Catalan
© David Borrat/EPABiểu tình đòi ly khai tại Catalonia
Cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont - người lãnh đạo phong trào ủng hộ ly khai của Catalonia khỏi Tây Ban Nha - đã gặp các công tố viên ở Brussels, Bỉ sau khi Tây Ban Nha tái kích hoạt lệnh bắt giữ ông này trên toàn châu Âu.

Các công tố viên Bỉ sẽ phải quyết định có thực hiện yêu cầu dẫn độ của Tây Ban Nha hay không sau khi Tòa án Tối cao Tây Ban Nha thay đổi tội danh của ông Carles Puigdemont, lược bỏ tội danh nổi loạn và chỉ đề cập tới tội danh xúi giục nổi loạn và bổ sung thêm tội lạm dụng công quỹ.

Sự thay đổi nội dung cáo buộc có thể khiến các cơ quan thực thi pháp luật ở Brussels cân nhắc việc dẫn độ ông Carles Puigdemont về Tây Ban Nha để đối mặt với các vấn đề pháp lý hay không.

Cựu Thủ hiến Catalonia cho biết, ông đã tự nguyện và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật Bỉ và đang hợp tác đầy đủ với họ. Ông Puigdemont cho biết, ông đã yêu cầu một phiên tòa công bằng nếu bị dẫn độ về Tây Ban Nha.

Các nguồn tin từ truyền thông trong nước cho thấy, Tây Ban Nha đã định xét xử ông Carles Puigdemont tại một tòa án quân sự.


Nhận xét: Đó là "dân chủ" và "công lý" kiểu Phương Tây...


Trước đó, Tòa án tối cao Tây Ban Nha ngày 14/10 đã phát lệnh bắt giữ quốc tế mới đối với cựu Thủ hiến Catalonia - ông Carles Puigdemont. 9 cựu quan chức vùng Catalonia cũng bị kết án cùng ngày và chịu mức án từ 9 đến 13 năm tù giam. Đây là lần thứ ba Tòa án Tối cao Tây Ban Nha phát lệnh bắt giữ quốc tế đối với cựu Thủ hiến Puigdemont.

Cựu phó Thủ hiến Catalonia Oriol Junqueras - người nhận mức án cao nhất là 13 năm, hiện đang bị giam giữ tại nhà tù ở Thủ đô Barcelona - đã gọi phán quyết này không phải là công lý, mà là báo thù.

"Đây là hình phạt cho tất cả những người sống ở đây, ở Catalonia và trong xã hội này" - New York Times dẫn lời tuyên bố.


Phán quyết của Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã kích hoạt lửa giận của người Catalonia và nhiều nơi trên khắp đất nước. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra kéo dài từ đầu tuần tới nay.

Ngày thứ 6, hàng trăm ngàn người mang cờ ủng hộ độc lập và hô hào khẩu hiệu "tự do cho các tù nhân chính trị" khi tham gia nhiều cuộc tuần hành khắp vùng Catalonia.

Nhiều con đường chính và không ít con phố chính ở Barcelona bị phong tỏa và cấm lưu thông. Ngoài ra, nhiều người ủng lộ ly khai đã chặn hai tuyến đường kết nối Tây Ban Nha và Pháp, ảnh hưởng lớn đến giao thông.

Sân bay El Prat ở Barcelona gần như đã hoạt động trở lại bình thường, sau khi bị hàng ngàn người phong tỏa, khiến khoảng 150 chuyến bay bị hủy.


Những cuộc biểu tình trước đó đã ghi nhận tình trạng bạo lực. Vụ đụng độ đã làm hơn 250 người bị thương, bao gồm cả cảnh sát, trong vòng ba ngày.

Cho đến nay, chính quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez chưa có dấu hiệu hạ nhiệt những người biểu tình. Ông Sanchez cho rằng, người lãnh đạo phong trào biểu tình là nhóm cực đoan lôi kéo người dân Tây Banh Nha và chính quyền Trung ương không thỏa hiệp.

Ông Pedro Sanchez đang tìm kiếm sự ủng hộ của các đảng khác, bao gồm cả đảng đối lập ủng hộ phong trào Catalonia ly khai để tìm cách thành lập liên minh chính phủ mới. Chưa rõ tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán này nhưng các đảng phái khác đều ủng hộ việc ông Sanchez thực hiện các hành động nhượng bộ với các nhóm biểu tình.