ukraine plane crash iran
© Nazanin Tabatabaee / WANA via Reuters
Cuộc điều tra về cuộc tấn công máy bay Boeing của Ukraine trên bầu trời Iran vẫn đang diễn ra. Mặc dù chính quyền Iran đã công nhận họ đã tình cờ tấn công bằng tên lửa vào máy bay nhưng giả thuyết này cũng vẫn gây ra những nghi ngờ rất lớn, ngay cả trong số các chuyên gia.

Vào ngày 8 tháng 1 năm 2020, chiếc máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine đã bị rơi chỉ 3 phút sau khi cất cánh từ Sân bay Tehran. Tất cả 167 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng.

Gần như ngay lập tức, đại diện của Ukraine đã đưa ra một tuyên bố trong đó họ loại trừ khả năng máy bay bị tấn công. Tuy nhiên, Kiev đã sớm thay đổi những lời nói ban đầu và tuyên bố rằng chiếc máy bay có thể đã bị một tên lửa bắn hạ.

Sự thừa nhận của chính quyền Iran rằng máy bay của Ukraine đã bị một tên lửa của họ bắn hạ do nhầm lẫn, và sở dĩ xảy ra điều này là do các hành động gây hấn của Mỹ ở nước láng giềng Iraq, là điều giật gân.

Iran cho rằng sự vụ liên quan đến việc phòng không Iran nhanh chóng đáp trả bất kỳ mục tiêu trên không nào. Nhưng chính sự công nhận này cho phép chúng ta chú ý đến một số điều kỳ lạ liên quan đến thảm họa.

Sự sám hối nhanh chóng của Iran

Trong lịch sử có nhiều trường hợp khi trong những tình huống tương tự, các quốc gia trong nhiều năm không thừa nhận rằng họ đã bắn hạ máy bay. Ví dụ, vẫn chưa biết ai đã bắn hạ chiếc Boeing của Malaysia trên bầu trời Donbass.

Ban đầu không ai cáo buộc Tehran về những gì đã xảy ra. Việc Iran thừa nhận quá nhanh, điều hoàn toàn không có trong truyền thống quan hệ giữa Đông và Tây, khiến người ta nghĩ rằng Iran có thể đứng ra nhận trách nhiệm về mình - có lẽ để tránh những vấn đề lớn, và có thể còn do một số mục đích khác nữa.

Đoạn video quay quá nét

Một đoạn video được một người tên là Nariman Garib, một nhà hoạt động tích cực gốc Iran, đăng trên trên Twitter. Các phương tiện truyền thông thế giới ngay lập tức chộp ngay lấy đoạn video và sao chép nó.

Trên khung hình của video có cảnh một chiếc máy bay đang bay, sau đó xuất hiện một khối sáng chói lóa và tiếng nổ. Tất cả mọi thứ đã được quay lại hết sức rõ ràng, cứ như quay để sau đó làm hồ sơ bằng chứng buộc tội Iran vậy.

Nhưng chính khoảnh khắc quay được cùng với sự điềm tĩnh, lạnh lùng đến kinh ngạc của người dẫn chương trình, thực tế là không hề có một chút cảm xúc nào, và anh ta dường như cũng không ngạc nhiên khi thấy cảnh quả tên lửa lao vào máy bay đã khiến chúng ta nghĩ về những điều kỳ lạ.


Nhận xét: Người quay đoạn video đó đã phải có mặt vào 6 giờ sáng, ở một khu xóm nghèo của Tehran, gắn điện thoại lên giá cố định, chĩa lên bầu trời đúng vị trí để quay được đoạn video chính xác đó. Giải thích khả dĩ duy nhất là người đó đã biết trước điều gì sẽ xảy ra và chuẩn bị trước.


Hành vi kỳ lạ của tình báo Canada

Giả thuyết chiếc Boeing bị bắn hạ bởi một tên lửa được Canada phụ họa theo ngay lập tức, nhưng đây vốn là quốc gia không có phương tiện tình báo vũ trụ và theo đó, họ không có khả năng xác định nguyên nhân chính xác của thảm họa.

Hơn thế nữa, chính Thủ tướng Canada Justin Trudeau lúc đầu đã nói: sự cố kỹ thuật là nguyên nhân chính cho những gì đã xảy ra. Nhưng ngay ngày hôm sau, các cơ quan tình báo Canada đã thay đổi hoàn toàn thái độ, và đó là sau khi Donald Trump nói: ông hoài nghi về lý do kỹ thuật đối với vụ tai nạn máy bay.

Tất cả các phương tiện truyền thông của Canada đồng loạt viết rằng máy bay rơi là do "nhầm lẫn kỹ thuật" và tuyên bố rằng máy bay bị bắn hạ, và sau đó bổ sung câu "khả năng cao" như thường lệ.

Cuộc mit-ting ngày 12 tháng 1

Bốn ngày sau thảm kịch, ngày 12 tháng 1, hàng trăm sinh viên Iran tập trung tại Cơ sở chính của Đại học Amir Kabir ở Tehran. Họ tổ chức một cuộc mit-ting để tưởng nhớ những hành khách đã chết trên chiếc máy bay Ukraine và đồng thời đốt bức ảnh chân dung Tướng Kassem Suleimani, người đã bị Mỹ giết hại.

Không hiểu logic của vấn đề là ở đâu. Suleymani tại thời điểm máy bay rơi đã sang thế giới khác. Trong cuộc mit-tinh còn vang lên những lời kêu gọi chính phủ từ chức và thậm chí là đòi "từ bỏ chế độ Ayatollah".

Hộp đen

"Hộp đen" từ máy bay bị rơi được chuyển sang Pháp để giải mã. Để nêu lý do, người ta tuyên bố rằng Iran "không có khả năng giải mã các máy ghi âm hành trình chuyến bay của các máy bay Mỹ".

Không phải mời các chuyên gia Pháp, mà là bàn giao "hộp đen" cho Pháp. Điều kỳ lạ là nếu một khi đã công nhận là có một cuộc tấn công không chủ ý xảy ra, thì tại sao lại phải chú ý nhiều đến việc giải mã các máy ghi âm chuyến bay đến thế, trong khi cần chú ý nhiều hơn đến các hoạt động tính toán hệ thống phòng không và sự phối hợp với các dịch vụ của sân bay Imam Khomeini.

Đương nhiên, quan điểm của Ukraine cũng rất ấn tượng, họ ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm dấu vết của Nga trong thảm kịch. Cụ thể, Kiev cáo buộc Nga đã vũ trang cho chế độ Iran và do đó, có liên quan đến vụ tai nạn máy bay.

Nhìn chung, vẫn còn nhiều mâu thuẫn hơn là sự rõ ràng trong trường hợp lạ lùng này. Và điều quan trọng nhất - mặc dù máy bay thực sự có thể bị hệ thống phòng không Iran bắn hạ, nhưng không ngoại trừ lý do có lực lượng bên ngoài đã gây ảnh hưởng đến hệ thống phòng không của nước cộng hòa Hồi giáo.

Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng kỹ thuật để gây ra một tác động như vậy, nhưng nền tảng thông tin chung của sự kiện này không còn nghi ngờ gì nữa về thảm kịch của chiếc máy bay này ít có lợi nhất cho lãnh đạo Iran.