strait hormuz
© bne IntelliNewsEo biển Hormuz
Thế giới đang chăm chú cuộc chiến thương mại - tiền tệ của Trung Quốc và Mỹ đang đến hồi căng thẳng bổng nhiên chưng hửng khi Trung Quốc có ý đình chấp nhận gia nhập Liên minh Hải quân với Mỹ trên vùng vịnh Oman và eo biển Hormuz.

Số là sau khi tình hình "cuộc chiến tàu dầu" đã nổ ra bởi Iran, nguy cơ các tàu dầu quốc tế đi qua eo biển Hormoz bị đe dọa, Mỹ kêu gọi thành lập một liên minh Hải quân do Mỹ lãnh đạo để bảo vệ và hộ tống tàu chở dầu qua eo biển này.

Lục địa già châu Âu và NATO không muốn căng thẳng với Iran như Đức, Pháp...chưa ai tham gia, mới chỉ có Vương quốc Anh tham gia lời kêu gọi của Mỹ...

Reuters cho biết từ Đại sứ Trung Quốc tại Abu Dhabi - UAE, rằng, "Trung Quốc sẽ tham gia liên minh do Mỹ lãnh đạo để bảo vệ và hộ tống tàu dầu qua eo biển Hormuz..."

Thực hư, cách hiểu của Reuteurs như nào thì chúng ta không quan tâm, vấn đề là nếu như Trung Quốc có đội tàu Hải quân ở đây thì đó là một nước cờ khôn ngoan được rút ra từ kinh nghiệm...xương máu của mình với Mỹ cách đây 26 năm...

Sự kiện tàu Yinhe Trung Quốc

Tháng 7 năm 1993, tàu container Trung Quốc rời cảng Thiên Tân đi đến đích đến Kuwait. Trong khi Yinhe đang ở Ấn Độ Dương ở Vịnh Ô-man về phía Dubai, Hoa Kỳ cáo buộc Yinhe đang mang vũ khí hóa học đến Iran...

Các tàu chiến và máy bay trực thăng của Hải quân Hoa Kỳ đã theo dõi tàu Trung Quốc yêu cầu nó được đưa lên và kiểm tra bởi các nhân viên Hoa Kỳ.

Vào ngày 3 tháng 8, Yinhe tiếp tục hành trình tới Dubai để thực hiện ghé cảng theo lịch trình theo sau là Cảng Dammam của Saudi và điểm đến cuối cùng là Kuwait, nhưng Hải quân Hoa Kỳ buộc các nước xung quanh Trung Đông từ chối quyền cập cảng của Yinhe, buộc nó bị mắc kẹt trong vùng biển quốc tế trong 24 ngày với 3 tàu chiến Mỹ và 5 máy bay trực thăng bay vòng quanh Yinhe ...

Khi neo đậu ở Eo biển Hormuz thì Yinhe có hiện tương rê neo, lập tức Hải quân Mỹ tuyên bố nếu Yinhe tiến về Iran, họ sẽ đánh chìm nó ngay lập tức. Các thủy thủ tàu Yinhe Trung Quốc nhận thấy các tàu chiến Mỹ đã lùi ra ở cự ly tác chiến hiệu quả nhất để sẵn sàng nổ súng...

Vào ngày 24 tháng 8, thủy thủ đoàn tàu Yinhe đã được chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ đi đến cảng Dammam của Saudi ngay lập tức để chấp nhận sự kiểm tra chung giữa Mỹ và Saudi.

Kết quả không có cái gọi là VKHH, đó chỉ là những thùng sơn.

Ai cũng nghĩ Hoa Kỳ sẽ xin lỗi Trung Quốc qua sự cố này nhưng không đời nào vì đó là thời điểm vào năm 1993, Mỹ tự xưng là cảnh sát thế giới, muốn gì được nấy...là Vua thì không xin lỗi dân đen là điều mà Trung Quốc quá hiểu và chấp nhận.

Đến đây, chúng ta hiểu chính xác lý do tại sao Trung Quốc có ý định đưa lực lượng Hải quân của mình đến eo biển Hormuz từ lời kêu gọi của Mỹ. Tất nhiên, lực lượng đó dưới sự chỉ huy của Mỹ hay không, mục tiêu nhiệm vụ là gì thì lại chuyện khác...

Chống...Mỹ?

Rõ ràng, nếu theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump thì các tàu Hải quân của quốc gia nào bảo vệ, hộ tống tàu dầu của quốc gia đó đi qua eo biển Hormuz (bởi sự đe dọa của Hải quân Iran)...Vậy Hải quân Trung Quốc có cần phải đưa lực lượng của mình đến eo biển Hormuz để bảo vệ tàu dầu của mình trước Iran hay không?

Đương nhiên là không cần, bởi theo logic thì Hải quân Iran sẽ tấn công những tàu dầu nào vận chuyển dầu từ các quốc gia vùng vịnh như Saudi, UAE...thực hiện mục tiêu của tuyên bố "Nếu Iran không xuất khẩu dầu thì cũng không có quốc gia nào ở vùng vịnh xuất khẩu dầu qua eo biển Hormuz". Cho nên, Iran đâu có tấn công những tàu mua dầu của họ như Trung Quốc, Ấn Độ...

Sự lo ngại nhất của Trung Quốc khi tàu chở dầu của mình qua lại eo biển Hormuz không phải là Hải quân Iran mà là Hải quân Hoa Kỳ. Bởi Hoa Kỳ đã có lệnh trừng phạt bất kỳ quốc gia nào mua dầu của Iran thì liệu Hải quân Hoa Kỳ có lặp lại "sự cố Yinhe" hay chơi kiểu như Hải quân Anh bắt tàu Iran tại eo biển Gibraltar hay không, Trung Quốc nghi ngờ điều đó.

Thực tế là Trung Quốc - Mỹ đang xảy ra cuộc chiến thương mại - tiền tệ căng thẳng, trong khi Trung Quốc lại ngang nhiên coi lệnh trừng phạt mua dầu của Iran không ra gì, vẫn mua dầu của Iran thì Mỹ có chấp nhận sự thách thức đó hay không? Điều gì xảy ra nếu một tàu dầu của Trung Quốc bị Mỹ - Anh bắt giữ vì tội mua dầu của Iran?

Tất nhiên, Trung Quốc thừa hiểu, nếu Mỹ đã có ý định đó thì ngoài Hormuz ra, trên Biển Đông, đặc biệt là eo biển Malacca cũng là tử huyệt của Trung Quốc để Mỹ ra tay nếu cần thiết. Tuy nhiên, Hormuz vẫn thuậu lợi, có ưu thế hơn vì Mỹ đã có sẵn Hạm đội 5 túc trực ở đó trong khi Hạm đội 7 không có ưu thế so với Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Chính vì thế, việc đưa lực lượng Hải quân Trung Quốc đến eo biển Hormuz để bảo vệ hộ tống tàu chở dầu của mình nhưng không phải bởi do de dọa của Iran mà đe dọa từ Mỹ là yêu cầu cần thiết thực tế mà không để hải quân Mỹ - Anh làm mưa làm gió ở đây.

Việc Trung Quốc dựa theo lời kêu gọi của Mỹ đưa lực lượng Hải quân đến eo biển Hormuz là một hành động khôn ngoan. Vấn đề là Mỹ có chấp nhận ngồi nhìn khi tàu chở dầu Trung Quốc lũ lượt mua hàng triệu thùng dầu/ngày của Iran đi qua mũi của mình hay không là chuyện khác.

Thật đáng buồn là "cảnh sát thế giới Hoa Kỳ" hiện nay đã không còn quyền uy như trước...