Myanmar relaciones China
© Wang Zhao / AP
Dự án lớn của Myanmar

SCMP dẫn lời ông Thaung Tun - Bộ trưởng Công đoàn, Cố vấn an ninh Quốc gia và chủ tịch Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC) - cho biết, chính phủ Myanmar hiện đang chuẩn bị bắt tay vào triển khai dự án cảng nước sâu tại Kyaukpyu với sự hỗ trợ của Trung Quốc.

"Chúng tôi muốn dự án này được sớm tiến hành. Cả hai bên đang đàm phán và sắp đưa ra quyết định chung," ông Thaung Tun nói.

Dự án tại bang Rakhine của Myanmar có một vai trò chiến lược quan trọng trong việc kết nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương và là điểm cuối của tuyến đường ống dẫn dầu và khí đốt đưa nhiên liệu đến các tỉnh phía tây nam không giáp biển của Trung Quốc. Cảng này cũng giúp giảm nhu cầu vận chuyển nguyên liệu của Trung Quốc qua Eo biển Malacca đầy biến động.

Birmania Myanmar oleoducto pipeline Burma China
Trải dài trên 65 quốc gia, sáng kiến có tên "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc đã vấp phải nhiều chỉ trích vì khiến các quốc gia đang phát triển vào "vũng nợ" khó trả. Cảng Hambantota tại Sri Lanka là một trong những ví dụ điển hình nhất sau khi quốc gia này phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm để được giảm trừ các khoản nợ.

Ông Thaung Tun cho biết Myanmar hiểu rõ trường hợp cảng Hambantota, nhưng chính phủ tin rằng dự án mới có vai trò rất quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị.

"Sri Lanka có vấn để riêng và họ phải tự giải quyết khoản nợ của mình," ông nói.

Bên cạnh đó, ông Thaung Tun cho rằng không có cái gọi là "bẫy nợ" với các nước tham gia sáng kiến "Vành đai, Con đường".

"Thậm chí vấn đề Sri Lanka cũng không tới mức quá tệ. Trung Quốc đang thực hiện chính sách giúp các nước láng giềng trở nên giàu có và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ họ."

"Có những người khuyên chúng tôi cẩn thận trước bẫy nợ. Mỗi người có ý kiến của riêng họ, nhưng chúng tôi chắc chắn dự án tại Kyaukpyu sẽ đem lại lợi ích cho cả Myanmar lẫn Trung Quốc".

Hi vọng về tương lai

Theo các báo cáo, dự án sẽ được triển khai theo từng giai đoạn với vốn đầu tư ban đầu khoảng 9 tỉ USD. Citic, một tập đoàn đầu tư của chính phủ Trung Quốc, chiếm 70% cổ phần trong dự án. Phần còn lại được cân đối giữa chính phủ Myanmar và các cơ sở địa phương.

Ông Thaung Tun cho biết Myanmar cần những dự án với quy mô lớn như vậy để thu hẹp "khoảng cách cơ sở hạ tầng" với các nước láng giềng, đặc biệt khi chính phủ mới muốn đem lại thay đổi rõ rệt cho đất nước, đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Ông cũng tỏ ra lạc quan rằng sẽ có những cuộc đàm phán nhằm giảm quyết dự án đập Myitsone tại miền bắc Myanmar vốn bị trì hoãn từ năm 2011 bởi vấn đề môi trường.

Mặc dù chính phủ và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đều thúc giục Myanmar hồi sinh dự án này, ông Thaung Tun hi vọng mọi vấn đề có thể được giải quyết bởi tỉnh Yunnan hiện tại đã có thể sản xuất đủ điện để sử dụng.

"10 năm trước, đập Myitsone là một dự án rất có tiềm năng. Nhưng hiện tại Trung Quốc không cần nguồn điện từ Myitsone nữa, tôi không chắc họ sẽ cần dự án khởi công trở lại".

Khi được hỏi về vấn đề an ninh đằng sau những dự án của Trung Quốc tại bang Rakhine, ông Thaung Tun nói: "Mọi thứ đều cực kì an toàn. Có những kĩ sư Trung Quốc làm việc với đường ống ga và khí đốt. Trong tương lai, chúng tôi mong các du khách Trung Quốc sẽ tới Kyaukpyu và ghé thăm những bãi biển tuyệt vời ở đây".