Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Lightning

Rwanda: Sét đánh chết 16 người một lúc; gần 140 người bị thương

LIGHTNING
Ít nhất 16 người thiệt mạng và 140 người khác bị thương khi một nhà thờ ở miền Nam Rwanda bị sét đánh trúng cuối tuần qua.

Theo hãng tin AFP, ông Habitegeko Francois - quận trưởng quận Nyaruguru, tỉnh miền nam của Rwanda, cho biết 14 người đã thiệt mạng tại chỗ vì trúng sét và 2 người qua đời sau đó ở bệnh viện do vết thương quá nặng.

Ngoài ra, trong số 140 người bị thương trong vụ sét đánh vào nhà thờ thuộc dòng "Phục lâm ngày thứ bảy" hôm 10-3 còn "3 người đang trong tình trạng nguy kịch nhưng tình trạng sức khỏe đang khá hơn".

128 người đã trở về nhà sau khi được sơ cứu tại các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế lân cận trong khi những người còn lại đang được điều trị tại bệnh viện Munini. Các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ Rwanda đã có mặt để hỗ trợ người dân mai táng những nạn nhân xấu số.

Snowflake Cold

Cuối đông nhưng Châu Âu vẫn tê liệt vì tuyết rơi kỷ lục; ít nhất 55 người chết

Balloch, Scotland. Freezing weather
© Jeff J Mitchell/Getty Images
Thời tiết giá lạnh khắc nghiệt tiếp tục bao trùm khu vực phía Tây Trung Âu khiến số người thiệt mạng tiếp tục tăng, giao thông đường bộ, đường sắt và hàng không tê liệt.

Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 1/3, số người thiệt mạng trong đợt bão tuyết tại châu Âu lần này đã lên tới 55 người, riêng tại Ba Lan số nạn nhân là 21 người. Đây là đợt bão tuyết bất thường tại châu Âu vào thời điểm này trong năm.

Do ảnh hưởng của tuyết rơi dày đặc cùng với gió lớn, giao thông hàng không và đường bộ tại nhiều nước châu Âu như Ireland, Thụy Sĩ, Anh, Pháp rơi vào tình trạng hỗn loạn. Toàn bộ các chuyến bay đến và đi từ sân bay Dublin của Ireland bị hủy bỏ trong ngày 1/3 và nhiều khả năng sân bay này sẽ tiếp tục phải đóng cửa, hệ thống đường sắt của nước này cũng phải ngừng hoạt động cho đến ngày 3/3.

Sàn giao dịch chứng khoán Ireland ngừng hoạt động sau giờ giao dịch sáng và sẽ đóng cửa trong cả ngày 2/3. Tình trạng hủy chuyến xảy ra tại nhiều sân bay khác của Anh, trong đó có cả sân bay Heathrow.

Snowflake Cold

Giá rét kỷ lục hoành hành khắp Châu Âu, nhiều người tử vong

walking in the snow
© PASCAL POCHARD-CASABIANCA/AFP
Các nước châu Âu, từ phía Đông sang phía Tây, đang trải qua một đợt giá rét trên diện rộng hiếm có từ nhiều năm nay. Từ đêm Chủ nhật ngày 25/2, không khí lạnh tràn xuống từ vùng Siberia của Nga đã khiến nhiệt độ tại nhiều quốc gia xuống thấp kỷ lục.

Tại Thuỵ Sỹ, trong đêm thứ Ba, ngày 27/2, nhiệt độ thấp nhất đo tại vùng núi nước này là -38 độ C. Tại Italy, đất nước nằm phía Nam châu Âu vốn ít khi chứng kiến các đợt lạnh khắc nghiệt, nhiệt độ thấp kỷ lục cũng được ghi nhận ở vùng núi phía Bắc nước này, ở mức -40 độ C.

Tại thủ đô Roma, lần đầu tiên sau 6 năm tuyết rơi dày đặc khiến giao thông gần như bị đình trệ hoàn toàn. Đợt lạnh này còn tràn xuống tận phía Nam Italy khi sân bay ở thành phố Napoli phải đóng cửa nhiều giờ trong ngày 27/2 do tuyết rơi dày.

Tại Anh, tuyết cũng rơi dày ở nhiều vùng khiến ít nhất 60 chuyến bay bị huỷ trong ngày tại sân bay Heathrow ở thủ đô London. Trong khi đó tại Pháp, nền nhiệt thấp kỷ lục cũng được ghi nhận ngay tại các tỉnh đồng bằng. Trong đêm ngày 27/2, nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ từ -15 đến -20 độC. Cơ quan khí tượng Pháp dự báo nhiệt độ sẽ tiếp tục xuống thấp hơn nữa, kèm theo tuyết rơi mạnh hơn trong đêm thứ Tư, 28/2.

Seismograph

Vùng nam Thái Bình Dương chao đảo bởi một loạt trận động đất mạnh

map map
Nam Thái Bình Dương đang chao đảo từ một loạt các trận động đất mạnh làm rung chuyển khu vực này vào đầu ngày thứ Ba 27/2. Được biết đến với tên gọi Ring of Fire, khu vực này có Indonesia và Papua New Guinea, theo Fox News.

Một trận động đất mạnh 7,5 độ richter xảy ra ở tỉnh Pogera và Enga ở Papua New Guinea cách thủ đô Papua New Guinea 56km. Hiện chưa xác nhận được số người thương vong ở trong và xung quanh thành phố Mendi, nằm ở trung tâm của Papua New Guinea và khu nhà của hơn 50.000 người.

Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đo trận động đất có độ sâu hơn 35km.

Khoảng 40 phút sau đó, trong quần đảo Indonesia, một trận động đất có cường độ 6,0 độ richter xảy ra trong Biển Molucca, nằm khoảng 46km về phía đông bắc của Airbuaya, phía đông của quốc gia quần đảo. Trận động đất được đo có độ sâu 11km và tâm chấn ở vị trí cách khoảng 194km từ Ambon, thủ phủ của tỉnh Maluku.

Cloud Precipitation

Bão Gita mang gió mạnh, mưa lớn, tuyết dày đặc đến cho New Zealand giữa mùa hè

The Remarkables ski field in Queenstown had on average 50cm of snow on Wednesday morning.
© NZSkKhu trượt tuyết Remarkable nằm dưới 50cm tuyết hôm 21/2
Thời tiết New Zealand vừa trải qua một biến chuyển kỳ lạ khi cơn bão Gita đem đến gió mạnh, mưa, kèm theo đợt tuyết rơi dày đặc trên Đảo Nam.

Mặc dù đang là mùa hè ở New Zealand nhưng khu trượt tuyết Coronet Peak bị phủ một lớp tuyết 10-15 cm, còn dãy núi Remarkable nằm dưới lớp tuyết dày 1 m.

Trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương, quản lý khu trượt tuyết Ross Lawrence nói trung bình có 50 cm tuyết ở khu vực trên nhưng ông dự kiến điều này sẽ không kéo dài lâu. "Hãy nhớ rằng bây giờ chỉ mới là tháng 2 nên mặt trời chẳng bao lâu nữa sẽ lại ló dạng thôi" - ông Lawrence nói.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 1/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Sott summary vietnamese 1/2018
Thời tiết cực lạnh đang trở thành một dạng "bình thường" mới trên khắp thế giới với nhiều kỷ lục tuyết rơi bị phá mỗi mùa đông trong nhiệt độ thấp kỷ lục. Hiện tượng này đã gây thiệt hại đáng kể đến mùa màng, cơ sở hạ tầng và đời sống hàng ngày.

Hầu hết Hoa Kỳ tiếp tục trải qua một trong những mùa đông tồi tệ nhất trong lịch sử trong năm nay. Khi nhiệt độ ấm lên một chút thì tuyết và băng tan tạo ra lũ lụt tàn phá vùng trung và tây bắc. Trong khi đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng trải qua kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ thấp. Cái lạnh cực độ cũng có mặt ở những nơi khác thường như Morocco, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel và Ả rập Xê út. Và tất nhiên, Châu Âu cũng không kém phần long trọng như thường lệ.

Trong tháng này, gió mạnh như bão tàn phá nhiều vùng ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á và Mỹ Latin. Trong một số trường hợp, nó tạo ra lốc xoáy chưa từng có trước đó.

Vành đai Lửa có hoạt động tăng mạnh, với nhiều núi lửa phun trào trên khắp thế giới cùng với hàng loạt trận động đất cường độ mạnh. Một số nhà nghiên cứu liên hệ hiện tượng này với sự gia tăng của các tia vũ trụ đi vào Trái Đất.

Snowflake Cold

Sa mạc Sahara phủ tuyết dày đến 38 cm lần thứ hai trong năm nay

More than 15 inches of snow has covered the Sahara Desert town of Ain Sefra
© Karim Bouchetata/Geoff Robinson38 cm (15 inch) tuyết phủ dày một vùng của sa mạc Sahara
Người dân thị trấn Ain Sefra ở tây bắc Algeria, nơi được biết đến với tên gọi "cửa ngõ vào sa mạc Sahara" lại sững sờ khi chứng kiến cảnh tuyết phủ trắng khắp nơi, lần thứ hai trong năm nay.

Những cồn cát mênh mông ở hoang mạc Sahara hôm 5-2 bỗng dưng bao phủ bởi một lớp tuyết khiến cho người dân địa phương bất ngờ rồi nô nức tận hưởng cảnh tượng lạ thường.

Rõ ràng, tuyết rơi là hiện tượng thời tiết bất thường ở khu vực này nhưng mới tháng trước, thị trấn này cũng đã biết thế nào là tuyết - lần thứ ba trong vòng gần 40 năm. Khi đó, trẻ em tha hồ nặn người tuyết, thậm chí là đi xe trượt tuyết trên những cồn cát.

Lần gần nhất trước đó vào năm 2016, thị trấn được biết đến là "cửa ngõ vào sa mạc Sahara" xảy ra hiện tượng tuyết rơi dày ngay sau Giáng sinh. Mọi thứ đều xáo trộn, thậm chí trở nên hỗn loạn với hành khách bị mắc kẹt trên xe buýt do đường trơn trượt và đóng băng.

Nhận xét: Và một trang báo Việt Nam khác thản nhiên tuyên bố: Hiện tượng này là bằng chứng sự ấm lên toàn cầu đang gia tăng??!! Không còn gì để nói!!!


Snowflake

Moscow hứng lượng tuyết rơi kỷ lục trăm năm có một vào đầu tháng 2

Record Blizzard Hits Central Russia: Moscow Under Snow Siege (VIDEO)
© Sputnik/ Evgeny Biyatov
Ít nhất 1 người thiệt mạng và 5 người bị thương sau khi tuyết rơi dày ở thủ đô Moscow - Nga.

Cơ quan khí tượng Nga hôm 4-2 cho biết chỉ trong vòng 1 ngày, lượng tuyết đổ xuống thủ đô Moscow bằng phân nửa lượng tuyết rơi cả tháng ở khu vực này như bình thường. Có nơi tuyết phủ dày hơn 40 cm.

Chính quyền địa phương ghi nhận tình trạng ùn tắc giao thông, hành khách mắc kẹt tại các sân bay và hàng chục cây cối bị ngã đổ. Các nhà khí tượng học cảnh báo đó chỉ là sự khởi đầu.

Theo nhà chức trách ở thủ đô Moscow, tuyết rơi dày như hiện nay là hiện tượng trăm năm mới có một lần. Nhiệt độ hiện tại ở khu vực trung tâm gần xuống mức 0 độ C, dù không lạnh như ở Bắc Cực nhưng người dân thành thị hầu như không thể di chuyển qua các con đường đầy tuyết.

Snowflake Cold

Miền bắc Việt Nam chưa từng bao giờ có đợt rét dưới 10 độ C dài như vậy

Snow in Sa Pa, Vietnam Feb 2018
© Phạm Ngọc TriểnTuyết phủ trắng Sa Pa
Miền Bắc đang trong chuỗi ngày rét đậm, rét hại nhất mùa Đông, nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng dao động 8-11 độ C, vùng núi cao có thời điểm -1,6 độ C; đợt rét này đã bước sang ngày thứ 9 (tính từ ngày 26/1). Chuyên gia khí tượng nhận xét, trong lịch sử chưa từng ghi nhận miền Bắc rét dưới 10 độ C kéo dài ngày như vậy.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đợt rét này ở miền Bắc bắt đầu từ ngày 26/1 và không khí lạnh liên tục được tăng cường bổ sung vào các ngày 29/1, 2/2. Dự báo, đợt rét này ở miền Bắc sẽ kéo dài đến ngày 7/2, sau đó nhiệt độ tăng dần. Tuy nhiên, đến thời điểm sát Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, dự báo, khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục có một đợt rét đậm trên diện rộng.

Nhận xét về đợt rét dài ngày nói trên ở miền Bắc, ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: Trong lịch sử của ngành khí tượng chưa từng ghi nhận thời tiết miền Bắc rét đậm, rét hại dưới 10 độ C mà kéo dài ngày như vậy. Cá biệt, vào năm 2008, có một đợt rét đậm (dưới 15 độ C) kéo dài 38 ngày ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Cloud Precipitation

Pháp báo động ngập lụt trên diện rộng; nước sông Seine ở Paris có thể lên đến 6,1 m

Paris floods June 2016
Báo Guardian ngày 25.1 đưa tin dân thủ đô Pháp được cảnh báo tránh xa sông Seine nơi mực nước sông đang tiếp tục dâng cao, làm ngập lụt các con đường xung quanh và gây rối hoạn giao thông ở Paris.

Khi mực nước chạm mức 5,2 m hôm 24.1, chính quyền Paris nói nước sông Seine có thể dâng cao đến mức 6,1 m vào ngày 27.1 tới. Đó là mực nước cao hơn mức bình thường những 4 m.

Bảo tàng Louvres giáp sông Seine phải đóng cửa, các tác phẩm được đưa lên chỗ cao hơn. Các con đường ven bờ kè hai bên sông Seine cùng những tuyến đường ngầm đã phải đóng, không cho xe chạy. Tuyến đường sông cũng bị ngưng hoạt động vì nước dâng cao, các phương tiện như tàu du lịch, taxi đường sông không thể chui qua các cây cầu dọc sông Seine.

Cư dân sống trên nhà thuyền ở con sông này cũng được khuyến cáo nên sơ tán. Cảnh sát trưởng Paris, ông Michel Delpuech khuyến cáo người dân nên cực kỳ cẩn trọng khi đến gần sông Seine.

Nhận xét: Tình trạng lũ lụt nghiêm trọng, lên đến mức kỷ lục, đang xảy ra trên khắp thế giới. Đây chỉ là một ví dụ. Và chắc chắn ở Pháp không có "thủy điện xả lũ"...