federal reserve
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
Sự ra đời của FED

Paul Warburg là một người đồng sở hữu ngân hàng Warburg ở Hamburg. Năm 1883 trong chuyến sang Mỹ, ông cưới con gái của Salomon Loed, chủ ngân hàng Kuhn, Loeb & Co. và sau này ông cũng kéo người em ruột trở thành đối tác của ngân hàng (Năm 1977 sau đó đã sát nhập vào Lehman Brothers).

Cuộc khủng hoảng tài chính vào mùa thu năm 1907 đã kéo theo khoảng 243 ngân hàng xuống bờ vực phá sản và dường như đó là một nhen nhóm tín hiệu cho sự cần thiết của một ngân hàng trung ương ra đời tương tự như tuyên bố của John Pierpont Morgan.

Paul Warburg sau đó được ngân hàng Kuhn-Loeb cho một khoản tiền 500.000 USD nhằm cải tổ ngân hàng trong thời gian kéo dài 6 năm với sự hỗ trợ của Nelson D. Aldrich, bố vợ của John D. Rockefeller junior, một người được coi là chống lưng cho J. P. Morgan.

Khoảng một năm sau đó, Warburg cùng với hai chủ ngân hàng J. P. Morgan và tập đoàn Rockefeller trong vòng một tuần trên Jeky-Island (thuộc sở hữu của Morgan) đã thảo ra một bộ luật nhằm đảng cộng hòa thông qua dưới danh nghĩa của đảng trong hạ viện. Tuy nhiên bộ luật này đã bị bác do phần lớn các nghị viên hoài nghi về bộ luật và e ngại sẽ tạo đặc quyền in tiền cho một nhóm nhỏ ngân hàng quyền lực, sống dựa vào đặc quyền trong nền kinh tế của Mỹ.

Những con cá mập của Wall-Street không vì thế mà bỏ cuộc. Cuộc bầu cử năm 1912 họ đã đổ rất nhiều tiền cho ứng cử viên đảng dân chủ là ông Woodrow Wilson thắng cử. Bề ngoài có vẻ ông ta chống "Wall Street Money Trusts" và hứa với người dân Mỹ rằng sẽ giữ hệ thống tiền tệ trong tay của nhân dân Mỹ, không chấp thuận để cho tài phiệt quốc tế điều khiển qua Wall Street.

Thế nhưng, thực tế bên trong, các chủ ngân hàng như Schiff, Warburg, Kahn, Rockefeller và Morgan đã không bỏ tiền một cách oan uổng. Tổng thống Woodrow Wilson cùng với đảng dân chủ đã thông qua quyết định ngày 23 tháng 12 năm 1913 nhờ vào sự ngây thơ của đa số đảng viên đảng dân chủ, do vội vã vì thời gian ngắn ngủi trước giáng sinh một bộ luật "Federal Reserve Act" về việc thành lập ngân hàng trung ương cũng như quyền in tiền.

Trong lúc ấy chỉ có thiểu số nghị viên phản đối nhưng đã bị bỏ qua. Một trong những người đó là Henry Cabot Lodge khi ấy lo sợ bộ luật đó sẽ tạo ra lạm phát phi mã cho nước Mỹ. Riêng ông Charles A. Lindberg thì cho rằng bộ luật đó sẽ tạo ra những quyền lực đen quá lớn và tạo thành một chính phủ vô hình điều hành nước Mỹ.

Hai tổng thống chết vì tiền

Năm 1861 trở về trước, chính phủ Mỹ là con nợ của dòng tộc Rotschild, khi ấy nắm toàn quyền về việc in và phát hành tiền Dollar. Do sự áp đặt lãi xuất quá cao, Abraham Lincoln khi đó đã cho chính phủ Mỹ tự in tiền. Chỉ sau vài năm, năm 1865, Abraham Lincoln bị ám sát.

Số phận của John F. Kennedy sau này khi có ý định tước bỏ quyền lực của FED và lấy lại quyền tự in, phát hành đồng Dollar. Ngày 4 tháng 6 năm 1963, ông ký quyết định "Executive Order Number 11110" xóa bỏ hiệu lực của bộ luật "Executive Order Number 10289", tức là việc in và phát hành tiền nằm trong tay chính phủ Mỹ, tước bỏ quyền lực của các ngân hàng lớn. Trong thời gian ngắn ngủi đó, tổng số tiền in ra ước tính khoảng 4 tỷ USD nhưng chưa kịp đưa ra lưu hành thì John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Số tiền đó đã bị FED tiêu hủy và thay thế bằng tiền của FED in ra.

Sự khác biệt của đồng USD dưới thời Kennedy được in ra và do FED nằm ở chỗ Phía trên của hàng chữ "THE UNITED STATES OF AMERICA":
United States notes
Đồng tiền do chính phủ Mỹ phát hành (United States Note) dưới thời Kennedy
twenty dollar bill
Đồng tiền do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát hành (Federal Reserve Note)