Eastern Siberia
© Reuters/Ilya NaymushinĐông Siberia
Nga là quốc gia xuất khẩu năng lượng và vũ khí lớn trên thế giới, hai loại mặt hàng này đảm bảo Nga có tiếng nói và vị thế trước những cường quốc đối phương. Ngoài ra, nước Nga rộng lớn còn sở hữu cho mình một kho báu khác.

Theo thông tin từ RT, Nga là một trong những nước có trữ lượng khoáng sản lớn nhất thế giới, trị giá tới 75.000 tỷ USD. Trong đó có nhiều loại quý hiếm như kim cương, đá quý, bauxite, thủy ngân, vàng, bạc... Đáng chú ý, Nga là quốc gia xuất khẩu đất hiếm lớn thứ hai thế giới.

Hầu hết các mỏ khoáng sản quý hiếm của Nga đang nằm trong lòng đất vùng Siberia và Viễn Đông. Theo RT, dãy núi Ural của Nga chứa một lượng khoáng sản khổng lồ. Nga nằm trong nhóm 3 nước đứng đầu về sản xuất khoáng sản như bạch kim, vàng, quặng sắt. Họ cũng là nhà sản xuất kim cương và paladi lớn nhất thế giới.

Nga cũng là quốc gia sản xuất than lớn thứ 5 thế giới với trữ lượng là 175 tỷ tấn, tập trung ở Siberia và Ural. Ngành công nghiệp khai thác gỗ mỗi năm mang về 20 tỷ USD, là khoản đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Nga. Ngành đánh bắt thủy hải sản của Moscow đứng thứ 4 thế giới.

So sánh với các nền kinh tế lớn khác, Nga có trữ lượng khoáng sản vượt trội hơn hẳn, khoảng 75.000 tỷ USD, so với 45.000 tỷ USD của Mỹ và 23.000 tỷ USD của Trung Quốc.

Công ty Nga Norilsk Nickel là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về niken và bạch kim. Chỉ riêng công ty trên mỗi năm có doanh thu lên tới 10 tỷ USD, nhờ mở rộng công nghiệp khai khoáng tới Botswana, Australia, Nam Phi và Phần Lan.

Nhà sản xuất nhẫn kim cương hàng đầu thế giới Alrosa của Nga chiếm khoảng 1/3 quy mô ngành sản xuất kim cương thô trên thế giới, với các mỏ chính tập trung tại phí tây Yakutia và khu vực Arkhangelsk.

Ngành công nghiệp khai khoáng của Nga lớn thứ hai quốc gia này, chỉ sau sản xuất năng lượng và vượt qua cả lĩnh vực vũ khí quốc phòng, chiếm một phần lớn trong GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu.

Có thể thấy rằng, với tiềm năng thiên nhiên trời phú như vậy, nền kinh tế Nga có sức đề kháng với mọi biện pháp trừng phạt trên thế giới. Nga vẫn có thể sống tốt dựa vào việc xuất khẩu năng lượng, khoáng sản, và vũ khí. Đây đều là những mặt hàng thiết yếu mà nhiều quốc gia không thể chối từ, bao gồm cả những nước đang áp đặt lệnh trừng phạt lên châu Âu.

Tiêu biểu như việc hồi giữa năm 2018, Moscow đã đe dọa đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng cách ngừng cung cấp titan cho thị trường này. Trong khi nga là nhà xuất khẩu chính titan cho nền công nghiệp chế tạo máy bay nước Mỹ, đặc biệt là hãng Boeing.

Trong giai đoạn từ năm 2013-2016, Trung Quốc cho thấy họ xuất khẩu đến 78% lượng đất hiếm vào Mỹ. Tuy nhiên, những mâu thuẫn với chính quyền Bắc Kinh đã khiến Washington giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và phân bố ra các thị trường khác. Đáng chú ý, họ dành sự phân bố đó cho các nhà sản xuất đất hiếm đến từ Nga.

Các loại vũ khí hiện đại bậc nhất của Mỹ gồm tiêm kích thế hệ 5 là F-35, F-22 hay các tàu khu trục lớp DDG, xe bọc thép Bradley và tên lửa AIM-9X Sidewinder đều đang sử dụng nam châm sắt boron neodymium - được chế tạo từ nguyên liệu đất hiếm.