huawei
© Daniel Van Boom/CNETHuawei Mate 30 Pro
Sputnik ngày 28/12 đưa tin, công ty Huawei (Trung Quốc) bắt đầu thu hút các nhà phát triển phần mềm của Ấn Độ. Động thái này như là một phần trong chiến lược đối phó với tác động tiêu cực từ lệnh cấm của Mỹ.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei và OPPO đang thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng để tạo ra một giải pháp thay thế cho các dịch vụ di động của Google. Theo The Times, những công ty này đang tìm kiếm sự hợp tác với các nhà phát triển phần mềm của Ấn Độ với hy vọng chấm dứt sự thống trị thị trường của Android ở châu Á.

Hệ điều hành thay thế của Huawei có tên là Huawei Mobile Services (HMS), sẽ cho phép điện thoại thông minh sử dụng được các ứng dụng tương tự như Gmail, Drive, YouTube, Maps và Google Play Store.

Trước đây, Huawei sử dụng hệ điều hành Android của Google trên điện thoại thông minh của mình. Tuy nhiên, sau lệnh trừng phạt của Mỹ, các sản phẩm của Huawei không thể tiếp tục sử dụng hệ điều hành này được nữa.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã vạch ra một dự án đầy tham vọng, tự tạo ra hệ điều hành của riêng mình để thay thế Android của Google.

Điện thoại thông minh Mate 30 Pro là chiếc điện thoại di động đầu tiên không sử dụng các ứng dụng độc quyền của Google mà sử dụng hệ điều hành Huawei Mobile Services.

Tuy nhiên, dường như vẫn chưa hài lòng với thành công này, Huawei tiếp tục hợp tác với các nhà phát triển phần mềm hàng đầu của Ấn Độ để làm đa dạng thêm kho ứng dụng cho điện thoại thông minh.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 24/12, Charles Peng, Giám đốc điều hành của Huawei cho biết, công ty đang đàm phán với các nhà phát triển của 150 ứng dụng hàng đầu tại Ấn Độ. Những ứng dụng này sẽ được thâm vào kho ứng dụng của Huawei vào năm 2020.

"Chúng tôi có hệ điều hành của riêng mình và đang cố gắng xây dựng thêm hệ sinh thái cho di động. Hầu hết các ứng dụng chính như điều hướng, thanh toán, chơi game và nhắn tin sẽ sẵn sàng vào cuối tháng 12", ông Charles Peng nói.

Trung Quốc hiện là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, trong khi đó Ấn Độ là thị trường lớn thứ hai và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Nếu Huawei thành công trong việc củng cố vị trí của mình ở cả hai thị trường này, nó có thể sẽ khiến Google phải lo lắng.

Hệ điều hành Android thuộc sở hữu của Google đang là hệ điều hành di động hàng đầu trên thế giới. Nó kiểm soát 76% thị phần hệ điều hành cho điện thoại thông minh. Nếu tính gộp cả Google Android và Apple iOS thì 2 hệ điều hành này chiếm 98% thị phần toàn cầu.