huawei
Mỹ tìm mọi cách triệt hạ tập đoàn Huawei của Trung Quốc
Trong một động thái không nằm ngoài dự báo, Chính phủ Canada ngày 1/3 đã nhất trí để Mỹ tiến hành các thủ tục nhằm dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Bắc Kinh ngay lập tức có phản ứng mạnh mẽ với quyết định này của Canada.

Bà Mạnh, con gái của nhà sáng lập Huawei Nhiệm Chính Phi, bị bắt ở Vancouver hồi tháng 12 năm ngoái theo đề nghị của Mỹ, sau đó được nhà chức trách Canada cho tại ngoại. Cuối tháng 1 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ chính thức buộc tội bà Mạnh và Huawei thông đồng, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.


Nhận xét: Cần nhắc lại rằng lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ đối với Iran là trái luật pháp quốc tế. Hơn nữa, bà Mạnh Văn Chu không phải công dân Mỹ, và không có nghĩa vụ tuân thủ lệnh trừng phạt bất hợp pháp này.

Mỹ vẫn đang hành động theo nguyên tắc: Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh. Nhưng họ quên rằng họ không còn là kẻ mạnh trong nhiều lĩnh vực.


Theo dự kiến, bà Mạnh sẽ ra trước tòa án ở Vancouver vào ngày 6/3 để có buổi điều trần về việc dẫn độ bà, Reuters đưa tin.

"Ngày hôm nay, Bộ Tư pháp Canada quyết định tiến hành các thủ tục chính thức cho quy trình dẫn độ đối với bà Mạnh Vãn Châu", một tuyên bố của Chính phủ Canada có đoạn viết.

Trung Quốc chỉ trích quyết định của Canada và một lần nữa nhắc lại yêu cầu trả tự do cho vị doanh nhân. Trước đó, mối quan hệ giữa hai nước đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm do vụ bắt bà Mạnh.

Theo giới luật sư, dù quy trình dẫn độ đã được khởi động, có thể phải mất nhiều năm nữa bà Mạnh mới có thể bị đưa đến Mỹ, bởi hệ thống tư pháp với quy trình chậm chạp của Canada cho phép nhiều quyết định được kháng cáo.

Quyết định cuối cũng có thể sẽ được đưa ra bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada, người sẽ đứng trước sự lựa chọn: một bên là khiến Mỹ nổi giận nếu bác bỏ quyết định của Chính phủ Canada cho dẫn độ bà Mạnh; một bên là khiến Trung Quốc nổi giận nếu phê chuẩn quyết định này.

Theo giáo sư Wesley Wark thuộc Đại học Ottawa, "người Canada sẽ bị ảnh hưởng trong toàn bộ quy trình này" bởi sự trả đũa của Trung Quốc. "Tôi cho rằng Chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau đang rất mong muốn Mỹ đạt một thỏa thuận với Trung Quốc để giải quyết vấn đề", ông Wark nói.

Hồi tháng 12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói ông sẽ can thiệp vào việc CFO Huawei bị bắt nếu việc đó tốt cho lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ và giúp nước này đạt một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Tuyên bố đó của ông Trump đã khiến Canada phải nhấn mạnh rằng Mỹ không nên chính trị hóa việc dẫn độ bà Mạnh. Tuần trước, ông Trump tỏ ý phớt lờ ý tưởng về từ bỏ những cáo buộc nhằm vào bà Mạnh.

Sau vụ bắt giữ bà Mạnh, Trung Quốc đã bắt hai công dân Canada vì lý do an ninh quốc gia. Ngoài ra, vào tháng trước, một tòa án Trung Quốc tuyên án tử hình một công dân khác của Canada trước đó đã lĩnh án tù vì tội buôn lậu ma túy.

Giáo sư Charles Burton thuộc Đại học Brock, cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục có thêm những biện pháp trả đũa đối với Canada.

"Họ sẽ không để chuyện này chìm xuống", ông Burton nói, cho rằng một số cách mà Bắc Kinh có thể sử dụng đối với Canada bao gồm hạn chế nhập khẩu hàng Canada hoặc không cho học sinh-sinh viên Trung Quốc du học Canada.

Trong tuyên bố ngày 1/3, Chính phủ Canada tiếp tục bác bỏ những lời kêu gọi của Trung Quôc trả tự do cho bà Mạnh, nói rằng Chính phủ không thể can thiệp vào quy trình pháp lý.

"Phía Trung Quốc vô cùng thất vọng và phản đối mạnh mẽ" quyết định của Canada, đại sứ quán Trung Quốc nói trong một tuyên bố.