Great seal of the united states american eagle
Trước khi đọc bài viết này, mời bạn đọc hãy đọc mẩu đối thoại của Tổng thống Nga Putin tiếp Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, John Bolton tại Kremlin để hiểu thêm nguyên nhân, tính chất của việc Mỹ tuyên bố rời khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung INF.

Trong cuộc gặp, Putin nói: "Theo như tôi nhớ, trên quốc huy Mỹ có một con đại bàng đầu trắng đã quặp 13 mũi tên trong móng vuốt của nó và một nhành ô liu - biểu tượng cho chính sách hòa bình. Tôi có một câu hỏi, Putin nói tiếp, có phải con đại bàng của bạn đã ăn hết các cành ô liu và chỉ để lại những mũi tên?..."

Đáp lời, Bolton, được coi là động lực thúc đẩy Trump rời khỏi INF, nói: "Nhưng tôi không mang thêm ô liu nữa".

Putin (cười): Tôi đoán chính xác!

Rõ ràng, có vẻ như người Nga đã chuẩn bị rất sẵn sàng, bình tĩnh để "chết như một anh hùng" còn kẻ gây chiến sẽ "chết như một con chó" (bản dịch của Theduran.com về lời của Putin tại Valdai).

Quả thật, tuyên bố rút khỏi Hiệp ước cấm sản xuất, sử dụng, bố trí tên lửa hạt nhân tầm ngắn, tầm trung có tầm bắn từ 500 - 5.500km (INF) của Tổng thống Mỹ khiến cho những ai quan tâm theo dõi vô cùng lo lắng.

Điều đó có nghĩa là trong 3 Hiệp ước hạt nhân mà Mỹ từng ký với Nga thì 2 đã bị Mỹ đơn phương loại bỏ. GW Bush đã rút khỏi Hiệp ước tên lửa đạn đạo (ABM) năm 2002 và Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung (INF) chỉ còn lại Hiệp ước cuối cùng START-3.

Doomsday Clock đang tích tắc...?

Sự hủy bỏ INF của Tổng thống Trump có tính cực kỳ nguy hiểm nếu như không muốn nói là nguy hiểm nhất đến sự tồn tại của loài người bởi chính người Mỹ đã khởi động Doomsday Clock (Đồng hồ ngày tận thế) khi nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ xuất phát từ châu Âu là rất dễ xảy ra.

Việc Trump rút khỏi hiệp ước INF đã chứng tỏ rằng, một cuộc tấn công vào Nga đang được chuẩn bị.

Tên lửa tầm trung không thể bay đến được lãnh thổ Mỹ, trong khi không có nó thì đem lại lại an toàn cho Nga và châu Âu, do vậy, Mỹ tuyên bố rằng Nga đang vi phạm hiệp ước là vô lý và tất nhiên, Mỹ là người gây ra thảm họa cho Châu Âu và thế giới nếu như...

Đơn giản và dễ hiểu bởi lý do duy nhất để Mỹ rút khỏi hiệp ước là có thể đặt các tên lửa hạt nhân tầm trung vào biên giới của Nga, làm tăng đáng kể khả năng thành công của một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ chống lại Nga.

Nhìn ở góc độ chiến thuật quân sự thuần túy thì việc bố trí tên lửa sát biên giới Nga sẽ giảm tối đa thời gian bay khiến cho Nga mất khả năng đánh chặn. Do đó, nếu Mỹ-NATO phát động tấn công phủ đầu thì Nga buộc phải đối phó trong một thời gian cực ngắn chỉ vài giây là cực kỳ khó khăn.

Mặt khác, dù cho hàn động quân sự đó chỉ là sự răn đe, kiềm chế...thế nào đi nữa thì tình thế, thế trận này sẽ rất dễ bị "cướp cò", chỉ một hành động vô tình, sơ sẩy của đôi bên là trong một vài phút sau toàn bộ Châu Âu sẽ bị hủy diệt và trong vài chục phút sau thế giới sẽ chung số phận.

Ý đồ chiến thuật này dựa trên một tư tưởng tác chiến phiêu lưu, nguy hiểm của giới quân sự diều hâu Mỹ khi họ muốn giành chiến thắng bằng một đòn tấn công hạt nhân phủ đầu vào Nga hạn chế, khoanh vùng, chỉ trên chiến trường Châu Âu mà không xảy ra trên lãnh thổ của Mỹ.

Có thể nói đây là tư tưởng tác chiến cực kỳ mạo hiểm, ảo tưởng và điên rồ mà có thể đẩy Châu Âu và nền văn minh trái đất bị hủy diệt.

Liệu bằng một đòn tấn công hạt nhân phủ đầu vào Nga, Mỹ có thể xóa sổ toàn bộ nước Nga ngay tức khắc hay không? Lúc đó, liệu lãnh thổ của Mỹ sẽ không bị đòn trả đũa của Nga?

Lục địa già Châu Âu không tồn tại là chắc chắn và lãnh thổ Mỹ cũng sẽ chung số phận nếu như hệ thống "Dead Hand" (Ngón tay chết) của Nga không phải là tin đồn?

Mỹ-NATO có biết đọc, hiểu tiếng Nga trong "Học thuyết quân sự Nga" thời Putin hay không? Và, Putin nhắc lại tại Valdai họ có nghe không?

Chiến tranh hạt nhân hạn chế hay tống tiền?

Rõ ràng là giới tinh hoa quân sự Mỹ biết cả, nghe cả, thấy cả...vậy tại sao họ lại có một tư tưởng tác chiến chủ quan, mạo hiểm đến như vậy khi chắc chắn rằng, có một cuộc "chiến tranh hạt nhân hạn chế" chỉ xảy ra trên phần đất châu Âu và Nga...?

Vậy thực sự, giới quân sự Diều hâu của Mỹ là điên rồ, hoang tưởng? Chắc chắn là không, vậy thì tại sao?

Thời đại Mỹ hung hãn, bất chấp, thả 2 quả bom hạt nhân vào Nhật Bản để chứng tỏ sức mạnh đã qua rồi...Thế giới ngày nay, trong và sau chiến tranh lạnh, đều không có chỗ cho tư tưởng hay học thuyết "chiến tranh hạt nhân hạn chế" bởi nhân loại quá kinh tởm sự hủy diệt của VKHN và thế giới không chỉ có một ai đó có VKHN.

Mỹ không sử dụng không phải vì Mỹ không dám, vì Mỹ nhân đạo...mà vì Mỹ không thể. Mỹ không sử dụng VKHN để hủy diệt Triều Tiên hay Iran đã chứng minh điều đó. Và, với Nga thì Mỹ càng không bởi không chỉ là "không thể" mà còn "không dám" vì chẳng muốn tự sát bao giờ.

Như vậy, nếu ai đó có ý định tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế với Nga trên chiến trường Châu Âu-Nga; nếu ai đó nghĩ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó với Nga là hoang tưởng, điên rồ. Chắc chắn sẽ không có một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế.

Đương nhiên, phải công nhận rằng, việc Mỹ tuyên bố rút INF khiến Nga và đặc biệt châu Âu "phập phồng lo sợ"...

Nếu Mỹ-NATO bố trí tên lửa hạt nhân tầm trung tại châu Âu chĩa vào Nga thì Nga sẽ chĩa lại vào các quốc gia phương Tây thôi. Rốt cuộc, cả Nga và các nước phương Tây "tự dưng" lại đưa đầu mình vào máy chém...bởi một sự "diều hâu" của người Mỹ. Thú vị thật!

Chắc chắn một điều là người dân Nga cũng như phương Tây sẽ không bao giờ muốn "ngồi trên quả bom hạt nhân" mà chính Mỹ là người mang đến.

Vậy các nhà cầm quyền và giới tinh hoa chính trị của các quốc gia phương Tây có dám trái lệnh Mỹ khi không cho phép bố trí tên lửa hạt nhân trên lãnh thổ của mình hay không?

Có thể nói, tình cảnh của các nhà cầm quyền phương Tây đang ở trên "đe dưới búa" khi cả châu Âu bị Mỹ bắt làm con tin.

Thời gian để Mỹ tuyên bố chính thức rút khỏi INF còn đủ để cho các quốc gia phương Tây trả lời...