Biến Đổi Trái ĐấtS


Cloud Precipitation

Đợt mưa lớn nhất trong 100 năm gây ​lũ lụt kinh hoàng ở Ấn Độ, gần 200 người chết

Indian flood 12/2015
© AFPNước lũ tràn ngập đô thị Chennai ở Tamil Nadu ngày 1-12
Cơn mưa lớn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây đã gây nên lũ lụt kinh hoàng ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ làm hàng trăm người chết và mất tích, thiệt hại nặng nề cơ sở vật chất ở địa phương.

Theo Reuters ngày 2-12, cơn lũ đã làm tê liệt hàng loạt tuyến đường và sân bay nội đô Chennai, bang Tamil Nadu. Hàng loạt ngôi trường, nhà máy, cửa hiệu và các địa điểm công cộng khác cũng bị đóng cửa do nguy cơ chết người từ lũ quét.

Theo kênh truyền thông trực tiếp IBN, tính đến nay số người chết trong đợt lũ lịch sử này đã lên đến con số 197, bên cạnh nhiều người mất tích và bị thương.

Theo Cơ quan Thời tiết Ấn Độ (IMD), hậu quả do cơn lũ mang lại còn có thể tiếp tục gia tăng do mưa to kèm theo gió giật sẽ tiếp tục hoành hành trong vòng 4 ngày tới.

The Hindu dẫn nguồn tin địa phương cho biết chính quyền đã sơ tán khẩn cấp hàng ngàn người khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời triển khai lực lượng quân sự và lực lượng ứng phó thiên tai quốc gia đến để hỗ trợ người dân.

Snowflake Cold

Nóng lên toàn cầu? - Nghiên cứu chỉ ra Nam Cực ngày càng tích tụ nhiều băng tuyết

Nam Cực
Một nghiên cứu mới đây từ Trung Tâm Không Gian Goddard trực thuộc NASA đã chỉ ra rằng, những lớp băng ở Nam Cực đang dày lên đến mức đủ để chống lại quá trình tan băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra.

Việc băng tan tiếp tục diễn ra ở hai cực của Trái Đất chính là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra trên toàn bộ hành tinh. Nhưng, điều quan trọng cần phải chú ý rằng, kết quả của cuộc nghiên cứu không mâu thuẫn với sự thật rằng các sông băng và băng tầng đang tan ra với một tốc độ tăng dần theo thời gian. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho biết, ít nhất trong một vài năm tới, lượng băng tích tụ mới sẽ nhiều hơn lượng băng tan đi.

Các nhà khoa học đều phát hiện ra kết quả của các cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra sự tăng lên trong tốc độ tan băng ở bán đảo Antarctic Peninsula, vùng đảo Thwaites và đảo Quả Thông nằm ở phía Tây của Châu Nam Cực. Nhưng các nhà khoa học đã phải tranh luận về tính chính xác của kết quả nghiên cứu, khi họ nhận thấy rằng ở vùng trung tâm của phía tây Châu Nam Cực, lượng băng tích tụ đã vượt quá lượng băng mất đi khi so sánh với số liệu của những vùng khác.

Nhận xét: Nếu nhiệt độ Nam Cực là không đổi, lượng băng tích tụ sẽ bằng lượng băng tan. Nay lượng băng tích tụ lớn hơn lượng băng tan, nghĩa là nhiệt độ Nam Cực đang lạnh đi. Đơn giản vậy thôi.

Bài viết này cố gắng xoay sở biện minh cho lý thuyết nóng lên toàn cầu đang bị phá sản trước số liệu đo được rõ ràng từ thực tế. Nhưng điều đó cũng giống như cố nhét một miếng gỗ vuông vào cái lỗ tròn. Nó sẽ không bao giờ khớp được cả.


Cloud Precipitation

Chỉ trong vài giờ, Qatar nhận lượng mưa bằng một năm

Qatar flood
© AFPCác đường phố ở thủ đô Doha ngập nước sau trận mưa lớn
Chỉ trong vài giờ, Qatar đã phải hứng chịu lượng mưa tương đương hơn một năm, khiến các đường phố ở thủ đô Doha ngày 25/11 ngập nước.

Các trường học và trung tâm mua sắm phải đóng cửa vì mưa. Đại sứ quán Mỹ tại Qatar cũng phải ngừng hoạt động cho tới tuần sau. Bộ Nội vụ Qatar đã thông báo người tham gia giao thông thận trọng trong điều kiện mưa lớn.

Khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất là sân bay quốc tế Hamad ở thủ đô Doha, nơi lượng mưa lên tới gần 80mm, gây hiện tượng úng dột tại công trình trị giá khoảng 17 tỷ USD vừa được khánh thành năm 2014 này. Tuy nhiên, ban quản lý sân bay cho biết các chuyến bay vẫn hoạt động bình thường.

Qatar sẽ đăng cai giải bóng đá thế giới World Cup 2022. Nước này nổi tiếng với khí hậu mùa ​Hè khắc nghiệt, khiến các trận thi đấu phải chuyển sang tháng 11 và 12.

Trong khi đó, tại Saudi Arabia, các trường học đã phải đóng cửa vì mưa liên tiếp hai ngày tại thủ đô Riyadh, gây ngập lụt tại một số tuyến phố, khiến ôtô không thể lưu thông, nhất là đường cao tốc đi qua quận Labban, vùng ngoại ô phía Tây Riyadh.

Bizarro Earth

Một đường cao tốc tại California biến dạng nặng nề không rõ nguyên nhân

California road buckles
© KTLA 5 News
Chỉ trong vòng 3 ngày, từ ngày 19/11, con đường cao tốc Vasquez Canyon tại California đã rơi vào tình trạng cong vênh và biến dạng nặng nề mà không rõ nguyên nhân tại sao.

Một con đường cao tốc tại Santa Clarita, California đã buộc phải ngừng hoạt động sau khi rơi vào tình trạng nứt vỡ, biến dạng kể từ ngày 19 tháng 11. Hiện tại, các nhà chức trách địa phương khuyến cáo người dân không nên đi vào con đường này vì lý do an toàn.

Theo như đài CBS Los Angeles, hơn 60 mét của con đường cao tốc Vasquez Canyon đang rơi vào tình trạng cong vênh, với một số vị trí nhô cao tới 4,5 mét.

"Các vết nứt vẫn còn tiếp tục mở rộng, đồng thời tại các sườn đồi phía bên cạnh con đường đang xuất hiện tình trạng lở đất, góp phần khiến con đường này ngày càng vênh cao hơn" - ông Steven Frasher trả lời trong một cuộc phỏng vấn với báo giới.

Đến giờ vẫn chưa có lý giải xác đáng nào về nguyên nhân xảy ra tình trạng này.
Ảnh
Con đường trước và sau khi bị biến dạng

Tornado1

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt biến đổi Trái Đất của SOTT - 10/2015: Thời tiết cực đoan và chấn động hành tinh

SOTT Summary 10/2015 Vietnamese
© Sott.net
Siêu bão mang lũ lụt kỷ lục và "sông băng" đến cho vùng Trung Đông... Có phải Mẹ Thiên Nhiên đang phản ánh lại cho nhân loại sự hỗn loạn chính trị - xã hội trong khu vực này, và thực ra là trên toàn cầu?

Trong tháng 10/2015, mưa lớn tạo ra lũ quét gây chết người dọc vùng Riviera của Pháp, bờ Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ, các đảo của Hy Lạp, miền nam Ý, và các nơi khác tại Địa Trung Hải trong khi "Bão Trung Hải" càn quét qua khu vực. Dĩ nhiên, "Bão Trung Hải" là một từ mới được đặt ra để mô tả hiện tượng thời tiết mới này ở khu vực vốn không mấy khi có bão lớn. Sự thay đổi khí hậu cũng lan đến vùng Trung Đông, nơi những cơn bão hoành hành mang đến lũ quét chưa từng có trong hàng tuần liền suốt từ Ai Cập đến Iran. Mưa đá dữ dội hồi tháng trước biến sa mạc Ả Rập thành sông băng, trong khi siêu bão Chapala, cơn bão mạnh thứ hai trong lịch sử Biển Ả Rập chỉ sau bão Gonu năm 2007, trở thành cơn bão đầu tiên trong lịch sử đổ bộ vào Yemen.

Hoạt động địa chấn mạnh trong tháng trước bao gồm nhiều đợt phun trào núi lửa ở Mexico, ném tro bụi lên cao hàng km trong không trung, một trận động đất 5,9 độ ở bắc Argentina gây thiệt hại cơ sở hạ tầng, một trận động đất 7,5 độ giết hại 400 người tại Pakistan và Afghanistan, cùng vụ sạt lở đất tồi tệ nhất trong lịch sử Guatemala giết hại 350 người. Hố sụt nuốt chửng một đoạn đường phố ở Anh và một chiếc xe hơi tại Sicily, trong khi mặt đất mở ra tạo nên khe núi mới tại bang Wyoming. Siêu bão Mujigae gây ra nhiều lốc xoáy tàn phá, trong khi vòi rồng nước đi vào bờ ở Florida, Pháp, Ý, Tunisia, và quần đảo Canary, thường là trước những trận mưa xối xả tạo ra những dòng sông bùn chảy dọc đường phố và ra biển.

Igloo

Bão tuyết nhấn chìm Chicago, Hoa Kỳ, hơn 500 chuyến bay bị hủy

Chicago snow
© Reuters
Một cơn bão mùa đông gây tuyết dày gần nửa mét đã "nhấn chìm" thành phố Chicago, Mỹ, buộc các hãng hàng không hủy hơn 500 chuyến bay đến, đi từ hai sân bay quốc tế của TP.

Tại sân bay quốc tế O'Hare, có 350 chuyến bay bị hủy trong ngày 22-11 (giờ địa phương), trong khi con số này ở sân bay quốc tế Midway là 175.

Theo RT, nhà chức trách Chicago đã điều hàng trăm xe ủi tuyết và rải muối để "cứu" các con đường ngập trong tuyết. Họ cũng phát cảnh báo bão mùa đông ở nhiều khu vực.

Các chuyên gia khí tượng cảnh báo nhiệt độ xuống thấp vào buổi tối có thể khiến đường sá đóng băng gây nguy hiểm cho người đi đường.

Nhận xét: Theo NBC News, đây là cơn bão tháng 11 mang lại nhiều tuyết rơi nhất trong hơn 100 năm nay tại thành phố Chicago.


Bizarro Earth

Lở đất tại một mỏ ngọc bích ở Myanmar, chôn vùi hơn 180 người

Ảnh
Hiện trường vụ lở đất chon vùi mỏ ngọc bích ở Myanmar hôm 21.11
Đã có khoảng 80 thi thể được tìm thấy từ một mỏ ngọc bích bị lở đất chôn vùi ở phía bắc bang Kachin của Myanmar, khoảng 100 người hiện vẫn còn mất tích, quan chức cứu hộ Myanmar cho biết ngày 22.11.

Vụ lở đất xảy ra vào sáng sớm 21.11 tại Hpakant, khu vực mỏ ngọc bích có chất lượng cao nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng là khu mỏ khai thác đá quý nguy hiểm hàng đầu thế giới. Phần lớn công nhân tại khu mỏ này là những người di cư từ khắp nơi ở Myanmar, phải chấp nhận làm việc nặng nhọc nhiều giờ mỗi ngày với đồng lương rẻ mạt.

"Hiện tại chúng tôi đã tìm thấy gần 80 thi thể trong đống đất vùi, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm những người mất tích", một quan chức của Hpakant Township nói với Reuters qua điện thoại. Vị quan chức này (xin giấu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông về vụ việc) cho biết vụ lở đất xảy ra vào lúc 3 giờ ngày 21.11 gần khu vực mỏ được kiểm soát bởi Triple One Jade Minning.

Một nhà lập pháp địa phương và một nhân viên cứu hộ cũng đã xác nhận thông tin trên. New Light of Myanmar cho biết nhiều người trong số những thợ mỏ bị thiệt mạng đang ngủ trong lều khi vụ lở đất xảy ra.

Bizarro Earth

Những hố sụt khổng lồ có thể nhìn thấy từ vũ trụ tại Siberia

Siberia giant sinkholes
Điều kỳ lạ đang xảy ra với Siberia khiến các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới lo lắng.

Một vùng nước Nga rộng lớn này dường như đơn giản là đang tự cắt tách thành những miệng núi khổng lồ không thể lý giải nổi, đến mức có thể nhìn thấy từ không gian vũ trụ.

Tất cả bắt đầu vào năm 2013, khi các phi công trực thăng phát hiện một lỗ hổng bí ẩn trong lớp băng vĩnh cửu lúc đang bay qua vùng Yamal, phí bắc nước Nga.
Siberia giant sinkholes

Nhận xét: Hiện tượng hố sụt đang xảy ra khắp nơi trên thế giới trong những năm gần đây với tần suất ngày càng gia tăng. Như bài viết này cho thấy, nó không chỉ xảy ra ở các khu dân cư với kích thước nhỏ mà cả ở những vùng không một bóng người với kích thước khổng lồ. Chúng là một phần của hiện tượng biến đổi Trái Đất mà hành tinh chúng ta đang trải qua. Mời các bạn theo dõi mục Biến Đổi Trái Đất trên trang này nơi chúng tôi đăng các tin tức và bài phân tích về hiện tượng này.


Cloud Precipitation

Mưa lũ ở nam Ấn Độ khiến hơn 70 người chết

Ảnh
Mưa lớn gây lũ lụt ở Chennai, Ấn Độ đã làm hơn 70 người thiệt mạng
Tính đến nay, hơn 70 người đã thiệt mạng do mưa lũ ở thành phố Chennai, miền Nam Ấn Độ trong những ngày qua.

Hầu hết các tuyến phố chính đều bị ngập nước, khiến cho toàn thành phố rơi vào cảnh tắc nghẽn. Nhiều cơ quan và trường học đã phải đóng cửa vì mưa lớn trong tuần qua.

Những trận mưa cũng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 80.000 người ở các khu vực phía Bắc của Sri Lanka.

Reuters dẫn lời quan chức chính phủ cho biết, khoảng 10.000 người đã được sơ tán khỏi Chennai. Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia và quân đội của Ấn Độ đang nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu hộ.

Thủ hiến bang Tamil Nadu, bà J Jayalalitha cho biết: "Trận mưa đáng lẽ kéo dài trong những tháng gió mùa bỗng chốc đã ập tới chỉ trong vài ngày. Không có biện pháp cảnh báo nào được tiến hành để hạn chế thiệt hại gây ra do mưa lớn. Tại những khu vực nơi lũ lụt tàn phá, các công tác viện trợ và cứu hộ đang được tiến hành rất khẩn trương".

Cloud Precipitation

Lũ lụt và lở đất nghiêm trọng ở Chiết Giang, Trung Quốc làm hàng chục người chết

Ảnh
© AFPLực lượng cứu hộ đang tìm kiếm nạn nhân vụ lở đất ở Chiết Giang, Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc hôm nay đưa tin, số người thiệt mạng trong các vụ lở đất kinh hoàng cuối tuần qua tại tỉnh miền Đông Chiết Giang đã lên tới 25 người và 16 trường hợp mất tích.

Những trận lũ lụt do mưa lớn liên tiếp từ 3 ngày qua đã gây ra sạt lở đất và bùn nghiêm trọng ở nhiều khu vực trong tỉnh Chiết Giang, phá hủy hàng chục ngôi nhà. Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch không thể lưu thông do sạt lở đất, đá. Chính quyền địa phương đã huy động 2.300 nhân viên cứu hộ, hơn 60 máy đào đất chạy đua thời gian để giải cứu người mắc kẹt và khai thông đường sá. Đến chiều nay, nhiều làng mạc, thị trấn vẫn ngập sâu trong nước lũ, cản trở nỗ lực cứu hộ.

Theo dự báo trong vài ngày tới, tỉnh Chiết Giang tiếp tục hứng chịu những đợt mưa lớn, nguy cơ sạt lở trên diện rộng và gây thiệt hại cho mùa màng.

Còn tại Srilanca, cuộc sống của ít nhất 80.000 người dân phía Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Theo báo cáo mới nhất, có 3 người thiệt mạng và 5 người mất tích. Nhà chức trách Srilanca đang phải phải huy động thêm hàng trăm binh sĩ, lực lượng hải quân tham gia vào các hoạt động cứu nạn, sơ tán và phân phát đồ cứu trợ cho người dân vùng thiên tai.