Hands up, don't shoot
Người biểu tình phản đối cái chết của Mike Brown, người bị cảnh sát bắn chết từ phía sau ở Ferguson. Viên cảnh sát sau đó được tuyên bố vô tội.
Tại Mỹ trong những năm qua, lần đầu tiên những sai phạm của cảnh sát được thống kê một cách độc lập. Theo đó, con số 1130 người dân Mỹ đã thiệt mạng vì cảnh sát Mỹ trong năm 2015 được đưa ra.

Hai tờ báo The Counted (ấn bản tại Mỹ của tờ Guardian) và Washington Post dựa trên những đoạn video do cảnh sát hoặc cá nhân quay đã thống kê lại.


Nhận xét: Lưu ý đây chỉ là những trường hợp có video quay lại hoặc bản tin chính thức. Chúng ta có thể chắc chắn rằng con số người bị giết hại trên thực tế còn cao hơn nữa. Và đó là chưa kể con số bị thương tật, nhiều trường hợp nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn.


Theo The Counted, tính tới ngày cuối cùng năm 2015, đã có tới 1130 người thiệt mạng do cảnh sát giết chết bằng nhiều hình thức như bắn, bị xe cảnh sát đâm và chết trong quá trình thẩm vấn.

Còn báo Washington Post công bố, có tới 979 người chết do cảnh sát bắn. Tờ nhật báo này của Mỹ chia những nạn nhân bị bắn thành 3 loại: Những người có trang bị vũ khí, những người có dấu hiệu tâm thần hay ý định tự tử và những người bỏ chạy khi bị khám xét.

Theo TTXVN, cục điều ra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết cũng sẽ công bố bản thống kê riêng, nhưng chỉ thống kê những trường hợp "giết người có lý do", có nghĩa chỉ gồm những tội phạm bị cảnh sát bắn hạ theo đúng quy định của luật pháp.

Trước làn sóng biểu tình rầm rộ tố cáo những hành vi sai phạm của cảnh sát Mỹ trong thời gian qua, Bộ trưởng tư pháp Mỹ Loretta Lynch đã cho mở một cuộc điều tra về những hành vi trên và quy trách nhiệm cho những cảnh sát vi phạm pháp luật.