south china sea
Tóm tắt Tòa đã thông báo 5 điểm sau:

a. The 'Nine-Dash Line' and China's Claim to Historic Rights in the Maritime Areas of the South China Sea.

Thông báo về tính pháp lý của đường 9 đoạn. Tòa tuyên bố TQ không có bất kỳ quyền pháp lý nào để tuyên bố quyền lịch sử đối với các tài nguyên bên trong đường 9 đoạn.

b. The Status of Features in the South China Sea.

Thông báo về trang thái các đảo đá, bãi đá mà TQ đang chiếm giữ tại TS. Tòa tuyên bố là các đảo đá này không có vùng đặc quyền kinh tế bên ngoài 12 hải lý. Trong mục này có 1 đoạn nhắc đến là tất cả các vị trí khác tại Trường Sa đều như vậy, không có vùng đặc quyền kinh tế ngoài 12 hải lý.

c. Chinese Activities in the South China Sea.

Phán quyết về các hoạt động của TQ tại biển Đông. Phần này có nói đến các hoạt động của TQ tại các đảo đá có chồng lấn và vi phạm vào khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines. Phần này cần dịch cẩn thận, rất cần xem kỹ phần này vì nó liên quan đến chủ quyền mà VN đã tuyên bố.

d. Aggravation of the Dispute between the Parties.

Phần này tòa cũng tuyên bố việc TQ cải tạo các đảo đá, xây dựng các công trình trên các đảo này là vi phạm các cam kết và phá hỏng hệ sinh thái biển và kết luận TQ đã vi phạm các cam kết của các bên trong tranh chấp.

e. Future Conduct of the Parties

Phần này kêu gọi 2 bên TQ và Philippines tiếp tục tuân thủ UNCLOS và yêu cầu TQ tuân thủ các quyền tự do của Philippines trong vùng biển này.
..... Cần dịch và tìm hiểu kỹ hơn bản tuyên bố này, và cả bản chính thức của Tòa nữa.

===================

Nhân đây, chúng tôi vẫn xin nhấn mạnh, quan điểm chính thức của Chính phủ VN là chỉ Hoan nghênh PCA RA phán quyết chứ không Hoan nghênh cái nội dung phán quyết. Việt Nam sẽ có Tuyên bố chính thức sau. Một số tờ báo nhanh nhảu đặt tít "Việt Nam Hoan nghênh phán quyết của PCA..." đã phải âm thầm sửa lại thành "Việt Nam hoan nghênh PCA ra phán quyết..."

Dưới đây là nguyên văn phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đăng trên trang web BNG:
"Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.

Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Trong hồ sơ gửi lên Tòa Trọng tài thường trực, Philippines đã đưa ra 15 vấn đề, bao gồm:
  1. Quyền lợi hàng hải của Trung Quốc cũng như của Philippines trên Biển Đông không thể vượt quá những gì được quy định trong UNCLOS.
  2. Yêu sách của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán và "quyền lịch sử" đối với khu vực Biển Đông mà nước này đưa ra trong "đường chín đoạn" là trái với UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý vì yêu sách vượt quá giới hạn địa lý và các quyền lợi hàng hải mà Trung Quốc được hưởng căn cứ theo UNCLOS.
  3. Bãi cạn Scarborough không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
  4. Đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và đá Subi là những thực thể "nửa chìm nửa nổi" (chỉ nổi khi thủy triều xuống), không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Chúng là những thực thể không đủ điều kiện để các quốc gia chiếm hữu bằng hình thức cư ngụ cũng như các hình thức khác.
  5. Đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
  6. Đá Gaven và đá Kennan là thực thể "nửa chìm nửa nổi" không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Nhưng đường nước triều thấp nhất của chúng có thể dùng để xác định đường cơ sở của đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn, từ đó xác định được lãnh hải của hai đảo này.
  7. Đá Gạc Ma, đá Châu Viên và đá Chữ Thập không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
  8. Trung Quốc đã can thiệp bất hợp pháp bằng việc khai thác tài nguyên sinh vật và vi sinh vật cũng như thực thi các hành động khẳng định chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, nơi Philippines vốn có chủ quyền.
  9. Trung Quốc đã không ngăn cản các tàu của Trung Quốc khai thác tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
  10. Trung Quốc đã ngăn cản bất hợp pháp ngư dân Philippines đến đánh bắt tại vùng biển gần bãi cạn Scarborough, nơi vốn là ngư trường truyền thống của họ.
  11. Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi không bảo vệ môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.
  12. Theo UNCLOS, hành động chiếm đóng và xây dựng của Trung Quốc trên đá Vành Khăn đã vi phạm: Quy định về cấu trúc và việc xây dựng các đảo nhân tạo, quy định về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, chiếm đóng bằng vũ lực, cấu thành hành vi trái luật.
  13. Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS khi cho phép các tàu thực thi pháp luật của nước này có hành vi gây nguy hiểm với tàu Philippines trong vùng biển gần bãi cạn Scarborough.
  14. Trung Quốc đã có hành vi mở rộng tranh chấp như can thiệp quyền tự do hàng hải của Philippines tại vùng biển gần bãi Cỏ Mây, ngăn cản Philippines tiếp tế cho lực lượng đóng tại bãi Cỏ Mây, gây nguy hiểm cho lực lượng Philippines tại bãi Cỏ Mây.
  15. Trung Quốc phải chấm dứt các tuyên bố và hành động phi pháp.
Ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài thường trực khẳng định tòa có quyền tài phán đối với 7/15 vấn đề mà Philippines khởi kiện Trung Quốc, bao gồm các điều 3, 4, 6, 7, 10, 11, 13. Ngoài ra, tòa cũng bảo lưu việc xem xét các vấn đề còn lại, trong đó có vấn đề 2 đề cập đến tính pháp lý của yêu sách "đường chín đoạn". Và phán quyết hôm nay cho thấy Tòa đã áp dụng quyền bảo lưu trên đây để phán quyền về "đường chín đoạn". Theo Tiến sĩ Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (TQ), sự ủng hộ của Việt Nam cho Philippines tuy mạnh mẽ về nguyên tắc nhưng dè dặt về chi tiết. Việt Nam đã thể hiện muốn Tòa phân xử vụ kiện này, và chắc chắn là Việt Nam muốn Tòa bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc, nhưng có lẽ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn quan ngại rằng phán quyết của Tòa về một số điểm trong hồ sơ của Philippines có thể đi ngược với quyền lợi của Việt Nam.

Tiêu biểu tại 3 điều 4, 5 và 9 trong đề nghị của Philippines. Điểm 4 của hồ sơ Philippines cho rằng Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi là những bãi lúc nổi lúc chìm, do đó không những không có lãnh hải mà còn không nước nào có thể đòi chủ quyền. Điểm 5 cho rằng Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây là thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Philippines. Hai điểm 4 và 5 còn ảnh hưởng cả đến một số thực thể Việt Nam đang chiếm giữ, thí dụ như Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ. Mặc dù Philippines không kiện Việt Nam và không đề cập đến những thực thể này, nếu chúng đúng là bãi lúc nổi lúc chìm và nếu Philippines thắng Trung Quốc ở điểm 4 và 5, hệ quả lô gíc sẽ là không nước nào được đòi chủ quyền trên những thực thể này, chúng sẽ thuộc về Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của họ, và khi đó nếu họ muốn thì Việt Nam sẽ phải bàn giao lại cho họ.

Điểm 9 của hồ sơ Philippines khiếu nại rằng Trung Quốc đã, một cách bất hợp pháp, không ngăn chặn công dân của mình khai thác thủy sản trong EEZ của Philippines. Mặc dù Philippines chỉ kiện Trung Quốc, không kiện Việt Nam, nếu Tòa công nhận rằng một khu vực nào đó là EEZ của Philippines, và việc công dân Trung Quốc khai thác hải sản trong khu vực đó là bất hợp pháp, hệ quả lô gíc của phán quyết đó sẽ là việc Việt Nam đơn phương khai thác hải sản trong khu vực đó cũng sẽ là bất hợp pháp. Khu vực này có thể là 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần đảo của Philippines, chỉ ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp đó, ngư dân Việt Nam sẽ không được đánh bắt trong khu vực cách các đảo Trường Sa hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý. Việt Nam có sẵn sàng chấp nhận hệ quả này không?

Tóm lại, nếu Việt Nam chỉ đòi chủ quyền với các đảo (tức là những thực thể cao hơn mức thủy triều cao) và lãnh hải 12 hải lý thì sẽ không có mâu thuẫn gì giữa ba điểm này và quyền lợi của Việt Nam. Nhưng nếu Việt Nam có đòi những bãi lúc nổi lúc chìm cách các đảo này hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý, thí dụ như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ, thì sẽ có mâu thuẫn. Việc Việt Nam đóng quân ở một số thực thể hữu quan có nghĩa Việt Nam có đòi những thực thể đó, tức là có mâu thuẫn. Nếu Việt Nam đòi quyền tài phán cách đảo hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý thì cũng sẽ có mâu thuẫn.

Ba điểm 4, 5 và 9 đặt Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan. Phản đối hay phản biện với Tòa thì sẽ vô hình trung giúp Trung Quốc và có thể gây phương hại cho EEZ và thềm lục địa của mình dọc bờ biển đất liền. Không phản đối và không phản biện, nếu Tòa công nhận ba điểm này, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý để có yêu sách với một số bãi lúc nổi lúc chìm như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ. Không những thế, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý cho việc khai thác kinh tế trong một phần của khu vực Trường Sa. Phải làm gì để cân bằng một bên là việc chống Trung Quốc và bảo vệ EEZ và thềm lục địa dọc bờ biển đất liền, và bên kia là quyền lợi trong khu vực Trường Sa?