Russian sapper
Công binh Nga
Nga dọn hậu quả của NATO

Vào ngày 23/8, các công binh thuộc Trung Tâm tiến hành chiến dịch cứu hộ đặc biệt nguy hiểm Lider và Trung Tâm Cứu Hộ Noginsk của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã đến Serbia.

Chương trình giúp đỡ nạn nhân chiến dịch oanh kích của NATO năm 1999, dưới cái tên Cuprija 2 đã được đưa ra vào năm 2008, trong 10 năm các chuyên gia Nga cùng với các đồng nghiệp Serbia đã làm sạch khu vực rộng hơn 6 triệu mét vuông khỏi các loại bom mìn, bom bi chưa phát nổ.

Trong khi đó, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga tuyên bố đã vộ hiệu hóa hơn 13000 vật nổ.

Thông tin từ Trung tâm rà phá bom mìn (Centar za razminiranje), cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về việc giải quyết hậu quả của chiến dịch ném bom, được thành lập sau khi NATO không kích, bom bi chưa nổ được phát hiện tại hơn 16 khu vực cộng đồng ở Serbia, bao gồm cả ngoại ô Kosovo và Metohija - diện tích hai triệu rưỡi triệu mét vuông.

Hơn 11 triệu mét vuông đã được dọn sạch bom bi. Khảo sát của địa phương cho thấy hơn 6 triệu mét vuông lãnh thổ Serbia bao phủ bom mìn sau cuộc không kích của NATO, phần lớn trong số đó đã được dọn sạchvào năm 2009.

Khoảng 150 địa điểm cho đến nay, có lẽ vẫn còn bom mìn NATO nằm dưới đất ở độ sâu tới 20 mét.

Điều phối viên của trung tâm nhân đạo Nga-Serbia ở Nis, Glamochliya Bojan nói với Sputnik Serbia về dự án Cuprija 2 và sự giúp đỡ của công binh Nga trong việc tháo gỡ bom mìn trên lãnh thổ Serbia. Ông khẳng định lại việc Nga cho đến năm 2020 sẽ đầu tư vào dự án hơn 20 triệu USD.

"Trong năm nay, đội gỡ mìn nhân đạo bao gồm 52 chuyên gia cao cấp, những người có thể phát hiện, nhận dạng và vô hiệu hóa vật nổ. Nhiều người trong số họ đến làm việc ở Serbia không phải lần đầu tiên", ông nói với Sputnik.

"Chính phủ Liên bang Nga đã gia hạn dự án nhân đạo ở Serbia cho năm 2019 và 2020. Hiện tại, Trung tâm tháo gỡ bom mìn xác định các khu vực ưu tiên để dọn dẹp", Glamochlia cho biết.

Ông nhắc lại rằng ngoài công binh Nga, đến Trung tâm Nhân đạo còn có nhân viên cứu hỏa, cứu hộ và các chuyên gia khác của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, đào tạo các đồng nghiệp Serbia tác nghiệp trong các tình huống khó khăn.

Thảm kịch lâu dài với Serbia

Sau chiến dịch đánh bom kinh hoàng của Mỹ và NATO, ngoài những thiệt hại nhìn thấy được, còn những hậu quả kinh hoàng mà các thế hệ sau của Serbia phải gánh chịu.

Các vụ ném bom của không quân NATO với các loại chất độc đã làm thui chột thế hệ trẻ của Serbia, để lại những vết thương chiến tranh không bao giờ lành và những di chứng chất độc cho hàng trăm nghìn người khác.

Hậu quả hoạt động không kích của NATO đã đầu độc bầu không khí với khói độc hại từ quá trình thiêu rụi các nhà máy lọc dầu. Dầu từ bể chứa bị trúng bom nổ tung và chảy ra đầu độc sông Danub và nhiều sông khác, kể cả Biển Adriatic.

Đáng nói là các cuộc không kích của NATO vào ngành công nghiệp hóa chất Nam Tư đã trở thành tiền lệ lịch sử vô cùng nguy hiểm. Khi chính quyền Nam Tư khẳng định rằng các nhà máy hóa chất Nam Tư thậm chí không bị Adolf Hitler ném bom!

Ngoài những tội ác kể trên, quân NATO đã thả xuống Nam Tư đến 15 tấn bom chứa uranium nghèo, hậu quả dẫn đến số lượng bệnh nhân ung thư bộc phát ở Serbia trong vòng hai thập kỷ qua đã tăng gấp năm lần, còn những mầm bệnh đang tiềm ẩn ở đâu ai mà biết được.

Ngay sau các vụ đánh bom, giới chuyên gia quốc tế đã phát hiện tình trạng ô nhiễm phóng xạ trong khu vực Bujanovac, Presevo và Vranje ở miền nam Serbia - những khu vực bị ném bom, nằm gần đường ranh giới hành chính với Kosovo.

Những nghiên cứu so sánh hiệu quả liệu pháp tiêu chuẩn trước và sau vụ đánh bom đối với 3 loại bệnh cơ bản gồm: Bệnh ung thư; bệnh tự miễn dịch và bệnh vô sinh (đặc biệt là nam giới) cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng 100 lần sau cuộc xâm lược của NATO.