.

Liên minh các đảng đối lập "Liên minh Hy vọng" (Pakatan Harakan), dưới sự lãnh đạo của cựu thủ tướng Mahathir Mohamad đã giành chiến thắng. Vua Malaysia đã phê chuẩn ông là người đứng đầu chính phủ mới.

Tiến sĩ Mahathir có lẽ là người Malaysia nổi tiếng nhất trên thế giới. Ông được gọi là cha đẻ của "phép màu Malaysia". Giữ chức thủ tướng đất nước từ năm 1981 đến năm 2003, ông đã biến một đất nước lạc hậu trở thành một trong những "con hổ châu Á", một quốc gia công nghiệp mới, ông đã đạt được hòa bình chủng tộc và sự tôn trọng đối với tổ quốc mình trên đấu trường quốc tế. Bây giờ Mahathir đã 92 tuổi, và ông lẽ ra có thể nghỉ hưu. Nhưng những hành vi lạm dụng quyền lực của chính phủ Najib Razak và gia đình đã buộc Mahathir phải trở lại đấu trường chính trị và dẫn đầu phe đối lập đấu tranh để thay đổi chính quyền.

Điều gì đã khiến Mahathir và tất cả công dân trung thực của Malaysia tức giận phẫn nộ với Najib Razak? Một vài năm trước, phát hiện vụ gian lận trong công ty đầu tư nhà nước 1 Malaysia Development Berhad (1MDB), được thành lập theo sáng kiến ​​của Razak. Trong một thời gian ngắn, công ty này đã mắc nợ, và thậm chí đến mức khó tin - với số tiền 11 tỷ USD. Ngoài ra, dư luận đã bị kích động bởi những tin đồn về việc đầu cơ bất động sản ở Mỹ của con trai Razak, và việc mua sắm chiếc máy bay sang trọng cho Thủ tướng bằng khoản tiền ngân sách nhà nước. Thậm chí trước đó, công chúng Malaysia đã bị sốc bởi câu chuyện về vụ giết nữ phiên dịch viên (người Mông Cổ), người đã tham gia đàm phán của đại diện chính phủ Malaysia về việc mua tàu ngầm từ Pháp, cũng có yếu tố tham nhũng. Lính bảo vệ của Nadjib Razak đã giết cô vì cô biết quá nhiều thông tin. "Mọi người đặt câu hỏi: ai đã ra lệnh", Mahathir Mohamad viết trong blog của mình.

Vì sự lạm quyền của các thành viên chính phủ Najib Razak, chi phí sinh hoạt đã tăng lên nhanh chóng, và do đó, một bộ phận lớn dân số đã rơi vào cảnh nghèo khó.

Vì vậy, trong tiến trình bầu cử, Tiến sĩ Mahathir vạch ra mục tiêu của Liên minh của ông như sau: để tạo ra một chính phủ tốt, đủ khả năng tổ chức cải cách sâu rộng, tập trung vào việc cải thiện hệ thống quản lý kinh tế và tài chính, làm cho đồng tiền quốc gia Ringo ổn định, trả lại số tiền hàng tỷ cho những người bị Razak ăn cắp.

Chủ đề chống tham nhũng là nét chủ đạo của chiến dịch chạy đua trước cuộc bầu cử của Mahathir. Ngoài nhiều chỉ trích trực tiếp những hành động xấu xa của chính phủ Najib Razak, lãnh đạo đối lập nói rằng ông sẽ tiêu diệt văn hóa phổ biến trong giới quan chức - tiền mặt là vua (cash is king). Dường như Mahathir đủ sức gánh vác để có thể hoàn thành nhiệm vụ này - vào đầu những năm 1980, ông là người đã thành công trong việc chống tham nhũng trong giới quan chức, như các tờ báo trên toàn thế giới đã viết về điều đó.

Có thể gọi chiến thắng của các lực lượng đối lập trong cuộc bầu cử ở Malaysia là điều kỳ diệu hay không? Tôi nghĩ là không. Các thể chế dân chủ đã làm việc hiệu quả như nó cần phải, điều kiện này cho phép đa số dân chúng bày tỏ mối quan tâm của họ. Và người dẫn đầu phong trào phản đối là một nhân vật nổi danh với uy tín cao xứng đáng trong nhân dân, người đã từng chứng minh khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp nhất bằng chính bản tiểu sử chính trị của ông.