S-400 to India
© Reuters/Vasily FedosenkoS-400
Ấn Độ đã có phản ứng đáp trả đe doạ trừng phạt của Hoa Kỳ vì việc mua S-400 của Nga. Như chuyên viên phân tích quân sự Alexandr Zhilin lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Washington bộc lộ rằng hiện không đủ sức giữ vị trí thống soái độc tôn ở khắp mọi nơi.

Chính quyền Ấn Độ nhận thức rõ rằng Hoa Kỳ có thể áp đặt biện pháp trừng phạt chống lại đất nước này vì việc mua các tổ hợp S-400 của Nga, - ông Bipin Rawat, chỉ huy lực lượng bộ binh Ấn Độ tuyên bố với tờ New Indian Express.

"Nhưng chúng tôi đang tiến hành chính sách độc lập", - ông nhấn mạnh.

Vị tướng lục quân Ấn Độ cũng nói thêm rằng Nga "không cần lo lắng" vì New Delhi và Washington củng cố quan hệ.

"Các bạn Nga có thể tin chắc rằng mặc dù chúng tôi duy trì tiếp xúc với Mỹ để nhận được công nghệ, chúng tôi vẫn đang theo đuổi chính sách độc lập. Trong lúc chúng ta thảo luận về chuyện trừng phạt và bạn hỏi tôi về khả năng trừng phạt, thì các ông Vladimir Putin và Narendra Modi đang ký hợp đồng về cung cấp các tổ hợp S-400, bất kể là trong tương lai nước chúng tôi có thể gặp khó khăn trong quan hệ với nước Mỹ", - vị tướng kết luận.

Hôm thứ Sáu tuần trước, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng về việc Matxcơva cung cấp các tổ hợp S-400 cho New Delhi. Giao kèo mua sắm năm trung đoàn hệ thống tên lửa phòng không mới nhất có mức giá 5,43 tỷ USD. Ấn Độ sẽ là khách hàng nước ngoài thứ ba mua "Triumph", sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia phân tích quân sự, đại tá về hưu Alexandr Zhilin đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề ứng dụng công cộng về an ninh quốc gia đã cho ý kiến đánh giá tình hình.

"Ấn Độ đang phô trương chính sách chủ quyền. Nhiều khách hàng những muốn mua vũ khí của Nga, nhưng đành từ chối vì lo tổn hại an ninh, bởi họ bị lệ thuộc vào Mỹ, họ sợ Hoa Kỳ. Đang hình thành một trật tự thế giới mới, thực tế là hai tuyến ngoại tệ thế giới, khi USD biến thành cô đảo dưới sức ép của Hoa Kỳ, còn trong khu vực mà chúng ta đang nói đến thì đồng nhân dân tệ vàng dần chiếm ưu thế. Hàng loạt nước tăng cường nền quốc phòng của họ. New Delhi quả thực đang cho thấy rằng Ấn Độ là một quốc gia chủ quyền. Họ không đe dọa ai - đúng, họ mua vũ khí, nhưng đó là phòng thủ. Ấn Độ cho cả thế giới thấy ý muốn bảo vệ bản thân mình. Hoa Kỳ cố chiếm quyền thống soái ở khắp mọi nơi, nhưng lại không đủ sức cho tham vọng như vậy", - ông Alexandr Zhilin phân tích.

Trước đó Hoa Kỳ đã tỏ ra lo ngại về kế hoạch của Ấn Độ và không loại trừ khả năng áp đặt biện pháp trừng phạt theo đạo luật CAATSA ("Chống các kẻ thù của nước Mỹ bằng trừng phạt"). Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng chuyên trách về khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Randall Schriver tuyên bố rằng Washington thừa nhận liên hệ trong quá khứ của Ấn-Nga trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng trong tương lai muốn định hướng cho New Delhi quay về phía Mỹ.

Nga và Ấn Độ là những đối tác lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác quân sự - kỹ thuật: hơn 70% vũ khí, trang thiết bị quân sự của quân đội, không quân, hải quân Ấn Độ là sản phẩm Nga và Liên Xô. Hàng năm, Nga đều cung cấp cho Ấn Độ khối lượng trang thiết bị và vũ khí trị giá vài tỷ USD.