Putin erdogan netanyahu
© Fort Russ News
Có 2 vấn đề tại chiến trường Syria khiến cho cục diện quân sự và chính trị chưa thể dứt điểm được khi chính quyền Assad đã giải phóng hơn 90% lãnh thổ, đó là sự tồn tại của quân khủng bố tại Idlib và Mỹ, nhân tố quan trọng nhất, tại phía Đông Euphrates.

Vì vậy, muốn kết thúc cuộc chiến kéo dài hơn 7 năm tại Syria bằng một giải pháp chính trị thì Mỹ phải rút quân khỏi Syria và lực lượng khủng bố thánh chiến tại Idlib bị tiêu diệt.

Trước tình thế đó, do không thể dây dưa mãi trên chiến trường Syria, Tổng thống Putin và bộ tham mưu của ông ta đã thi triển 2 nước đi rất hay và quyết đoán nhưng không kém phần mạo hiểm.

1, Khu phi quân sự Idlib-nước đi khôn ngoan!

Trong tình thế các lực lượng vũ trang Syria đang tập kết đến vị trí và VKS Nga đang dọn bãi để chuẩn bị cho trận tấn công vào Idlib thì cùng lúc Mỹ-Anh-Pháp cũng đang chuẩn bị tấn công vào Syria để cứu nguy cho quân khủng bố tại đây nhằm mục đích không cho phép Syria kết thúc chiến tranh.

Tình hình chiến sự đôi bên có thể nói là vô cùng căng thẳng thì tại Sochi, Tổng thống Nga Putin và Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã gặp nhau và đã có một thỏa thuận về Idlib...

Theo thỏa thuận này, tại Idlib sẽ tạo ra một vành đai hay khu phi quân sự tính từ các vị trí của lực lượng chính phủ kéo vào trong Idlib với một chiều rộng từ 15-20km. Tức là các lực lượng khủng bố và vũ khí hạng nặng phải lùi sâu vào Idlib theo đường biên là 15-20km. Thỏa thuận này được Thổ Nhĩ Kỳ, Iran...rất hoan nghênh và ngay sau đó, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố hoãn cuộc tấn công vào Idlib vô thời hạn.

Thỏa thuận này đã tạo ra 3 điều thú vị:

Thứ nhất, chính thức giao cho Thổ Nhĩ Kỳ, người có ảnh hưởng chính tại đây, tự quản lý và phân loại khủng bố đâu là "ôn hòa", đâu là khủng bố bị LHQ và Nga cấm hoạt động, từ đó Nga dễ bề tấn công tiêu diệt mà không bị ai phản đối kể cả Mỹ, Anh, Pháp ấm ức.

Chắc chắn điều này sẽ xảy ra vì khi nhốt chung cùng một "rọ Idlib" thì chúng sẽ cấu xé lẫn nhau và một số lực lượng sẽ không tuân thủ chỉ đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, chịu lui binh và vũ khí hạng nặng vào 15-20km. Đó cũng là lúc Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mặt đặt tên và cùng với Nga-Syria tấn công.

Thực tế hiện nay, lực lượng đông nhất, mạnh nhất là HTS đã không chịu thực hiện thỏa thuận Sochi này sẽ buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải "răn dạy" hoặc để cho Nga-Syria tiêu diệt...

Thứ hai, Nga loại bỏ được nguy cơ lực lượng khủng bố dùng UAV tấn công vào Khmeimim.

Thứ ba, thỏa thuận tại Sochi và tuyên bố của Bộ QP Nga đã loại bỏ đòn tấn công trả đũa của Liên minh Mỹ bằng tên lửa vào Syria, đồng thời Nga-Syria có cơ hội để tiêu diệt toàn bộ lực lượng khủng bố được xác định bởi LHQ và Nga.

Số còn lại được xác định là "đối lập ôn hòa" là phe thân Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ thuộc thành phần đối lập trong giải pháp chính trị mà hội nghị thượng đỉnh Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng trong Astana để kết thúc chiến tranh Syria.

Như vậy, nếu như kiên quyết tấn công Idlib thì Nga-Syria vẫn phải ra chừa 12 điểm mà Thổ Nhĩ Kỳ đã chốt trên Idlib cùng với lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và đồng thời Nga -Syria bị Liên minh Mỹ tấn công, nhưng khi thực hiện thỏa thuận Sochi ngày 17/9 thì Nga-Syria vừa không bị Liên minh Mỹ tấn công, vừa không gây ra mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ vừa được tự do tiêu diệt kẻ thù của mình...

Quả thật, đây là một nước đi khôn ngoan.

2, Quyết đoán, mạo hiểm, chuyển giao S-300 cho Syria

Có thể nói, với sức mạnh của Nga-Syria thì diệt toàn bộ quân khủng bố tại Idlib không khó, nhưng sự can thiệp của Mỹ sẽ khiến cho tình thế kết thúc chiến tranh gặp nhiều trở ngại.

Mỹ tuyên bố là Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria sau Iran, có nghĩa là sớm muộn gì Mỹ cũng sẽ rút với lợi ích Mỹ có thể chấp nhận. Vì vậy, làm gì để Mỹ không thể can thiệp và chỉ có thể rút quân khỏi Syria như Trump từng tuyên bố?

Ngày 17/9, sau khi thỏa thuận Sochi về Idlib được ký thì xảy ra vụ Il-20 của Nga bị bắn hạ. Nga đổi lỗi cho Israel và ra tay "ngay và luôn"...như đã chờ sẵn.

Tại sao nói "như chờ sẵn" là vì Nga từ chối phái đoàn cao cấp của chính phủ gồm Thủ tướng và Bộ trưởng QP Israel đến Moscow giải trình mà chỉ chấp nhận phái đoàn có "chuyên môn cao" do Tư lệnh không quân Isarel dẫn đầu.

Điều này đã khẳng định Nga không chấp nhận giải quyết vụ Il-20 bằng giải pháp chính trị mà chỉ bằng giải pháp quân sự, nghĩa là Nga sẽ đáp trả Israel vì hành động khiêu khích thù địch này.

Israel cười thầm vì thắng chiến thuật, lại chủ quan, kiêu ngạo về hậu quả tức mặt chiến lược vì Israel vốn sẽ tin rằng Nga sẽ nghe theo "phiên bản Israel" đổ tội cho Syria, sẽ để chìm xuồng vụ Il-20, nhưng Nga lần đầu tiên đã cho cả thế giới biết cách nói chuyện với Israel...

Lần đầu tiên trong một thời gian dài, một quyền lực khác (Mỹ) đã biểu hiện rõ ràng với Israel rằng, ảnh hưởng, sức mạnh của nó không phải là vô hạn và rằng Mỹ sẽ không thể bảo kê nó mãi mãi để khiến cho Israel luôn "kiêu ngạo", vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Lần đầu tiên sau một thời gian dài, có một quốc gia đã chỉ thẳng vào Israel tuyên bố: Dừng ngay tại đó, ít nhất là Syria! Quốc gia đó là Liên bang Nga, sức mạnh Nga đã ra tay khép Israel vào khuôn khổ.

S-300 Nga chuyển giao cho Syria, nhưng cơn ác mộng cho Israel không phải đó, Nga đã chuyển ùn ùn các phương tiện EW hiện đại nhất sang Syria với tuyên bố công khai về một cuộc chiến tranh điện tử (EW) với Israel.

Rõ ràng với sự cơ động, bố trí lực lượng của Nga đến Syria đã cho thấy hệ thống phòng không Syria được đột ngột tăng lên cực mạnh tạo ra một vùng cấm bay trên thực tế (de facto) trên không phận Syria.

Sự ra tay quyết đoán của Nga nhằm cảnh cáo Israel khi vượt qua đường đỏ, thiết lập "quy tắc chơi" mới với Isarel chỉ là một phần nhỏ, điều Nga cần là chứng minh cho sự hiện diện của Mỹ tại al-Tanf và Đông Euphrates là vô nghĩa và sẵn sàng tấn công Idlib khi khu phi quân sự Iddlib bị lực lượng phiến quân phá hoại.

Có một điều trùng hợp khá lý thú là Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bắn hạ SU-24 vội "núp váy" NATO...và Mỹ-NATO thì trả lời rằng, "Đó là việc riêng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng tôi không liên quan"...Trong khi đó thì Israel, sau khi "khiêu khích thù địch" khiến Il-20 bị bắn hạ cũng chạy sang Mỹ.

Tại một cuộc họp báo ở New York sau cuộc gặp giữa Trump và Netanyahu, tổng thống Mỹ khi được hỏi về các hệ thống tên lửa S-300 của Nga đã trả lời như sau:

"Tôi không nghe về nó, chúng tôi vừa thảo luận về nó hai phút trước. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định, chúng tôi sẽ tìm ra".

Tất nhiên đó là lời nói dối rồi, nhưng điều đó chứng tỏ "móng vuốt gấu Nga" đang vung ra rất hiểm và rất mạnh khiến tờ báo The National Interest bình phẩm:

"Hoa Kỳ ngừng hoạt động. Trump không muốn đụng độ với Putin. Cuộc khủng hoảng này (vụ Il-20) thực sự là kết quả trực tiếp của việc Hoa Kỳ đã rút khỏi Syria, để lại "cánh đồng" này cho Nga".