Newly elected Prime Minister of Armenia Nikol Pashinian. SOURCE: THANASSIS STAVRAKIS, ASSOCIATED PRESS
© Thanassis Stavrakis, APTân Thủ tướng Armenia Nikol Pashinian
Đảng thân Nga chiến thắng vang dội trong bầu cử Quốc hội Armenia

Theo News.am, Liên minh chính trị Bước đi của tôi được lãnh đạo bởi quyền Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn ở nước này diễn ra ngày 9/12 vừa qua.

Ngày 10/12, Ủy ban Bầu cử Trung ương Armenia cho hay với 90% số phiếu được kiểm, liên minh chính trị do đảng Thỏa thuận Dân sự của ông Pashinyan đứng đầu đã giành được 70,45% số phiếu ủng hộ.

Đảng Armenia Thịnh vượng về thứ 2, với 8,37% số phiếu ủng hộ, trong khi đó Đảng tự do Armenia Xán lạn có quan điểm chính trị thân phương Tây chỉ giành được 6,33% phiếu ủng hộ.

Theo Hiến pháp Armenia, ít nhất phải có ba lực lượng chính trị lọt vào Quốc hội và lực lượng nào giành trên 50% số phiếu sẽ nắm đa số trong cơ quan lập pháp, tương đương với 54 ghế, và tối đa là 70% số ghế.

Như vậy, Liên minh Bước đi của tôi của cựu Thủ tướng Nikol Pashinyan - có quan điểm ủng hộ phát triển và nâng tầm quan hệ đặc biệt với Nga - đã giành đa số ghế trong Quốc hội Armenia.

Armenia phải tổ chức bầu cử trước thời hạn sau những xung đột giữa Thủ tướng Pashinyan và đảng Cộng hòa Armenia - vốn cầm quyền trước đó - dẫn đến việc chính phủ không thể đưa ra quyết sách cho đất nước.

Bởi đảng Cộng hoà dù là đảng đối lập nhưng lại chiếm đa số trong Quốc hội cũ - nên chính phủ của ông Pashinyan chỉ là chính phủ thiểu số, do vậy những chính sách và chương trình hành động của chính phủ Pashinyan đều khó được thông qua.

Để khai thông bế tắc và cũng là để khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội sau cuộc cách mạng quyền lực từ đường phố, Thủ tướng Pashinyan đã quyết định từ chức để Quốc hội bầu thủ tướng mới.

Tuy nhiên, sau hai lần bầu người đứng đầu chính phủ không thành, Quốc hội Armenia đã buộc phải giải tán và cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn đã được ấn định vào ngày 9/12/2018.

Và với kết quả sơ bộ cho thấy liên minh chính trị của cựu Thủ tướng Pashinyan đã giành chiến thắng vang dội, điều đó đồng nghĩa lực lượng nòng cốt trong cuộc Cách mạng Nhung đã chính thức nắm quyền chi phối đời sống chính trị Armenia.

Mỹ thua trắng Nga khi xuất chiêu tại Armenia và Nam Caucassus

Tình hình chính trị tại Armenia - đồng minh chiến lược của Nga tại Nam Caucasus - bắt đầu chuyển động lệch chuẩn Nga kể từ khi Moscow bị Washington và đồng minh trừng phạt sau "sự kiện Crimea", mà lý do là viện trợ của Nga giảm đi.

Đây được xem là cơ hội tuyệt vời cho Mỹ thực hiện việc "cắm rễ" tại sân sau chiến lược của Nga và Washington đã không bỏ lỡ "cơ hội trời cho" ấy bằng việc sử dụng công cụ lợi ích lôi kéo đồng minh của Nga.

Những đồng đô la đã nhanh chóng "biến người của Nga thành người của Mỹ". Trước thực tế đó, tháng 10/2016 Tổng thống Putin đã thông báo chấm dứt viện trợ tài chính cho đồng minh Yerevan.

Điều đó làm tăng cơ hội giúp Mỹ có thể dễ dàng thanh tẩy "yếu tố Nga" khỏi đời sống chính trị và đời sống xã hội Armenia, đồng thời làm giảm tầm ảnh hưởng của Moscow tại khu vực Nam Caucasus và không gian hậu Xô Viết.

Khi thấy điều kiện chín muồi, Washington đã thực hiện nước cờ kiểu "đòn xóc hai đầu", bằng việc kích động lực lượng thân Mỹ làm cách mạng quyền lực để tạo ra một bàn cờ chính trị mới tại Armenia, mà bất luận thế nào Mỹ cũng luôn chiến thắng.

Vì vậy, khi cuộc Cách mạng Nhung diễn ra tại Armenia, dư luận cho rằng Moscow đã bị một vố đau của Washington, song khi cuộc cách mạng quyền lực kết thúc thì lại cho thấy Mỹ mới là người thua đau trước người Nga.

Thứ nhất, về mặt lực lượng. "Người của Mỹ" thực hiện cuộc cách mạng quyền lực, song khi giành thắng lợi thì lại "ngả theo Nga" và quyết sát cánh cùng Moscow nâng quan hệ Nga-Armenia lên tầm chiến lược.

Có thể thấy rằng thủ lĩnh đối lập Nikol Pashinyan - vốn là người thân Mỹ - ngay sau khi được bầu làm Thủ tướng Armenia đã liên tiếp đến Nga và gặp gỡ với Tổng thống Putin để bàn bạc phương cách nâng tầm quan hệ Nga-Armenia, là nỗi đau của Mỹ.

Trong khi đó, "người của Nga nhưng đã ngả theo Mỹ", sau khi phải nhường vũ đài chính trị cho "người của Mỹ nhưng ngả theo Nga", còn phải đối mặt với những đòn tấn công chính trị, khiến Washington nóng máy và quyết bày keo khác với Moscow.

Ngày 25/10, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khi đến thăm Armenia trong "sứ mệnh bày keo khác", đã kêu gọi giới chính trị nước này hãy đoạn tuyệt với quá khứ, để mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc.

Nhà chính trị Mỹ cho rằng vấn đề đảm bảo chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trước sự tác động và can thiệp từ bên ngoài phải là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Armenia.

Theo ông Bolton : "Điều quan trọng là người dân Armenia phải có nhiều cơ hội hoà nhập với thế giới, chứ không phải bị bó hẹp bởi các yếu tố lịch sử. Armenia càng dân chủ thì càng có nhiều cơ hội bang giao với Mỹ và các nước văn minh khác".

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ gợi ý Yerevan nên xét lại quan hệ với Moscow vì "khi Washington hành động, ngay lập tức thế cân bằng sẽ bị phá vỡ, chiến tranh sẽ xảy ra. Trong bối cảnh đó Armenia sẽ tụt hậu".

Tuy nhiên, Hội đồng An ninh Quốc gia Armenia (ANCA) cho rằng tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton trong chuyến thăm Armenia chứa đựng đầy những hoài nghi và không thể tin tưởng.

Một là ông Bolton cho rằng Nga chơi "bập bênh" với Armenia và Azerbaijan, song thực ra Mỹ cũng đang chơi "đòn càn 2 đầu" tại Nam Caucasus, khi vẫn thực thi triệt để Mục 907 Đạo luật hỗ trợ tự do, viện trợ cho Azerbaijan chống Armenia.

Hai là việc Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton bày tỏ sự cởi mở đối với việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Armenia, Washington cần xem xét nghiêm túc vấn đề này chứ không phải chỉ xem Yerevan là một khách hàng mới.

Chuyến công du của ông Bolton tới Armenia được chuẩn bị rất kỹ càng, được sự trợ giúp của các đồng minh NATO và Châu Âu. Vậy nhưng kết quả thì quá thất vọng với Washington khi "người của Mỹ đã bị hút chặt vào Nga".

Thứ hai, về mặt kế sách. Washington được cho là giúp "người của Nga nhưng đã ngả theo Mỹ" kế "ve sầu thoát xác", đó là chuyển Armenia từ Cộng hoà Tổng thống sang Cộng hoà Nghị viện, chuyển quyền lực từ Tổng thống sang Thủ tướng.

Washington rất thâm hiểm khi giúp Yerevan thực hiện chuyển đối cơ cấu quyền lực, bởi họ hoàn toàn có thể "thay ngựa giữa dòng" bất cứ lúc nào khi giải tán Quốc hội để bầu cử sớm luôn dễ dàng hơn rất nhiều phế truất Tổng thống.

Cựu Tổng thống Serzh Sargsyan - vốn là đồng minh của Nga sau khi bị những đồng đô la biến thành người của Mỹ - đã thực hiện kế "ve sầu thoát xác" của Washington khi được bầu làm Thủ tướng Armenia.

Tuy nhiên, khi thiếu vắng "yếu tố Nga" thì những chuyển động chính trị tại Armenia lại không diễn ra như tính toán của Washington và Yerevan. Thủ tướng Serzh Sargsyan đã bị buộc phải từ chức và thế là "ve sầu không thể thoát xác".

Khi thủ lĩnh đối lập Nikol Pashinyan được bầu làm Thủ tướng và ngay lập tức khẳng định sẽ tìm mọi cách để nâng tầm quan hệ chiến lược Armenia - Nga, đã chính thức làm phá sản kế "ve sầu thoát xác" của Washington trong bàn cờ chính trị tại Armenia.

Song Washington và lực lượng chính trị "bỏ Nga theo Mỹ" không dễ dàng chấp nhận" mất cả chỉ lẫn chài" như vậy, nhất là khi chính phủ của Thủ tướng Pashinyan đẩy mạnh của chiến chống tham nhũng, quyết tẩy sạch những đồng "đô la đen".

Vì vậy, họ đã tìm cách ngăn chặn các quyết sách của chính phủ thiểu số bởi đây là một trong những cách làm hiệu quả nhất, vì nó buộc "người của Mỹ nhưng đã ngả theo Nga" phải nhượng bộ để giữ quyền lực trong thế mong manh.

Nhưng Washington và "những người bỏ Nga theo Mỹ" đã việt vị lần nữa, khi "người của Mỹ nhưng đã ngả theo Nga" thực hiện ngay kế ve sầu thoát xác của Mỹ để củng cố quyền lực của mình, qua việc giải tán Quốc hội để bầu cử sớm và đã chiến thắng.

Khi mưu kế bị phá sản trong cuộc Cách mạnh Nhung đã khiến Washington rất bẽ bàng và cay đắng, nay mưu kế đó bị chính đối thủ sử dụng để chơi lại mình và đã thành công thì thử hỏi còn cay đắng và bẽ bàng nào hơn thế nữa.

Như vậy, ý đồ Mỹ đẩy mạnh việc thanh tẩy "yếu tố Nga" ra khỏi đời sống chính trị và đời sống xã hội Armenia đã không mang lại kết quả, mà nguyên nhân là do chiến lược đối ngoại của Mỹ không còn phù hợp và những nước cờ của Putin quá sắc xảo.

Khi lực lượng chính trị thân Nga giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu sớm tại Armenia đã tạo nên thế cờ vững vàng cho nước Nga tại sân sau chiến lược, khiến cho Mỹ không thể lật ngược. Rõ ràng Washington đã thua trắng Putin!