venezuela blackout
Cảnh mất điện ở thủ đô Caracas, Venezuela, 10/3/2019
Chiến dịch lật đổ chính quyền Venezuela do Maduro làm tổng thống của Mỹ và phe đối lập bởi Goaydo đã trải qua 3 giai đoạn.

Khởi đầu từ ngày 23/1 bằng một cuộc biểu tình lớn trên cả nước cùng lúc Joan Goaydo tự phong mình là Tổng thống và đã được Hoa Kỳ với khoảng 50 quốc gia công nhận.

Giai đoạn 2, mở chiến dịch "viện trợ nhân đạo". Thực chất của chiến dịch "viện trợ nhân đạo" là Mỹ thiết lập một đường dây cung cấp cho các hoạt động tiếp theo để lật đổ chính quyền Maduro. Đó là đưa các lực lượng đánh thuê, vũ khí trang bị, phương tiện hạng nặng qua biên giới vào sâu trong nội địa Venezuela...

Chiến dịch này nếu thành công thì có nghĩa là lực lượng an ninh, quân đội Venezuela đã mở cửa cho quân xâm lược vào nhà, có nghĩa là họ không còn trung thành với Tổng thống Maduro và có nghĩa là giờ của Maduro và chính quyền của ông ta được đánh số.

Đáng tiếc, chiến dịch "viện trợ nhân đạo" này thất bại tuyệt đối, lực lượng an ninh và quân đội Venezuela "từ chối" rất quyết liệt, cứng rắn nên không một chiếc xe tải nào lọt qua biên giới.

Có vẻ như cấm vận, trừng phạt đồng thời với 2 bước trên của Mỹ và phe đối lập không đủ đô để làm cho chính quyền Maduro sụp đổ nên các "chuyên gia lật đổ" quyết định đi tiếp nước cờ thứ 3: Tắt điện Venezuela.

Đây là nước cờ quyết định khiến chính quyền Maduro knock out. Tại sao các "chuyên gia lật đổ" lại tự tin như vậy? Chúng ta sẽ đi sâu vào nước cờ này.

Kinh nghiệm Mỹ...

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1977, do một số vụ sét đánh vào các trạm biến áp của New York, thủ đô tài chính của Hoa Kỳ, và của cả thế giới, đã bị mất điện trong hai ngày. Cướp bóc bắt đầu trong một giờ. Trong hầu hết các khu, không có một cửa hàng hay nhà hàng nào không bị đánh cướp.

"Nhờ có Đấng toàn năng, chúng ta sẽ lấy bất cứ thứ gì chúng ta muốn!" Ban đầu hầu như chỉ có người da đen nhưng ngay và luôn sau đó người da trắng nhanh chóng tham gia...

Họ đập vỡ cửa sổ cửa hàng và kéo mọi thứ từ đó: TV, máy giặt, máy điều hòa không khí, nhạc cụ, máy ghi âm, quần áo...vào xe con, xe tải. Để che dấu vết của họ, các cửa hàng bị cướp bóc đã bị đốt cháy. Hàng trăm lính cứu hỏa cố gắng chữa cháy bị bao quanh bởi một đám đông thù địch, đã bị thương, có người bị giết.

Tất cả sức mạnh trong thành phố từ quân đội, cảnh sát đã biến mất buộc người dân New York tự đấu tranh để sinh tồn: Chủ các cửa hàng và nhà hàng, để cứu mạng sống và tài sản của họ khỏi những kẻ phá hoại và cướp bóc đã cầm vũ khí và gậy bóng chày trong tay, tham gia vào các cuộc chiến đẫm máu với những tên côn đồ...mà vài giờ trước, dường như là những công dân tuân thủ luật pháp.

Nữ trung sĩ cảnh sát cảnh sát Robert Murphy chứng kiến kể lại: "Đây là đêm của quái thú. Chúng tôi bắt năm hoặc sáu người tuần hành, nhưng một trăm người nữa thay thế họ.

Chúng tôi chạy đến cửa hàng đang bị cướp, và những người xung quanh cảnh báo những kẻ cướp bóc về sự xuất hiện của chúng tôi. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là xua đuổi bọn côn đồ đi một lúc. Nhưng họ ngay lập tức đi đến một con phố khác và bắt đầu cướp...".

Theo dữ liệu chính thức, chỉ sau 1 đêm, hơn 100 nghìn người đã tham gia cướp bóc và bạo loạn, 18 cảnh sát và hàng trăm thường dân đã chết, 2.000 cửa hàng bị cướp phá. Bạo loạn và cướp bóc chỉ dừng lại khi cung cấp điện được khôi phục ở New York ...

Đây là kinh nghiệm Mỹ, nước Mỹ là nước văn minh, dân chủ nhất thế giới, công dân của một quốc gia giàu có như Mỹ mà cũng tạo ra một đêm kinh hoàng như vậy tại Thủ đô rực rỡ cờ hoa...thì họ nghĩ cư dân Venezuela man di chắc chắn trong điều kiện như vậy sẽ cư xử tồi tệ hơn...

Nhưng... lại là một tính toán sai lầm.

Venezuela không phải là New York!

Sau khi nhấn chìm Venezuela vào bóng tối trong vài ngày, những kẻ chủ mưu hy vọng rằng cư dân của đất nước bị trừng phạt bởi các lệnh trừng phạt, sẽ phá hủy chế độ Nicolas Maduro.

Nhưng chuyện kinh ngạc xảy ra đến nỗi người Mỹ hay cư dân của New York - những người có danh dự và lòng tự trọng sẽ cảm thấy tự xấu hổ...

Không chỉ 2 ngày một đêm như ở New York, Venezuela bị tắt điện 5 ngày 5 đêm và hiện giờ vẫn chưa được khôi phục toàn bộ.

Và, bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng người Mỹ, công dân của một quốc gia giàu có nhất thế giới với 6 đêm mất điện sẽ hành xử như thế nào nếu như họ sống như người dân Venezuela bị nghiền nát, bần cùng, bởi các lệnh trừng phạt và cấm vận tàn khốc?

Tất nhiên, từ kinh nghiệm Mỹ, những kẻ chủ mưu lật đổ Maduro đã có câu trả lời, nhưng...lại nhưng, họ đã sai khi thông qua trải nghiệm của chính mình để đánh giá người khác là người Venezuela.

Rõ ràng không thể phủ nhận, trong các vùng chìm trong bóng tối của các thành phố Venezuela, một sự gia tăng tội phạm, vốn đã rất cao ở đất nước này, đã xảy ra. Nhưng không có gì giống như những gì xảy ra trong những trường hợp như vậy ở các thành phố của Hoa Kỳ.

Té ra, người Venezuela văn minh hơn nhiều. Lực lượng an ninh và quân đội Venezuela trên khắp cả nước chứ không riêng ở các thành phố lớn luôn đủ sức để trấn áp các đối tượng bạo loạn, cướp bóc, không chỉ thế mà còn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao.

Trong đòn tấn công làm tắt điện Venezuela của kẻ thù thì tổn thất do mất điện gây ra là rất lớn nhưng Venezuela đã giành chiến thắng rất lớn ở trong một ý nghĩa khác - đạo đức nhân cách Venezuela.

Một chiến thắng như vậy thậm chí còn quan trọng hơn một trận thắng lớn trên chiến trường. Mất điện nhưng Venezuela không hỗn loạn, mất điện nhưng người dân Venezuela dù nghèo khổ nhưng không biến mình thành kẻ cướp...Đây chính là cái gốc bền vững của đất nước.

Gây ra sự cố mất điện thực sự như một con dao 2 lưỡi. Kẻ chủ mưu mong muốn tạo ra một lực lượng người bạo loạn, cướp bóc... nhưng khi điều này không xảy ra thì chính nó ngược lại tạo ra một lòng căm thù đến lực lượng chủ mưu gây ra mất điện.

Một đất nước mà đa số người dân không biến thành cướp từ sự khó khăn, kích động của thế lực bên ngoài, biết căm thù kẻ đã gây ra cho chính mình...thì muốn có một Maidan như ở Ukraine hay một cuộc cách mạng màu là khó khăn.

Venezuela, điều không thể tin!