Locust
Các nhà chức trách Argentina đang đau đầu giải quyết với nạn châu chấu tồi tệ nhất 60 năm qua ở quốc gia Nam Mỹ này, báo New York Times đưa tin hôm 26.1.

Những người phun thuốc diệt châu chấu đang cố gắng hết sức để tiêu diệt hàng trăm triệu con tràn vào các cánh đồng của nông dân Argentina. Tuy nhiên, những cánh đồng này đã bị chúng tàn phá tan hoang khó có thể phục hồi.

"Đây là thảm họa châu chấu tồi tệ nhất 60 năm qua", Diego Quiroga, phụ trách cơ quan bảo vệ mùa màng trả lời trên tờ NYT. "Không thể tiêu diệt nổi lũ châu chấu này. Đây là một thảm họa thực sự", ông nói. "Chúng tôi đang cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất sức tàn phá của đại dịch này".

Châu chấu là một loài côn trùng nhỏ, sống đơn lẻ nhưng thường ghép thành bầy trong một giai đoạn nhất định của vòng đời. Chúng có thể ăn được khối lượng thức ăn bằng đúng trọng lượng cơ thể. Một bầy châu chấu 80 triệu con có thể ăn 191.000 tấn thức ăn mỗi ngày, theo National Geographic.

Theo 5 chương đầu tiên trong Kinh Cựu ước của người Thiên Chúa, châu chấu là 1 trong 10 thảm hỏa mà Chúa trời giáng xuống Ai Cập để trừng phạt họ vì đối xử không tốt với người Do Thái. Nhiều vùng văn hóa coi sự xuất hiện của bầy châu chấu là báo hiệu ngày tận thế hoặc sự trừng phạt của chúa trời.

Nhiều người Argentina đổ lỗi thảm họa châu chấu này cho Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner. Quan chức bộ nông nghiệp nước này gửi một báo cáo lên Liên Hợp Quốc tháng 11.2015 khẳng định biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nạn châu chấu bùng phát. Nông dân đổ lỗi cho bà Kirchner không kịp thời đưa ra cảnh báo mùa màng khi lần đầu tiên chúng xuất hiện từ tháng 6.2015.

Keith Cressman, chuyên gia dự báo cao cấp ở Liên Hợp Quốc về châu Phi viết trong báo cáo mới đây: "Các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm mưa lớn đã thúc đẩy số lượng đàn châu chấu gia tăng đột biến".