Dimitris Avramopoulos EU migration
© Getty ImagesChủ tịch Hội đồng EU về Vấn đề Nhập cư Dimitris Avramopoulos
Theo CNN, sáng ngày 29/6, Chủ tịch Hội đồng Donald Tusk đã thông báo rằng, các lãnh đạo EU đã nhất trí về một tuyên bố chung cho Hội nghị Thượng đỉnh của khối này, trong đó có cả thỏa thuận về vấn đề dân nhập cư.

Trước đó, ngày 28/6 Italy đã lên kế hoạch ngăn chặn EU ra tuyên bố chung về các vấn đề trọng yếu, cho đến khi các quốc gia khác đồng ý tiếp nhận thêm những người nhập cư, khiến Hội nghị Thượng đỉnh có nguy cơ sụp đổ, đưa EU vào hỗn loạn.

Ngay lập tức một tuyên bố được Liên minh châu Âu đưa ra cùng ngày xác nhận lập trường của Italy ghi rõ: "Vì một thành viên bảo lưu lập trường về các kết luận tổng thể, nên đến thời điểm này chưa có kết luận nào được thống nhất đưa ra".

Ủy viên châu Âu Johannes Hahn cho biết: "Tôi không kỳ vọng EU sẽ đạt được một giải pháp cuối cùng trong những ngày này, nhưng mong đợi một điều gì đó trong năm nay vì bây giờ mọi người cần hiểu là phải tìm ra một giải pháp".

Trước bố cảnh đó, chuyên gia phân tích tại Open Europe, Leopold Traugott, khẳng định: "Di cư chắc chắn là một trong những vấn đề lớn nhất của EU, và các thành viên EU đến nay chưa tìm thấy giải pháp dài hạn nào để giải đáp vấn đề này".

Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong một bài phát biểu gây sốc tại Hội nghị Thượng đỉnh EU đã tuyên bố, vấn đề nhập cư là chủ đề mấu chốt "xây dựng hoặc phá hủy" đối với EU. Điều đó cho thấy số phận EU được định đoạt bởi người di cư.

Có thể nhận diện đây là sai lầm khó sửa chữa của Mỹ-NATO trong công cuộc "Xoá độc tài-Gieo dân chủ", tạo ra tình trạng bất ổn trên toàn cầu, khiến cho "người anh em EU của họ" phải nhận lãnh mọi hậu quả.

Công cuộc Xoá độc tài - Gieo dân chủ đã biến nhiều quốc gia thành đất sống và đất diễn của khủng bố và tội phạm có tổ chức

Cho đến nay, có thể thấy hầu hết các nhóm khủng bố, các tổ chức khủng bố và chủ nghĩa khủng bố quốc tế ra đời đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ "yếu tố Mỹ" và phương Tây trong quá trình đối phó với các thực thể đối nghịch.

Thứ nhất, các tổ chức khủng bố đều hoặc được Mỹ và phương Tây tạo dựng, hoặc dung dưỡng từ Taliban đến Al-Qeada hay Tổ chức Nhà nước Hồi giáo từ xưng (IS)...ra đời hay tồn tại được đều từng nhờ tới "yếu tố Mỹ".

Thứ hai, hành động bất chấp luật pháp quốc tế và thường xuyên sử dụng bạo lực nhà nước của Mỹ và đồng minh, để giải quyết mâu thuẫn hay xoá bỏ những thực thể đối nghịch đã mở lối cho khủng bố hành động.

Thứ ba, hành động kiểu "mang con bỏ chợ" của Mỹ và đồng minh sau khi xoá bỏ các thực thể đối nghịch đã biến nhiều quốc gia vốn yên bình trở thành đất sống và đất diễn của khủng bố và tội phạm có tổ chức.

Khủng bố là "quái thai" của lịch sử nhân loại, vậy nhưng Mỹ và các đồng minh không những góp phần tạo ra những "quái thai" ấy, mà còn nuôi dưỡng chúng, tạo điều kiện cho chúng, tạo động lực cho chúng tác oai, tác quái ở khắp mọi nơi.
Isis toyota trucks
Dàn xe "xịn" này của khủng bố được chính Mỹ và các đồng minh trang bị
Từ sau khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và các đồng minh đã thực hiện công cuộc "Xoá độc tài-Gieo dân chủ" ở bất cứ chỗ nào có "gai đối nghịch" cần phải nhổ và kết quả những bàn cờ chính trị mới được tạo ra hay sắp đặt lại.

Tuy nhiên, khi thực hiện việc thay đổi thượng tầng kiến trúc của một xã hội - xóa bỏ chế độ chính trị - thì Mỹ và các đồng minh dường như không quan tâm đến hạ tầng cơ sở của xã hội đó - cuộc sống của người dân. Việc làm trái quy luật của Mỹ và đồng minh đã khiến cho một xã hội bình yên trở nên hỗn loạn và khi đó thay vì sửa sai thì Mỹ và đồng minh lại "bỏ của chạy lấy người".

Chính hành động kiểu "mang con bỏ chợ" ấy đã giúp khủng bố và các loại tội phạm khác có đất sống và đất diễn, đe doạ cuộc sống của người dân các nước "vinh dự" được "khai sáng" bởi nền dân chủ phương Tây. Đây là căn nguyên của làn sóng dân di cư.

Cho đến lúc này, làn sóng dân di cư từ Bắc Phi-Trung Đông, sau một thời gian gây hỗn loạn cho đời sống xã hội tại châu Âu, đã bắt đầu gây bất ổn cho đời sống chính trị tại lục địa già, trong đó đặc biệt là tại EU- "anh em song sinh" của NATO.

Như vậy, dù các nhà lãnh đạo EU có thống nhất với nhau về giải pháp và điều phối dòng người di cư thì cũng không thể giải quyết căn bản được vấn đề này, bởi đó chỉ là phần ngọn.

Chừng nào căn nguyên của vấn đề là bạo lực nhà nước và chủ nghĩa bá quyền gây bất ổn cho nhiều quốc gia trên thế giới chưa được Mỹ và các đồng minh chấm dứt, thì số phận của EU vẫn do người di cư quyết định.

Chính Thủ tướng Anh Theresa May cũng nhìn nhận cần có hành động tại "các nước căn nguyên của di cư, để đảm bảo rắng người dân không chuyến đi mạo hiểm, trải qua nhiều dặm đường và thường nằm trong tay những kẻ buôn người", theo AP.

Mỹ và đồng minh quyết tạo sự lệch pha trong các cấu trúc xã hội, từ đó thúc đẩy người dân nhiều quốc gia đi tìm miền đất hứa

Sau khi đã tạo điều kiện cho khủng bố và các tổ chức tội phạm có tổ chức hoành hành tại những nơi được "Xoá độc tài-Gieo dân chủ", Mỹ và đồng minh không tìm cách sửa chữa sai lầm của mình mà ngược lại còn tìm cách làm cho lòng người ly tán.

Từ Kosovo, Afghanistan, Iraq, Libya, Syria - những nơi phát xuất của dòng người di cư tràn vào châu Âu, những hành động của Mỹ đã tạo ra sự lệch pha trong các cấu trúc xã hội, khiến cho người dân luôn muốn rời bỏ quê hương.

Sau khi nặn ra thực thể chính trị tại Kosovo, Mỹ-NATO không tạo ổn định cho vùng đất này, ngược lại còn dung túng cho KLA - tổ chức khủng bố núp danh Quân đội Kosovo - gây tội ác, khiến 80% người dân Kosovo phải đi kiếm sống ở nước ngoài.

Sau khi lật đổ chế độ Taliban, Mỹ đã không chủ động giúp chính quyền Afghanistan các kỹ năng quản trị đất nước, mà chỉ tập trung tìm diệt Al-Qeada và Taliban, khiến cho đất nước Afghanistan luôn chìm trong bất ổn, đời sống người dân thì sa sút.

Điều đó khiến cho giới chính quyền tại Kabul phải chọn lệch pha Mỹ và thế là hàng loạt những vụ Mỹ "không kích nhầm" khiến hàng ngàn dân thường thiệt mạng, nên rời bỏ quê hương đã dần ngự trị trong tâm trí của người dân xứ A-phú-hãn.

Sau khi "ném gói bột giặt", lấy cớ lật đổ chính quyền Tổng thồng Saddam Hussein, Mỹ đã tạo ra một xã hội xung đột tại Iraq với "thế chân vạc" được tạo dựng trong cả đời sống chính trị lẫn đời sống xã hội tại quốc gia Trung Đông này.
U.S. Secretary of State Colin Powell
© Ray Stubblebine / ReutersGói 'bột giặt' của cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell dẫn đến cuộc xâm lược Iraq
Đặc biệt, không những không tạo cớ chế giái quyết mâu thuẫn lợi ích giữa các phe phái, ngược lại Mỹ còn tìm cách gia tăng xung đột, mà việc đảm bảo nguồn lợi từ dầu thô ở Kirkuk thuộc người Kurd là một điển hình tạo xung đột của Mỹ.

Sau khi bom đạn NATO ném xuống Libya, góp phần lật đổ chế độ của Tổng thống Muammar Gaddafi, Mỹ và đồng minh đã bỏ mặc người dân Libya "sống trong hoang đảo", còn mình thì quyết tâm "gieo nền dân chủ" trên vùng đất màu mỡ của khủng bố.

Không ai có thể hình dung công cuộc "Xoá độc tài-Gieo dân chủ" của Mỹ và NATO lại biến đất nước Libya thành thị trường nô lệ thế kỷ 21, từ đó tạo điều kiện để "lời nguyền Gaddafi" ứng nghiệm, gây ra cuộc khủng hoảng di cư làm hỗn loạn châu Âu.

Còn tại Syria, thay vì cùng với chính quyền Assad chống khủng bố thì Mỹ và đồng minh lại "chống khủng bố với mục đích khác", mà mưu đồ là sử dụng khủng bố dưới tên gọi "đối lập ôn hoà" xoá sổ Assad, cuộc sống người dân không được họ lưu tâm.

Chỉ cần so sánh thành phố Aleppo - 5 năm nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy điêu tàn như thế nào và chỉ 1 năm được chính quyền Syria giải phóng đã thay da đổi thịt như thế nào là có thể nhận ra giá trị của "hành động nhân văn kiểu Mỹ".
Ruins of houses in eastern Aleppo (L) and Syrians celebrating in the streets of Aleppo following news of the city's complete liberation from the militants
© ReutersCảnh hoang tàn ở Aleppo (trái) và người dân ăn mừng khi thành phố hoàn toàn được giải phóng khỏi khủng bố (phải)
Như vậy, rõ ràng căn nguyên của vấn đề dân di cư không chỉ là do bom đạn Mỹ và NATO khi thực hiện cái họ gọi là "Xoá độc tài", mà còn do mưu đồ của Mỹ và đồng minh trong quá trình "Gieo dân chủ".

Vì vậy để giải quyết căn bản vấn đề, Mỹ và phương Tây phải thay đổi truyền thống "không mấy tự hào" của mình - tạo bất ổn bằng bạo lực nhà nước, tạo lệch pha bằng "hành động nhân văn kiểu Mỹ" - khi giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trên thế giới".