An ultra-hot exoplanet not much larger than Earth may experience trillions of lightning flashes in a span of just one hour. Astronomers say the entire surface of this exoplanet, called Kepler-10b, could be made up of constantly erupting volcanoes, causing
Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh siêu nóng ngoài hệ Mặt Trời với kích thước chỉ lớn hơn Trái Đất đôi chút có thể phải gánh chịu hàng nghìn tỷ tia sét giáng xuống chỉ trong một giờ.

Theo các nhà thiên văn học, toàn bộ hành tinh Kepler-10b tạo thành từ những núi lửa phun trào thường xuyên, khiến khí quyển của nó tích điện vô cùng mạnh. Ngoài Kepler-10b, nhóm nghiên cứu còn dự đoán số lượng tia sét trên nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời khác dựa trên quan sát từ các cơn bão trong hệ, bao gồm bão trên Trái Đất, sao Kim, sao Mộc và sao Thổ.

Trong kết quả công bố đầu tháng 7 trên tạp chí arXiv, nhóm nghiên cứu do Gabriella Hodosán ở Đại học St Andrews, Anh, tìm hiểu khả năng xảy ra hiện tượng sấm sét trên một số hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và hành tinh lùn màu nâu. Họ có thể phát hiện bức xạ từ những tia sét khi hành tinh di chuyển ngang qua trước ngôi sao mẹ, theo New Scientist.

Các thiên thể được phân loại theo 6 nhóm: hành tinh giống Trái Đất, hành tinh nước, hành tinh đá không có nước lỏng, hành tinh giống sao Kim, hành tinh khí khổng lồ và hành tinh lùn màu nâu. Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh với hoạt động núi lửa mạnh chắc chắn có mật độ tia sét lớn nhất. Nhóm này bao gồm các hành tinh đá Kepler-10b và 55 Cancri e.

"Những hành tinh kiểu này không có đại dương lỏng tồn tại vĩnh viễn trên bề mặt. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể chứa bầu khí quyển với hoạt động hóa học mạnh, cho phép hình thành mây và sản sinh sấm sét. Những tia sét trên hành tinh cũng có thể ra đời do hoạt động núi lửa hoặc phóng tĩnh điện do va chạm bụi", các nhà khoa học cho biết.

Nhóm nghiên cứu xem xét nhiều giả thuyết về hoạt động sấm sét trên những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, sử dụng dữ liệu từ các vụ phun trào núi lửa Redoubt ở Alaska, Mỹ, năm 2009 và Eyjafjallajökull, Iceland, năm 2010. Điều này cho phép họ tính toán mật độ sét cao và thấp.

Nếu Kepler-10b có núi lửa bao phủ phần lớn bề mặt, hành tinh có thể hứng chịu từ 100 triệu đến hai nghìn tỷ tia sét trong thời gian hai giờ di chuyển ngang qua ngôi sao mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, hoạt động sấm sét trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có thể cung cấp bằng chứng về khả năng tồn tại sự sống ngoài vũ trụ bởi sấm sét cũng góp phần hình thành các phân tử cần thiết cho sự sống tiến hóa.