thaad
© U.S. Department of Defense / ReutersHệ thống "phòng thủ tên lửa" THAAD của Mỹ có thể dễ dàng phóng tên lửa hạt nhân tầm trung
Nga đề nghị Hoa Kỳ phá hủy các loại vũ khí vi phạm Hiệp ước INF. Ở đây nói về các bệ phóng tên lửa MK-41, các tên lửa mục tiêu tương tự như tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, và UAV đa năng có khả năng bắn trúng mục tiêu mặt đất.

Sau đây là bài của Sputnik giải thích tại sao cả ba hệ thống này là nguy hiểm đối với Nga, về cách chống lại chúng có chú ý đến việc Mỹ khó có thể đồng ý với yêu cầu này của Nga.

Mục đích kép

Bệ phóng thẳng đứng trên hạm Mk41 được sử dụng để phóng tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình Tomahawk. Nó gần giống với ống phóng đa năng 3S14 của Nga dành cho tên lửa hành trình chống hạm loại Kalibr, Onyx (Yakhont), BrahMos và tên lửa siêu vượt âm Zircon. Tuy nhiên, Nga không có phiên bản 3S14 bố trí trên mặt đất, trong khi đó Hoa Kỳ đã triển khai Mk 41 trên đất liền ở Romania và sắp hoàn thành việc xây dựng một cơ sở tương tự ở Ba Lan. Lầu Năm Góc khẳng định rằng, các bệ phóng ở Đông Âu được trang bị tên lửa phòng không tiêu chuẩn và chỉ dành cho mục đích phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên, trên thực tế, không có gì ngăn cản họ nạp tên lửa hành trình Tomahawk vào các bệ phóng này. Bằng cách này Hoa Kỳ đã có thể thay thế phiên bản mặt đất của tên lửa hành trình BGM-109G Gryphon đã được xử lý sau khi ký kết Hiệp ước INF.

Tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn 2.600 km có khả năng tấn công các mục tiêu ở khu vực châu Âu của Nga từ lãnh thổ Ba Lan và Romania, - chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập Tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc cho biết. - Matxcơva, St. Petersburg, một số trung tâm công nghiệp lớn, những sở chỉ huy, và cả cơ quan chính phủ đều trong tầm bắn của các tên lửa Mỹ".

Nhân tiện xin nói luôn, số lượng bệ phóng Mk41trên mặt đất có thể nhanh chóng tăng lên. Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, các tên lửa Tomahawk trên đất liền sẽ được sử dụng cùng với các tên lửa hành trình trên biển, cùng với không quân chiến thuật và chiến lược.

Không chỉ là một mục tiêu

Theo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, loại vũ khí thứ hai của Mỹ vi phạm Hiệp ước INF là những loại tên lửa dùng làm mục tiêu như Hera, MRT, Aries, LV-2, Storm, Storm-2, các loại tên lửa này có đặc điểm tương tự như tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn. Hầu hết chúng được lắp ráp trên cơ sở các tầng của tên lửa Minuteman II liên lục địa đã bị loại bỏ vào năm 1992.

Đã từ lâu Mỹ sử dụng hệ thống tên lửa THAAD trên mặt đất và hệ thống Aegis được triển khai trên các tàu chiến của Mỹ cũng như của Anh, Nhật Bản và Na Uy, để bắn rơi tên lửa mục tiêu - ông Viktor Murakhovsky nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Không có gì có thể ngăn cản họ cài đặt đầu đạn hạt nhân trên tên lửa mục tiêu thay cho đầu đạn đo từ xa các thông số của lực lượng phòng thủ tên lửa.

Ở đây cũng vậy, người Mỹ đã tìm cách lách luật, cụ thể là các điều khoản của Hiệp ước INF mà theo đó Mỹ phải thủ tiêu hoàn toàn các tên lửa tầm trung nhiên liệu rắn Pershing-2. Kết quả là Tổng thống Nga và Tổng tư lệnh tối cao Vladimir Putin đã chỉ thị bắt đầu phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn mới. Ngành công nghiệp Nga có đủ khả năng tạo ra loại tên lửa hiện đại tương tự như tên lửa nhiên liệu rắn 15ZH45 được phát triển dưới thời Liên Xô cho tổ hợp RSD-10 (SS-20).

Mối đe dọa không người lái

Trong Hiệp ước INF, thuật ngữ "tên lửa hành trình" chỉ rõ loại tên lửa này là "phương tiện vận chuyển vũ khí không người lái được trang bị hệ thống động lực, mà chuyến bay của nó trên hầu hết quỹ đạo được bảo đảm bằng cách sử dụng lực nâng khí động lực học". Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với máy bay không người lái của Mỹ MQ-1 Predator với tầm bắn 1.200 km và MQ-9 Reaper với tầm bắn 1.800 km. Các UAV tấn công này có thể mang một loạt các phương tiện hủy diệt từ trên không có điều khiển và không có điều kiện, được bố trí trên các sân bay. Trên thực tế chúng sánh được với tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ trên cạn. Hoa Kỳ có hàng trăm UAV như vậy và chúng được sử dụng tích cực trong các cuộc chiến cục bộ. Nga đã nhiều lần đề nghị thảo luận về việc tuân thủ Hiệp ước INF trong khuôn khổ một ủy ban chung, nhưng người Mỹ luôn từ chối tham gia vào bất kỳ cuộc đối thoại nào về vấn đề này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngày nay Matxcơva không cần thực hiện bất kỳ biện pháp bất thường nào để chống lại các mối đe dọa tên lửa đã xuất hiện ở biên giới phía tây của đất nước. Nga hiện có đủ phương tiện để vô hiệu hóa các mối đe dọa này.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga quyết định mua sắm 58 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400, hầu hết các tổ hợp đã được chuyển giao cho quân đội. Nga cũng bắt đầu triển khai các hệ thống phòng không Vityaz S-350 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt. Lực lượng Phòng không đang được chuyên giao các tổ hợp Tor-M2 và Buk-M3, - chuyên gia Viktor Murakhovsky cho biết.

- Năm nay, quân đội Nga bắt đầu được chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S -300V4 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung.

(Khi đánh chặn mục tiêu đạn đạo, hệ thống S-300V4 có khả năng tiêu diệt 16 tên lửa bay với tốc độ lên tới 4.500 m / s (16.200 km / h). Hệ thống S-350 có khả năng bắn trúng cùng lúc 12 quả tên lửa - ed.)

Chuyên gia cũng nhắc nhở rằng, Nga đã tái tạo trường radar liên tục dọc theo toàn bộ biên giới, bao gồm cả Bắc Cực. Nhờ đó Nga có thể phát hiện kịp thời các mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa và máy bay không người lái. Việc trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất cho lực lượng phòng không chống tên lửa, cũng như phát triển và đưa vào sử dụng các hệ thống tấn công hiệu quả mới là những biện pháp mà Nga có thể và phải thực hiện để đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.