Maduro
© Ariana Cubillos/Associated Press
Ngày 23/1, thời điểm lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tuyên bố tự xưng Tổng thống lâm thời ở Venezuela, đánh dấu Mỹ chính thức thực hiện cuộc chính biến tại quốc gia Mỹ Latinh này.

Cho đến nay, các nỗ lực của Mỹ trong tất cả các lĩnh vực đều cho thấy những kết quả thất vọng. Đáng chú ý nhất là kế hoạch mà Mỹ thực hiện ở biên giới Venezuela - Colombia. Đây có thể được xét là một chiến dịch chiến lược cho cuộc cách mạng màu ở Venezuela.

Nếu những chuyến hàng này vào trong nội địa, Mỹ sẽ mở ra một tuyến tiếp viện liên tục cho phong trào của Juan Guaido: tài chính, lương thực, nhu yếu phẩm, và thậm chí là cả vũ khí và những tay lính đánh thuê mang mác người dân biểu tình...

Đồng thời, Mỹ cũng giúp phe Guaido chứng minh được họ giành được quyền kiểm soát biên giới và có tiếng nói trong các vấn đề trong nước. Bởi cấm viện trợ nhân đạo của Mỹ nhập cảnh là sắc lệnh của Tổng thống Maduro đã gửi đi tất cả các đồn biên phòng.

Những chuyến hàng này không vào được Venezuela, câu trả lời cho kịch bản này cũng đã rõ. 2 xe quân sự của Venezuela bị đánh cắp, được cho rằng có khả năng sẽ được sử dụng để trà trộn vào hàng ngũ quân đội và bắn vào người biểu tình.

"Người biểu tình ôn hòa" của Guaido tự tay ném bom xăng đốt phá những xe hàng viện trợ và Mỹ lập tức cáo buộc chính quyền Caracas độc tài, vi phạm nhân quyền, xâm hại lợi ích người dân... Và kêu gọi Liên Hợp Quốc thông qua bản kế hoạch mà Mỹ đệ trình, trong đó bao gồm gia tăng trừng phạt Caracas, yêu cầu bầu cử lại. Thậm chí có thông tin Mỹ kêu gọi can thiệp quân sự.

Tuy nhiên, kết quả của "chiến dịch biên giới" với tiên phong là các xe hàng nhân đạo này đã thất bại. Tổng thống Maduro đã nắm vững từng đường đi nước bước của Mỹ và có đầy đủ lý lẽ, bằng chứng để bóc mẽ sự dàn dựng của các "đạo diễn" từ Washington.

Đáng chú ý, lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido đã phải chạy sang Colombia và chưa hẹn ngày về. Nếu xuất hiện tại Venezuela, ông này sẽ đối diện với các bản án vì vi phạm lệnh cấm di chuyển của Tòa án Tối cao Venezuela.

Với kinh tế, đại diện tập đoàn Total của Pháp hôm 28/2 thừa nhận, trừng phạt kinh tế không ép được Caracas chấm dứt sản xuất dầu thô. Điều duy nhất mà các biện pháp này làm được là ép ngành năng lượng nước này giảm sản lượng. Tuy nhiên, Caracas đang tìm các bạn hàng mới thay vì bán dầu cho EU và nhiều nước chịu ảnh hưởng của Mỹ trước đây.

Không một tín hiệu nào cho thấy Washington có thể thành công.

Đội ngũ cố vấn của Nhà Trắng đã và đang đánh giá sai tình hình. Đầu tiên là việc họ không nắm được các thông tin tình báo về mức độ trung thành của quân đội Venezuela với Tổng thống Maduro. Để rồi đảo chính xảy ra, quân đội nước này ngay lập tức thề ủng hộ Tổng thống hợp hiến Maduro.

Tiếp đến, họ không lôi kéo được những quốc gia có quan điểm ủng hộ chính biến. Các nước Mỹ Latinh, các nước EU... đều phủ quyết khả năng động binh, cũng như không có sức ép nào đáng kể đến Tổng thống Maduro.

Những kịch bản kiểu "bảo vệ dân chủ, nhân quyền" của Mỹ như chiến dịch biên giới nói trên đã từng hiện diện ở nhiều nơi. Những câu chuyện của Libya, Syria, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ... vẫn được thực hiện với cách thức y hệt nhau nên khắc chế nó là không khó.

Nguyên nhân sâu xa nhất, đã được chỉ ra bởi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 28/2:

"Một nỗ lực phi pháp vào ngày 23/2 khi phe đối lập Venezuela lấy cảm hứng từ Mỹ, được hỗ trợ bởi các nhóm cực đoan đã tìm cách vượt qua biên giới dưới cái cớ mang tên viện trợ nhân đạo đã thất bại. Thất bại ngay từ lúc bắt đầu khi những người tổ chức ra nó không nhận thức rõ ràng rằng mọi vi phạm biên giới của một quốc gia luôn luôn nên chấm dứt, đây là một nỗ lực vi phạm trực tiếp đến chủ quyền của một đất nước".