Russia's nuclear-powered missile cruiser Pyotr Veliky navy sailors at Syria's Mediterranean port of Tartus
© Grigoriy Sisoev / SputnikTàu tên lửa Pyotr Veliky tại cảng Tartus, Syria
Có lẽ mọi người đã từng tự hỏi, Syria có gì mà ngay trong tình thế nước sôi, lửa bỏng như sau vụ khủng hoảng Ukraine, nhưng Nga vẫn xuất binh đến Syria và tại đó, Mỹ-Phương Tây cùng với các quốc gia vùng Vịnh cũng đang quyết "thư hùng" với Nga, tìm mọi cách để đặt chân ở đó?

Điều thú vị là tất cả đến đó đều trên danh nghĩa chống khủng bố nhưng Nga là vị khách mời lịch sự nhất, còn lại chỉ là những vị khách không mời.

Syria không có gì cả, dầu mỏ, khí đốt chỉ đủ dùng, nhưng thứ mà Syria có rất nhiều là quân khủng bố đủ các kiểu loại với các thế lực nuôi dưỡng.

Rõ ràng là Mỹ-PT cũng với các quốc gia vùng vịnh và Nga hiện diện tại Syria không phải vì tài nguyên mà muốn chiếm lĩnh vị trí địa kinh tế, quân sự chiến lược của Syria tại Trung Đông.

Syria là một đầu mối "giao thông dầu, khí đốt" của Iraq, Qatar, UAE, Israel, Saudi... đến Châu Âu. Nói nôm na là các quốc gia này muốn vận chuyển dầu, khí đốt bằng đường ống đến Châu Âu thì phải qua lãnh thổ Syria.

Chính vì thế, các đối tượng của Nga phải chiếm lĩnh vị trí này, tức phải lật đổ Assad để qua đó "đa dạng nguồn cung", loại bỏ khí đốt Nga. Và, Nga thì tất nhiên, bảo vệ chế độ Assad, tức là bảo vệ thị trường xuất khẩu là Châu Âu, đồng thời, Nga có một mục tiêu chiến lược rất quan trọng gấp bội mà chúng ta ưu tiên đề cập sau đây.

Cảng Tartus, quân cờ quan trọng...

Người ta nói, sai lầm chiến lược không nên lặp lại 2 lần, nhưng Mỹ thời Tổng thống Obama đã lặp lại Crimea - Tartus.

Cũng có thể, sự xuất hiện của Hải quân Nga tại Địa Trung Hải hiện nay người ta mới nhận ra nước cờ quá xa của Putin mà trước đó không thể, hoặc, cũng có thể giới tinh hoa chính trị quân sự Mỹ-PT nhận thức được, nhưng với lối đi nhanh, bất ngờ của Putin khiến họ không kịp trở tay...

Mỹ-NATO tạo ra Maidan - Ukraine để có Crimea, có Crimea để họ hất Hạm đội Biển Đen của Nga lên bờ, do đó, họ thừa biết Crimea, vị trí chiến lược của nó quan trọng như thế nào, quan trọng hơn toàn bộ Ukraine. Thế nhưng, Nga vẫn nẫng tay trên ngay trước mũi họ.

Còn cảng Tartus? Chỉ biết rằng, căn cứ Hải quân Nga tại Tartus - Syria đã khiến Nga "không cần" Biển Đen mà mục tiêu lớn hơn là khống chế, kiểm soát biển Địa Trung Hải.

Nói Nga không cần Biển Đen bởi khi có Crimea, Biển Đen trở thành "ao nhà", Nga không cần duy trì một lực lượng Hải quân lớn, mạnh ở đó khi lực lượng không quân, pháo binh, tên lửa S-400, Bastion, đủ sức khống chế, kiểm soát Biển Đen.

Hạm đội Biển Đen lâu đời, truyền thống của Nga về thực chất được thay đổi tên để phục vụ cho một nhiệm vụ chiến lược mang tính toàn cầu mới đó là "Hạm đội Địa Trung Hải" có cảng chính đóng tại căn cứ Tartus - Syria.

Ngày 16/5 Putin tuyên bố: "Các tàu Hải quân Nga được trang bị tên lửa Kalibr sẽ hiện diện thường trực tại Địa Trung Hải". Có thể nói, Putin đã đẩy một quân tốt nguy hiểm sang sông trên bàn cờ chiến lược rất bài bản, tự tin, vững chắc khiến đối phương biết cũng chịu.

Nếu như trước đây, Mỹ-NATO có thể tự tin ngăn chặn Hải quân Nga cơ động rời khỏi Biển Đen ra Địa Trung Hải bằng Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO, thì ngày nay, dù Thổ Nhĩ Kỳ có là NATO hay không, Hải quân Nga cũng luôn có mặt thường trực ở Địa Trung Hải.

Điều này có nghĩa là nếu tình huống xấu nhất xảy ra là Thổ Nhĩ Kỳ đóng eo biển Bosphorus theo lệnh NATO khi cuộc chiến Nga-NATO xảy ra thì Hải quân Nga vẫn có đủ thời gian, lực lượng tại Địa Trung Hải để xử lý tình huống này...
S-400 reach from Russian airbase in Syria
Tầm với của S-400 từ căn cứ của Nga tại Syria
Với hệ thống phòng không S-400, với các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại cùng với các máy bay đa năng tại Khmeimim, toàn bộ căn cứ không quân NATO tại quanh khu vực Địa Trung Hải như Incirlik - Thổ Nhĩ Kỳ, của Không lực Anh Akrotiri ở Síp...bị thách thức nghiêm trọng.

Di chuyển hạm đội Caspian

Hạm đội Caspian đóng tại Astrakhan đã được di chuyển về căn cứ mới Kasspiisk (Makhachkala.)

Việc tổ chức, bố trí lực lượng chuẩn bị cho chiến tranh, đặc biệt là các căn cứ hải quân, không quân, không đơn giản như việc cơ động một quân đoàn hay một tập đoàn quân từ A đến B mà phụ thuộc đến chiến lược ngắn hạn, dài hạn, phụ thuộc vào cục diện địa chính trị khu vực.

Đối với siêu cường như Mỹ, Nga...thì yếu tố đó càng quan trọng.

Nếu như Kim Tự Tháp không thể xây dựng trong một đêm thì căn cứ mới của Hạm đội Caspian của Hải quân Nga tại Kaspiisk không phải muốn đến là được. Nga phải có thời gian để xây dựng và trước khi xây dựng phải có một tầm nhìn chiến lược như nào để quyết định.

Đầu tiên, tại Astrakhan, giống như một chiếc áo đã quá chật chội so với nhu cầu phát triển lớn, mạnh của Hạm đội Caspian.

Bộ trưởng QP Nga cho biết, tại Kasspiisk Nga đã xây dựng một khu vực khổng lồ bao gồm cầu cảng, bến tàu kho tàng bến bãi. Phương tiện trang bị, tàu thuyền, tăng mạnh và mới 85%, đặc biệt có cả lực lượng không quân của Hạm đội.

Thứ hai là tại Astrakhan không phù hợp với căn cứ Hải quân khi mùa Đông đồng bằng sông Volga đóng băng, trong khi đó tại Kasspiisk có lệnh là tàu xuất phát ngay bất kỳ lúc nào, mùa nào.

Kasspiisk lại gần với Iran và Trung Đông hơn Astrakhan, cho nên thay vì như trước đây, hạm đội Caspian phải cơ động về phía Nam Caspian để phóng 26 tên lửa Kalibr, thì nay không cần, hoặc cần, thì đến vị trí xuất phát tấn công nhanh hơn nhiều lần.

Khi tình hình Trung Đông xấu đi, đặc biệt là khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và đe dọa tấn công Iran... thì giới quân sự mới à lên ngạc nhiên có vẻ như phát hiện ra Hạm đội Caspian của Nga đước "ém sẵn" tại Kasspiisk từ lúc nào.

Hạm đội Caspian tại Kaspiisk đang cùng với "Hạm đội Địa Trung Hải" liệu có đủ khả năng thách thức những tình huống xấu nhất mà Mỹ có thể gây ra tại Iran và Trung Đông?