F-35B jet
© Qian Baihua / Global Look PressF-35
Từ chối mua thêm, Italy còn có ý định xem lại hợp đồng mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ

Reuters đưa tin, ngày 7/7, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Elisabetta Trenta cho biết nước này không mua thêm máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và đang cân nhắc liệu có tuân thủ hợp đồng đã ký kết hay không.

"Chúng tôi sẽ không mua thêm bất kỳ chiếc F-35 nào nữa. Chúng tôi đang đánh giá xem phải làm gì với các hợp đồng đã được ký bởi các chính phủ tiền nhiệm. Chúng tôi đang đánh giá cẩn thận dựa trên lợi ích quốc gia".

Không quân Italy đã nhận được 10 máy bay chiến đấu F-35, trong tổng số 90 chiếc mà Rome đã đặt mua. Vì vậy, việc hủy bỏ sẽ khiến ngân sách nước này bị thiệt hại nghiêm trọng do phải bồi thường vì phá vỡ hợp đồng.

Không những vậy, việc hủy bỏ hợp đồng mua F-35 cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người công nhân Italy đã được tuyển dụng và đang làm việc trong dây chuyền sản xuất loại chiến đấu cơ này.

Italy là quốc gia duy nhất được lắp ráp F-35B ngoài Mỹ. Và theo thiết kế thì dây chuyền lắp ráp ở Italy phục vụ cho việc sản xuất 30 chiếc F-35B cho hải quân, không quân Italy và không quân Hà Lan.

Xin nhắc lại Chương trình sản xuất máy bay tiêm kích F-35 là một dự án đa quốc gia khổng lồ với tổng chi phí lên tới 1.000 tỷ USD do Mỹ và 8 đối tác thực hiện - trong đó có Italy - và hãng Lockheed Martin của đã Mỹ trúng thầu.

Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35, là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới.

Dự án sản xuất chiến đấu cơ F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C.


Nhận xét: Sự thật là dự án F-35 mắc phải một loạt vấn đề kéo dài hàng năm trời. Nhiều vấn đề thuộc về thiết kế không thể giải quyết khiến nó gặp rất nhiều bất lợi khi so sánh với những máy bay thế hệ 5 thực sự như Su-57, hay thậm chí máy bay thế hệ 4+ như Su-35 của Nga. "Kỳ tích công nghệ" và "thống trị bầu trời" ư ? Chỉ có trong chuyện cổ tích mà thôi.


Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường, F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.

Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h.

Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm - gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ.

Trong thân máy bay - cả F-35A, F-35B, F-35C - chứa tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.

Vì vậy, chính quyền Italy rất hào hứng trong việc sở hữu F-35, song đã gặp nhiều trục trặc, mà chủ yếu là do tài chính. Năm 2012, Italy từng giảm lượng đặt hàng F-35 từ 135 chiếc xuống còn 90 chiếc vì khủng hoảng nợ công làm ngân sách cạn kiệt.

Tuy nhiên, lần này - sau khi đã nhận 10 chiếc F-35 - chính quyền Rome lại không cho thấy sự hào hứng với việc sở hữu F-35 nữa, bởi ngoài việc không đặt hàng thêm thì còn tính phá vỡ hợp đồng.

Phải chăng hiện tại Itay vẫn còn khó khăn về tài chính hay chính phủ mới tại Italy có quan điểm khác biệt hoàn toàn với những chính phủ tiền nhiệm, nên hợp đồng mua F-35 phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ bỏ?

Giới phân tích cho rằng, vần đế không hẳn là khó khăn về ngân sách và cũng không phải vì chính phủ mới muốn xoá bỏ di sản của các chính phủ tiền nhiệm nên hợp đồng mua sắm F-35 bị xem xét lại, mà vấn đề nằm ở chỗ khác.

Yêu cầu đồng minh NATO chia sẻ gánh nặng, Mỹ ép đồng minh mua sắm vũ khí Mỹ với giá cắt cổ nên Italy xem lại hợp đồng mua F-35?

Cuối tháng 6 vừa qua, Tổng thống Trump đã viết thư cho hàng chục lãnh đạo các thành viên NATO, trong đó có Đức, Bỉ, Na Uy, Hà Lan,Canada, Ý, Luxembourg, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đề nghị tăng chi tiêu quốc phòng.

Nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu các đồng minh thực hiện cam kết tăng chi tiêu cho quốc phòng và cảnh báo Washington đang mất kiên nhẫn trước việc các đồng minh không đáp ứng các nghĩa vụ giữ gìn an ninh để chia sẻ bởi gánh nặng với Mỹ.

Có nhiều luồng dư luận cho rằng, vì kho vũ khí Mỹ đã đầy mà thị trường vũ khí lại ảm đạm với Mỹ, bởi sau một năm 2017 bội thu, thì các "tay lái súng Mỹ" không còn có được những đơn hàng xịn lên đến hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ USD nữa.

Vì vậy, nguy hiểm hoá sự mất đoàn kết nội bộ vì các thành viên NATO không chia sẻ gánh nặng với Mỹ là một cách "bỏ giỏ" cho xuất khẩu vũ khí. Bởi sau khi nhận tâm thư của Tổng thống Trump, Na Uy đã hồi âm bằng đầu tư cho vũ khí.

Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen khẳng định Oslo cam kết tăng chi tiêu quốc phòng và để đáp ứng điều đó, quân đội Na Uy sẽ được đầu tư bởi các vũ khí chiến lược mua sắm từ Mỹ, trong đó có chiến đấu cơ F-35.

Có câu hỏi được đặt ra là sao phải có tâm thư của Trump thì Oslo mới mua sắm F-35, trong khi đây là loại chiến đấu cơ "nhiều người mơ ước", còn Italy thì muốn huỷ đơn hàng. Như vậy, rõ ràng việc sở hữu F-35 có vấn đề đối với đồng minh của Mỹ.

Theo giới phân tích, vấn đề nằm ở giá cả của loại chiến đấu cơ này. Còn nhớ ngày 21/10/2015, Giám đốc điều hành dự án F-35, trung tướng Christopher Bogdan cho biết chi phí cho mỗi một chiếc chiến đấu cơ F-35 sẽ bị đội thêm 1 triệu USD.

Lý do là Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố chính phủ của ông rút ra khỏi chương trình F-35, trong khi chính phủ tiền nhiệm tham gia vào dự án đa quốc gia này và có kế hoạch mua 65 chiếc F-35 để thay thế cho những chiếc CF-18 của họ.

"Không có Canada - 1 trong 9 nước góp vốn cho dự án phát triển chiến đấu cơ F-35, số lượng F-35 được sản xuất sẽ giảm khoảng 61 chiếc", trung tướng Bogdan phát biểu tại cuộc họp của một tiểu uỷ ban thuộc Uỷ ban Quân vụ Hạ viện Mỹ.

Theo ông Bogdan thì việc cắt giảm số lượng chiến đấu cơ F-35 được sản xuất đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ tăng từ 0,7% đến 1%, "tương đương mỗi chiếc máy bay sẽ đội chi phí lên khoảng 1 triệu USD ".

Vị tướng Mỹ khi đó cho biết thêm rằng việc Canada rút ra khỏi dự án cũng sẽ làm gia tăng chi phí cho chương trình phát triển tiếp theo đối với các đối tác khác, bởi Canada hiện đang đóng góp khoảng 2% chi phí đó.

Không những vậy, chính phủ Australia cũng tuyên bố hủy bỏ kế hoạch mua máy bay F-35 cho Hải quân nước này, làm cộng hưởng thêm sự ảm đạm cho chương trình sản xuất F-35 và chi phí cho việc sở hữu chiến đầu cơ này càng thêm tăng cao.

Điều đó thể hiện rõ qua kế hoạch của Lầu Năm Góc mua sắm 2.457 chiếc F-35 cho Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ, mà tổng chi phí tới 391 tỉ USD, trở thành chương trình mua sắm vũ khí đắt nhất lịch sử của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Như vậy, đồng minh càng mua nhiều F-35 thì càng chịu nhiều thiệt hại, nhưng lại giúp chia sẻ với Washington trong chương trình mua sắm vũ khí đắtt nhất lịch sử của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Khi còn sự đồng điệu giữa 2 bờ Đại Tây Dương thì không thành vấn đề, nhưng khi có sự lệch pha thì sẽ là vấn đề lớn và theo giới phân tích thì đó được xem là nguyên nhân chính khiến tân chính phủ Italy xét lại hợp đồng mua sắm F-35.

Đã tới lúc Mỹ cần phải học Nga về tính hiệu quả trong phát triển kỹ thuật quân sự và chế tạo vũ khí - đó là hiện đại nhưng không quá đắt đỏ. Được vậy thì Washington chẳng cần "hò hét" mà hàng hoá sẽ "đắt như tôm tươi", như S-400 chẳng hạn.