Power lines at Simferopol
© Sputnik/ Sergey Malgavko
Nga đã chấm dứt nghịch lí phải mua điện của mình thông qua trung gian Ukraine với giá cắt cổ, lại còn thường xuyên bị gián đoạn nguồn cung.

Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp điện cho Ukraine và mua ngược cho Crimea

Ngày 12-11, giới chức ngành năng lượng Nga tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn hợp đồng cung cấp điện cho Ukraina, sau khi cũng đã từ chối hợp đồng mua điện "giá cắt cổ" của Ukraina cho Crưm.

Tờ "Kommersant" dẫn nguồn từ đại diện Bộ Năng lượng Liên bang Nga tiết lộ, hợp đồng một năm về việc cung cấp điện của Nga sang Ukraina bắt đầu hiệu lực ngày 30 tháng 12 năm 2014. Đồng thời với hợp đồng này là thỏa thuận đảm bảo cung cấp điện liên tục từ cho Crưm.

Cả hai hợp đồng cung cấp điện từ Nga sang Ukraine và từ Ukraina đến Crưm đều có giá trị hiệu lực đến ngày 30-12-2015. Tuy nhiên, giới chức Nga đã quyết định chấm dứt luôn cả 2 hợp đồng này. Sang ngày 1 tháng 1 năm 2016, tất cả các nguồn cung cấp đều đã đình chỉ.

Nga không đồng ý ký hợp đồng mới theo đề xuất của Kiev do trong văn bản soạn thảo hợp đồng đã thể hiện rằng, Ukraine bán điện cho vùng lãnh thổ của nước này là bán đảo Crưm.

Qua cuộc khảo sát dư luận xã hội đặc biệt, 93% cư dân Crưm đã chống lại văn bản như vậy. Nguồn tin của "Kommersant" trong ngành công nghiệp cho biết rằng sau khi công bố kết quả khảo sát, Chính phủ Nga đã quyết định không gia hạn hợp đồng.

Được biết, tuy Crimea đã sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga vào tháng 3-2014 nhưng trong hơn 1 năm rưỡi qua, bán đảo này vẫn phải phụ thuộc vào điện năng, nguồn nước và cung cấp nhu yếu phẩm cung cấp từ các tỉnh miền nam Ukraine, khiến Kiev nhiều lần lợi dụng tình thế để o ép.

Vừa qua, hệ thống điện Crimea suốt hơn một tuần lễ làm việc trong chế độ cô lập. Toàn bộ bán đảo bị mất điện từ đêm 22-11-2015 do kết quả của vụ phá hoại hai tháp tải điện ở Ukraine, khiến chính quyền bán đảo đã ban hành chế độ bất thường và lịch cúp điện khẩn cấp.

Các nhà hoạt động xã hội theo đường lối dân tộc quá khích, với sự hậu thuẫn của phần tử thuộc các tổ chức dân cực đoan Ukraine như "Khu vực cánh hữu" (Pravyi Sector) còn tổ chức lực lượng ngăn cản việc nhân viên điện lực sửa chữa trụ điện và đường dây cáp điện bị hỏng.

Sau đó, hồi đầu tháng này các phần tử cực đoan Ukraine tiếp tục phá hoại thêm một lần nữa.

Ngoài lí do liên quan đến tuyên bố chủ quyền với Crimea, các nhà phân tích cho rằng, Nga đã sắp tự chủ được điện cho bán đảo này nên hiện Moscow không muốn ký thêm hợp đồng "bán điện cho mình với giá cắt cổ", để chính quyền Kiev có cớ để o ép.

Nga bán điện cho mình với giá cắt cổ, qua trung gian Ukraine

Trong 2 năm qua, mặc dù quan hệ giữa 2 bên căng thẳng nhưng do thiếu hụt nghiêm trọng về lượng than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, Kiev đã phải tiếp tục nhập khẩu điện từ Nga.

Tờ "Kommersant" cho biết, hợp đồng có liên quan đến vấn đề này đã được ký kết với "Inter RAO", hiện Nga luôn cung cấp ổn định khoảng 0,8 - 1GW công suất, trong bối cảnh lượng thiếu hụt điện của Ukraine là gần 2 GW.

Mặc dù đã tuyên bố "tuyệt giao" với Moscow nhưng Kiev đã buộc phải quay lại nhập khí đốt và điện năng của Nga do những tổ máy của cơ sở Zaporizhzhya ngừng làm việc và việc thiếu hụt nguồn cung lớn từ hai nhà máy điện ở Donbass, nay đã nằm trong vùng quản lý của ly khai Donetsk.

Ngoài ra, nước này hiện cũng cạn kiệt nguồn dự trữ than phục vụ các nhà máy nhiệt điện, trong khi không mua được của Donbass, mua từ nước ngoài về thì phí vận chuyển quá đắt.

Tuy các chuyên viên năng lượng cho rằng, việc mua điện trực tiếp sẽ tốn kém hơn mua than để cung cấp cho các nhà máy điện nhưng do những vấn đề nghiêm trọng không thể giải quyết được đó, Ukraine đã buộc phải bù đắp thiếu hụt bằng nguồn điện từ Nga.

Thế nhưng, trước đây Moscow phải chấp nhận một thực tế mà là mình bán điện giá rẻ cho Kiev, nhưng lại buộc phải mua điện giá cao của Ukraine để cung cấp cho bán đảo Crimea, được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3-2014, do chưa kịp xây dựng hệ thống vận chuyển từ Nga sang.

Bắt đầu từ tháng 7-2015, Ukraine đã tăng giá bán điện từ từ 2.99 rúp lên 3.42 cho mỗi kilowatt-giờ (kW), tương đương với mức tăng 14,4% cho bán đảo Crimea. Moscow đã buộc phải ký thỏa thuận bổ sung với Kiev do bán đảo này vẫn đang còn phải phụ thuộc vào nguồn điện, nước của Ukraine.

Tuy đã bán giá cao nhưng Kiev vẫn nhiều lần đơn phương cắt nguồn điện, nước cung cấp cho bán đảo này, với lí giải là chính Ukraine cũng thiếu hụt các nguồn năng lượng sử dụng trong nước nên các vùng đều phải chịu cảnh cắt điện luân phiên.

Trong bối cảnh đó, Nga đã buộc phải tính nguyện bán thêm cho Ukraine với giá ưu đãi, không chờ thanh toán trước, khoảng 1 triệu tấn than đá mỗi tháng để nâng công suất phát điện, duy trì lượng điện năng cần thiết của nước này và bảo đảm nguồn cung cho bán đảo Crimea.

Việc bán điện giá rẻ, mua điện giá cao cùng với những ưu đãi bán than hạ giá cho Ukraine đã khiến Nga thiệt hại rất lớn về kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống đó, bán đảo cũng thường xuyên bị Ukraine tự ý cắt điện hay bị gián đoạn do các phần tử cực đoan phá hoại đường dây.

Sau 3 vụ phá trạm điện và đường điện cung cấp cho Crimea của các phần tử cực hữu Ukraine trong tháng 12-2015 và đầu tháng này, cùng với việc bán đảo đã được cung cấp một lượng lớn điện năng từ Nga sang, Moscow đã quyết định cắt đứt các hợp đồng này, chấm dứt việc "tự bán điện cho mình với giá cắt cổ".

Hiện Nga còn đang xây dựng cầu nối lục địa Nga với Crimea qua eo biển Kerch và xây dựng đường dẫn nước, cũng chạy ngầm dưới đáy biển qua eo biển này. Dự kiến đến hết năm 2016 khi cầu và hệ thống cấp nước hoàn thành, bán đảo này sẽ hoàn toàn chấm dứt phụ thuộc vào Ukraine.