xi and trump
© AFPAi phải xuống thang trước đây ?
Reuters ngày 14/6 thông tin, đã có hơn 600 tập đoàn, công ty Mỹ cùng gửi một bức thư kiến nghị Tổng thống Trump giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc vì cho rằng các khoản thuế mà ông Trump muốn áp lên Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.

Tariffs Hurt the Heartland - một chiến dịch phản đối các chính sách thuế của Chính quyền Mỹ đã được lập nên, nhận được sự ủng hộ của hơn 150 tổ chức đại diện cho các ngành nông nghiệp, sản xuất, bán lẻ và kỹ thuật Mỹ.

Trong một lá thư được gửi tới hôm 13/6 ghi rõ: "Chúng tôi vẫn lo ngại sự leo thang của đòn thuế quan ăn miếng trả miếng. Thuế quan được áp đặt rộng rãi không phải là một công cụ hiệu quả để thay đổi các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc. Thuế quan là các khoản thuế được trả trực tiếp bởi các công ty Mỹ... không phải từ Trung Quốc".

Bức thư cũng nêu rõ, việc đánh thuế cho hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc vào Mỹ sẽ "xóa sạch hơn 2 triệu việc làm của Mỹ", khiến 1 gia đình 4 người chịu thêm 2.000 USD chi phí mỗi năm và giảm 1% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội Mỹ.

"Một cuộc chiến thương mại leo thang không phải là lợi ích tốt nhất của đất nước, và cả hai bên đều sẽ thua" - bức thư nêu rõ.

Nhà Trắng chưa bình luận về bức thư này.

Số lượng lớn bức thư được gửi tới Tổng thống Mỹ diễn ra trước khả năng cao Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 28-29/6 ở Osaka, Nhật Bản.

Ông Trump đã nói rằng, ông muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc tại đây và quyết định xem có nên gia hạn đánh thuế hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ trị giá 200 tỷ USD nữa hay không.

Theo các nhà quan sát, chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là tới cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ tại G20 nhưng kỳ vọng có thể chấm dứt chiến tranh thương mại là rất thấp. Các nguồn tin nói với Reuters rằng, có rất ít sự chuẩn bị về cuộc gặp mặt ngay cả khi sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa".

Walmart, tập đoàn tư nhân tuyển dụng nhiều lao động nhất nước Mỹ và tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết thuế quan sẽ làm tăng giá cả cho người tiêu dùng Mỹ.

CEO của Walmart Doug McMillon cho biết: "Nhìn chung, việc giao thương là tốt cho người dân Mỹ, tốt cho người tiêu dùng... và tôi biết là đôi khi nó bị chỉ trích".

Ông kêu gọi Chính phủ Trump tập trung vào việc giao thương quốc tế đã giúp phần lớn người dân trong đất nước như thế nào, chứ không chỉ nhìn vào "những người mà nó gây thiệt hại".

Làn sóng từ chối tuân thủ lệnh cấm của Mỹ bắt đầu từ cả gã khổng lồ công nghệ của Mỹ - Google. Ông kêu gọi chính phủ của ông Trump tập trung vào việc giao thương quốc tế đã giúp phần lớn người dân trong đất nước như thế nào, chứ không chỉ nhìn vào "những người mà nó gây thiệt hại".

Google hiện đồng thời vận động hành lang Washington để có thể tiếp tục cung cấp hệ điều hành Android cho Huawei Technologies dù lệnh cấm vẫn được ban bố.

Các lệnh cấm và sức ép của ông Trump quả thực đã gây nên nỗi lo lắng của các nhà công nghệ Trung Quốc, nhưng bên cạnh đó, nông dân, người tiêu dùng, doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Đã đến lúc ông Trump suy tính thiệt hơn trong một cuộc đối đầu là tạo sức ép trước khi ngồi vào đàm phán. Những gì người dân Mỹ đang thể hiện cho ông Trump thấy, chính là những bất lợi mà ông Trump sẽ mang theo khi ngồi chung bàn đàm phán với Trung Quốc, nếu cuộc gặp đó diễn ra.