sturgeon
© Clodagh Kilcoyne / ReutersBộ trưởng Thứ nhất và là lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland, Nicola Sturgeon
Sự chênh lệch giữa những lá phiếu ở địa điểm khác nhau làm Brexit gây nên những ảnh hưởng kép có thể liên quan tới việc chia tách nước Anh.

Đảng dân tộc chủ nghĩa lớn nhất Bắc Ireland là "Sinn Fein" cho rằng trong trường hợp Brexit xảy ra, "điều đó có nghĩa là Chính phủ đã mất quyền đại diện cho lợi ích của Bắc Ireland".

Vị Chủ tịch của Đảng này, Declan Kearney cho rằng việc Anh ra khỏi EU cũng là dịp để tiến hành trưng cầu về thống nhất Bắc Ireland và Ireland.

Cùng thời gian này cuộc bỏ phiếu của Scotland qua trưng cầu về tư cách thành viên của Anh tại Liên minh châu Âu cũng cho thấy nguyện vọng làm một bộ phận của EU, Bộ trưởng Thứ nhất và là lãnh đạo đảng SNP (Đảng Quốc gia Scotland), bà Nicola Sturgeon tuyên bố.

Trong khi đó, 52% phiếu ủng hộ rời khỏi EU đã cho thấy nhưng cuộc "ly khai" mới ở Scotland. Đây có lẽ là lần thứ hai trong thập kỷ qua, Scotland dường như đang tìm kiếm cơ hội tách khỏi Anh sau khi người dân Liên hiệp Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết hôm thứ Sáu.

"Sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Anh năm 2014, Scotland dường như đang tìm kiếm cơ hội thứ hai trong một thập kỷ qua để độc lập vì "việc rời khỏi EU là trái với ý nguyện của chúng tôi", vị Thủ hiến Scotland Sturgeon nói.

Theo bà Sturgeon, Brexit gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Scotland do đó, xứ này sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về việc tách khỏi Anh.

Ngay cả khi chưa có kết quả chính thức, Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon, đã khẳng định rằng tương lai của Scotland sẽ vẫn là một phần của EU. Trong khi đa số cử tri trong Liên hiệp Anh ủng hộ cắt quan hệ liên minh tồn tại suốt hơn 40 năm qua với EU thì Scotland vẫn dứt khoát bỏ phiếu ở lại, bà Sturgeon nói.

Scotland là một trong bốn nước tạo nên Liên hiệp Anh bên cạnh Anh, xứ Wales và bắc Ireland. Có tới 62%><38% cử tri Scotland chọn ở lại EU. Bà Sturgeon cho biết chính phủ của bà sẽ tổ chức trưng cầu dân ý trước khi Anh chính thức rời EU.

Theo giới phân tích, nếu Scotland ly khai khỏi Vương quốc Anh sau gần 310 năm sáp nhập, đây sẽ là tiền lệ nguy hiểm không chỉ với các vùng khác của Anh mà còn với nhiều nước trên thế giới.

Nếu người dân Scotland đồng ý tách ra, Anh và Scotland sẽ phải cùng nhau trải qua một tiến trình kéo dài 18 tháng, để đàm phán về mọi thứ, từ dầu ở biển Bắc cho tới đồng tiền riêng, từ tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU), cho đến việc di chuyển căn cứ tàu ngầm hạt nhân chính của Anh.

Hồi năm 2014, Scotland cũng đã thực hiện cuộc bỏ phiếu để "ly hôn" với Anh. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tuyên bố, Scotland khó trở thành thành viên Liên minh châu Âu nếu tách ra khỏi Anh, bởi Scotland phải nhận nguồn viện trợ từ Anh 27 tỷ bảng (20% GDP/năm).

Song vị Thủ hiến Scotland khi ấy là ông Alex Salmond nói, Scotland chiếm 1% dân số châu Âu, nhưng có 20% trữ lượng cá, 25% năng lượng tái tạo và 60% sản lượng dầu. Do đó bất kỳ ai nói Scotland sẽ không được hoan nghênh ở EU, đều không hiểu khối này "chấp nhận kết quả dân chủ" và Scotland "có nhiều thứ để đóng góp".

Như vậy, cùng với kịch bản Brexit, ngoài vấn đề phải tính toán đàm phán thế nào với EU về việc rời khỏi khối, nước Anh sẽ đồng thời phải đối mặt với sự căng thẳng nội bộ rất lớn. Vấn đề của nước Anh là những căng thẳng nội bộ này vừa là những chủ đề song song với nhau, vừa có mối liên hệ với nhau.

Điều này đặt ra cho Anh một bài toán khó trong việc duy trì quan hệ với EU ở định dạng nào khi mà áp lực từ Scotland và Bắc Ireland không ngừng gia tăng trong bối cảnh kịch bản Brexit đã xảy ra. Trong trường hợp xấu nhất, có thể Anh vừa phải đàm phán về Brexit với EU, vừa phải đối mặt với cuộc trưng cầu dân ý lần 2 ở Scotland về việc đòi tách khỏi Anh.

Kết quả Brexit có thể nói là một cú sốc thực sự cho cả Anh và EU, một tín hiệu rõ ràng về sự phân rã của châu Âu và sự thất bại trong hội nhập khu vực nói chung, của sự đoàn kết trong nước Anh nói riêng. Brexit đồng nghĩa với chiến thắng cho những lực lượng phản đối EU ở Anh sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các đảng bài EU hoặc hoài nghi về hội nhập EU ở châu Âu, những đảng đang lớn mạnh ở Pháp, Hà Lan hay Áo và có thể đưa ra các yêu cầu về một cuộc trưng cầu dân ý tương tự ở nước của Anh. Đó có thể là một viễn cảnh tồi tệ cho EU.

Ngày buồn thảm và thất vọng của Thủ tướng David Cameron

Cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh về việc ở lại hay rời khỏi Liên minh châu Âu/EU (Brexit) có liên hệ chặt chẽ với số phận chính trị của ông David Cameron và đảng Bảo thủ Anh, cũng như sẽ ảnh hưởng lâu dài tới đời sống chính trị tại Anh và EU.

Sáng 24/6,ông Cameron ngay lập tức thông báo từ chức Thủ tướng Anh vào tháng 10 sau khi cử tri nước này bỏ phiếu chọn việc rời khỏi EU.

"Tôi không nghĩ mình còn phù hợp để làm thuyền trưởng cầm lái con thuyền Anh đến bến bờ tiếp theo", Reuters dẫn lời Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu với báo giới phía ngoài văn phòng. "Tôi sẽ làm mọi điều có thể trong thời gian còn đương chức để ổn định con tàu".

Hãng tin Anh mô tả ông Cameron đã "cố không bật khóc".

"Đây không phải quyết định dễ dàng nhưng tôi tin nó phù hợp với lợi ích quốc gia nhằm có một giai đoạn ổn định và cần có sự lãnh đạo mới", ông cho biết. "Tôi nghĩ tân thủ tướng là người phù hợp để ra quyết định khi nào bắt đầu tiến trình rời EU".

David Cameron, có lập trường thân EU và nghiêng về ở lại liên minh, nói ông đã chiến đấu bằng cả con tim và khối óc nhưng người dân đã chọn hướng đi khác.