Lũ lụt
S


Cloud Precipitation

Lũ lụt lịch sử ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ: Ít nhất 74 thành phố ban bố tình trạng khẩn cấp

A semi truck and trailer are swept off the road by floodwaters in Arlington, Nebraska
© Ryan Soderlin/AP
Khu vực Trung Tây nước Mỹ đang trải qua đợt lũ lụt lịch sử, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và ít nhất 74 thành phố phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo CNN, 4 người thiệt mạng, bao gồm 3 nạn nhân ở bang Nebraska và 1 người ở bang Iowa. Tình trạng lũ lụt tại khu vực Trung Tây đã trở nên nghiêm trọng sau khi "bão bom" đổ bộ khu vực này hồi tuần trước.

"Bão bom" là hiện tượng thời tiết nguy hiểm bởi đây là cơn bão cuối mùa đông kèm theo gió mạnh và lượng băng tuyết khổng lồ. Sau khi cơn bão đi qua, lượng băng tuyết này sẽ tan chảy khiến mực nước các sông liên tiếp dâng cao, gây ngập úng trên diện rộng.

Theo dự báo của các chuyên gia khí tượng, trong tuần này, mực nước tại các sông ở bang Iowa và Mississippi có thể sẽ đạt mức đỉnh và hơn 8 triệu người dân tại 14 bang có thể sẽ nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Tornado1

Siêu bão tàn phá gần như hoàn toàn thành phố ở Mozambique, có thể hơn 1000 người thiệt mạng

An aerial shot of Beira made available by the International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies
© Caroline Haga/APẢnh chụp Beira từ trên không hôm 18/3
CNN đưa tin, lốc xoáy đã tấn công vào quốc gia đông nam châu Phi với sức gió 175 km/h vào nửa đêm 14/3, gây tàn phá trên diện rộng trước khi di chuyển tới Zimbabwe và Malawi.

Phát biểu trên đài phát thanh quốc gia hôm 18/3, Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi cảnh báo trong khi số người thiệt mạng chính thức là 84 người, "mọi dấu hiệu cho thấy con số tử vong có lên tới hơn 1.000".

Ông Nyusi miêu tả đã nhìn thấy "các thi thể nổi trên mặt nước" sau khi hai dòng sông bị vỡ bờ, cuốn trôi toàn bộ làng mạc và khiến những người khác bị cô lập. "Đây thực sự là một thảm họa nhân đạo lớn", Tổng thống Mozambique nhận định.

Nếu như số người thiệt mạng theo ước tính của ông Nyusi được xác nhận, lốc xoáy Idai sẽ là trận lốc xoáy nhiệt đới chết chóc nhất từng tấn công vào phía nam châu Phi.

Bizarro Earth

Lũ quét ở Papua, Indonesia khiến ít nhất 63 người thiệt mạng

Flash floods in Sentani, Papua, Indonesia, left debris and mud around a helicopter on Sunday.
© Gusti Tanati/Antara Foto
Lũ quét xảy ra ở Sentani, gần thủ phủ Jayapura của tỉnh Papua, phía đông Indonesia sau những trận mưa lớn và lở đất hôm 16/3, theo AFP. Ít nhất 50 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích, gần 60 người bị thương và hàng chục ngôi nhà bị nước lũ tàn phá.

Tuy nhiên, hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc cho biết ít nhất 63 người thiệt mạng trong thảm họa.

"Thương vong và tác động của thảm họa có thể sẽ tăng lên khi các đội cứu hộ và tìm kiếm đang tiếp cận những khu vực bị ảnh hưởng khác", người phát ngôn cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết. "Lũ quét nhiều khả năng do lở đất gây ra".

Nước đã rút nhưng lực lượng cứu hộ đang cố gắng sơ tán người dân khỏi những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. "Không phải tất cả những khu vực bị ảnh hưởng đều đã được tiếp cận do cây đổ, đá, bùn lầy và các vật liệu khác", Sutopo cho hay.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 2/2019: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

recordsnow2
Tháng 2/2019 lại là một tháng nữa với đầy các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt kỷ lục và những trận tuyết rơi không thể tin nổi.

Trong khi giới truyền thông tập trung vào và thổi phồng lên một vài sự kiện nóng kỷ lục trong tháng 2, họ khá là kín tiếng về những sự kiện lạnh kỷ lục, và tiếp tục bỏ qua thực tế về xu hướng suy giảm nhiệt độ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở bắc bán cầu. Thông qua đó, họ đánh lạc hướng công chúng khỏi điều thực sự quan trọng: khả năng nghiêm trọng về một thời kỳ băng hà mới có thể xảy ra khi chúng ta bước vào giai đoạn cực tiểu của hoạt động mặt trời mà các tác động của nó đang được cảm nhận bởi hàng triệu người.

Những sự kiện mưa lũ gây tàn phá nặng nề nhất trong tháng trước xảy ra ở vùng Trung Đông: Iraq, Iran, Ả rập Xê út, Pakistan và Jordan chứng kiến những cơn lũ khủng khiếp càn quét trên sa mạc. Ở nơi khác, một trận lũ quét chưa từng có nhấn chìm vùng đất khô hạn nhất thế giới: sa mạc Atacama ở Chile. Một lần nữa, kỷ lục lạnh giá và tuyết rơi lại bị phá. Sự hỗn loạn và tình trạng mất điện diễn ra tại Cộng hòa Czech, hàng chục chuyến bay bị hủy ở bắc Ấn Độ, và tuyết rơi kỷ lục chặn các con đường tại Pakistan.

Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của cái lạnh trong tháng này. Từ tuyết rơi dày ở Seattle cho đến nhiệt độ bất thường tại New Mexico và Las Vegas, và một trận "bão bom" tấn công các bang phía đông khiến 550.000 người mất điện. Cuối cùng, cầu lửa từ thiên thạch một lần nữa xuất hiện trên các trang nhất của báo chí trong tháng 2, với sự kiện thiên thạch nổ tung trên bầu trời Cuba làm vỡ kính nhà cửa ở dưới.

Tất cả những thứ đó, và nhiều hơn nữa, trong video Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT tháng này...


Cow Skull

Lũ lụt kỷ lục sau hạn hán kéo dài ở Queensland, Úc khiến nửa triệu gia súc chết

Dead cattle at Eddington station 20km west of Julia Creek, Queensland.
© Rachael AndersonGia súc chết sau lũ lụt tại trang trại Eddington, Queensland
Tình hình cực kỳ bi đát và chưa thể lường nổi ở bang Queensland (Úc) khiến tờ báo Financial Review của Úc phải dùng đến từ "tận thế".

Sau 7 năm hạn hán, những trận mưa lớn trong khoảng thời gian hơn 2 tuần biến vùng đất bụi bặm và khô cằn ở bang Queensland (Úc) thành những vũng bùn khổng lồ. Tình trạng đó lại giết hại đến nửa triệu gia súc.

Đài CNN ngày 13-2 mô tả những cơn mưa tưới mát cho vùng đất miền đông bắc nước Úc hóa ra không phải là "mưa vàng" mà là những trận mưa "tử thần". Lượng mưa trong vài tuần được ước tính đổ xuống lượng nước bằng của cả năm (2.000mm).

Bà Annastacia Palaszczuk, thủ hiến bang Queensland, nhìn nhận đợt mưa dữ dội và dai dẳng lần này "trăm năm mới xảy ra". Chính quyền địa phương ở Úc cho biết khoảng 500.000 gia súc, trị giá ít nhất 213 triệu USD, đã thiệt mạng vì lũ lụt do mưa quá lớn gây lũ lụt nặng.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 12/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

meteor Mexico city December 2018
Vùng trung tâm và phía đông Trung Quốc đang trải qua một trong những mùa đông khốc liệt nhất từ trước tới nay. Bắc Kinh phải chịu một trong những tháng 12 lạnh nhất trong lịch sử. Mưa lớn cùng sạt lở đất tấn công vùng tây nam khiến 4 người chết.

Sau một đợt tuyết phủ diện tích lớn nhất trong lịch sử Mỹ cho tháng 11, bão Diego lại hoành hành ở vùng đông nam khiến 400.000 người không có điện, trong khi tuyết rơi dày một cách khác thường đổ xuống vùng tây nam, và nhiều vùng ở đông bắc và phía tây.

Hàn Quốc có đợt rét đậm rất sớm trong mùa đông năm nay, trong khi tuyết rơi dày tấn công Nhật Bản, đổ xuống 2 mét tuyết ở tỉnh Yamagata.

Tuyết dày cũng làm rối loạn cuộc sống tại Bosnia, Romania và Bulgaria, buộc các trường học phải đóng cửa và gây mất điện. Trong khi đó, Áo nhận 140 cm tuyết chỉ trong bảy ngày... Và mùa đông vừa mới bắt đầu!

Một loạt cầu lửa từ thiên thạch vạch qua bầu trời Tây Ban Nha trong vài tháng qua, 3 trong số đó xuất hiện chỉ trong vòng 5 giờ trong tháng 12. Mexico, Texas và San Francisco cũng góp phần của họ với những màn trình diễn cầu lửa ngoạn mục trên bầu trời trong tháng này.

Ả rập Xê út tiếp tục bị đập tơi tả bởi mưa đá, mưa lớn và lũ lụt. Nó khiến sa mạc bắt đầu xanh trở lại ở một số vùng. Trong khi đó lũ quét buộc 45.000 người phải sơ tán ở Indonesia, và Sri Lanka bị nhấn chìm bởi 36 cm mưa chỉ trong một đêm.

Lốc xoáy trái mùa tàn phá Florida, Washington và Illinois ở Mỹ, trong khi một lốc xoáy xuất hiện ở Java, Indonesia, và phá hủy 156 ngôi nhà.

Một đợt phun trào mạnh của núi lửa Krakatoa gây ra một cơn sóng thần ở Indonesia khiến 430 người chết và 22.000 mất nhà cửa. Một đợt phun trào núi lửa khác ở Vanuatu gây ra một loạt trận động đất làm nứt toác một phần hòn đảo Ambrym.

Venezuela cũng bị tấn công bởi nhiều trận động đất, một trận cường độ 5,6 độ xảy ra ở vùng Carabobo làm mở ra nhiều khe nứt trên mặt đất và trong các tòa nhà.

Xem video Tóm tắt SOTT của chúng tôi dưới đây:


Cloud Precipitation

Ít nhất 122 người chết trong lũ lụt, sạt lở đất tại Philippines

A destroyed house after a tropical depression in Camarines Norte
© Robert Balidoy
Cơn bão Usman gây mưa lớn ở vùng núi Philippines khiến ít nhất 85 người thiệt mạng do sạt lở đất và ngập lụt.

Ngày 2.1, Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Philippines, Ricardo Jalad, cho biết số người chết vì lở đất và lũ lụt tàn khốc ở miền trung Philippines được hình thành từ áp thấp nhiệt đới đã lên tới con số 85. Ngoài ra, vẫn còn 20 người mất tích khi lực lượng cứu hộ dần tiếp cận những nơi bị mất liên lạc.

Theo ông Ricardo Jalad, những người thương vong, bao gồm cả trẻ nhỏ, hầu hết đã thiệt mạng khi nhà của họ sụp đổ trong trận lở đất sau những ngày mưa lớn ở một số tỉnh ở miền trung Philippines.

Ông Jalad nói thêm: "Nếu chúng tôi không thể tìm những người mất tích hoặc cứu họ thì số người thiệt mạng có thể lên tới 105 - điều chúng tôi hy vọng sẽ không xảy ra."

Nhận xét: Theo tin mới nhất từ The Gulf Today, số người thiệt mạng đã lên tới 122, cùng với 30 người mất tích và 25.000 người phải sơ tán.


Cloud Precipitation

Thảm nạn... trời sa xuống đất: Trận lũ lịch sử miền Trung năm 1964

Flood memorial at Đông An village, Quảng Nam, Vietnam
Nhà thờ lụt ở làng Đông An
Trong ký ức của người dân miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng, đỉnh lũ cao nhất xảy ra vào năm 1999. Nhưng kinh hoàng nhất phải là trận lũ lụt năm Giáp Thìn (1964), đến nỗi người dân vùng quê ấy phải lấy ngày xảy ra thảm nạn làm ngày "giỗ lụt" (ngày 6 tháng 10 âm lịch).

Những số liệu lịch sử ghi lại về trận lũ lụt kinh hoàng năm Giáp Thìn 1964 không còn nhiều, chủ yếu qua ký ức, lời kể của những người sống sót và qua tư liệu của một số nhà báo, nhà nghiên cứu. Trận lũ lụt năm đó gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung từ Huế đến Bình Định, nhưng địa phương thiệt hại lớn nhất là Quảng Nam.

Các nhân chứng sống sót qua trận lũ lụt kinh hoàng đó đều mô tả rằng, đầu tháng 10 âm lịch, nước từ trận lụt trước còn chưa kịp rút thì đến ngày 4 tháng 10 bắt đầu mưa to kéo dài. Mưa to khủng khiếp không ngớt, đến ngày 6 tháng 10 âm lịch thì lũ tràn về. Đêm ngày 6 tháng 10, nước lớn kinh hoàng cuốn trôi hết nhà cửa.

Snowflake Cold

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 11/2018: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

california fires
Tháng 11 vừa qua, thị trấn Thiên Đường ở California biến thành địa ngục trần gian. Các vụ cháy rừng như ngày tận thế tàn phá bang này, buộc dân chúng phải sơ tán, khiến 85 người chết và con số thiệt hại kỷ lục. 765.000 hecta bị biến thành tro bụi. Nhưng đó không phải là tất cả, lũ lụt và tuyết rơi gây thêm nhiều thiệt hại hơn nữa cho vùng đất bị tàn phá ấy.

Hoạt động địa chấn và các hiện tượng địa chất khác gia tăng trong tháng 11. Một trận động đất 6,3 độ ở Iran và một trận 7,0 độ ở Anchorage, Alaska, đấy chỉ là hai trận động đất lớn nhất. Trong khi đó, núi lửa tại Guatemala, Nga, Mexico, và Italy đều bừng tỉnh giấc và Ấn Độ cùng Ả rập Xê út bị ảnh hưởng bởi những vết nứt khổng lồ trên mặt đất, hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Trái Đất có vẻ như đang "mở ra".

Mưa xối xả, lũ lụt và những hạt mưa đá cực lớn đã trở thành "bình thường" - ngay cả trong mùa khô ở một số nước - khiến hàng trăm người chết, mùa màng thất bát và cơ sở hạ tầng bị hủy hoại. Kuwait, Việt Nam và Sydney đều bị ảnh hưởng nặng, nhưng vùng Trung Đông và Italy chịu thiệt hại nặng nhất. Các hiện tượng thời tiết cực đoan phá vỡ nhiều kỷ lục và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Italy với gió lốc mạnh như bão, các cơn bão mạnh và lũ lụt nặng nề khiến 30 người chết, thiệt hại nặng đến mùa màng và cây trồng.

Những đợt mưa khủng khiếp còn hóa lỏng đất gây những đợt sạt lở đất lớn tại Panama, Costa Rica, Brazil , Peru và Ecuador, chỉ kể ra một vài nơi. Hầu hết các đợt mưa - kết hợp với nhiệt độ ngày càng thấp do chu kỳ cực tiểu của hoạt động mặt trời - còn gây ra tuyết rơi dày rất sớm khiến nhiều người kinh ngạc.

Các vụ cầu lửa từ thiên thạch cũng cho chúng ta những buổi trình diễn ngoạn mục trong tháng này. Trong một sự kiện hiếm thấy, bốn quả cầu lửa từ thiên thạch rạch ngang bầu trời nam Tây Ban Nha, hai trong số đó xuất hiện chỉ cách nhau 2 giờ.

Xem video tóm tắt của chúng tôi dưới đây:


Cloud Precipitation

Mưa lớn kỷ lục gây lũ lụt nặng nề ở miền Trung - Hàng ngàn hộ dân bị ngập

Flood in Đà Nẵng, Vietnam 9 Dec 2018
Lũ lụt tại Quảng Ngãi
Từ đêm 8/12 đến hết ngày 9/12, Đà Nẵng xối xả. 3h sáng, vợ chồng chị Thanh thức giấc khi nghe tiếng các vật dụng trong phòng trọ tại kiệt 640 Trưng Nữ Vương (quận Hải Châu) va vào nhau. "Mở mắt ra, tôi thấy nước tràn vào phòng và dâng rất nhanh", chị kể.

Vợ chồng chị vội rút điện tủ lạnh, thu dọn đồ đạc lên cao. Do không có gác xép, mọi tài sản được chất lên giường, từ xoong nồi đến quạt máy. Riêng hai xe máy để trong phòng đành bất lực nhìn nước nhận chìm dần. Quần áo treo trên tường cũng ướt mèm.

"Đến trưa 9/12, nước tràn vào phòng hơn một mét. Việc đi lại, trông coi đồ đạc dù vất vả song vẫn xoay xở được, riêng chuyện nấu ăn thì đành chịu", chị Thanh nói. Hai vợ chồng sau đó quyết định đi thuê khách sạn ở, tài sản trong phòng "đành phó mặc cho trời".

Thuê trọ trên đường Trưng Nữ Vương ba năm nay, chị Thanh bảo lần đầu phải sống trong cảnh ngập lụt. Trong trận mưa ngày 9/11, tuyến phố này bị ngập sâu nhất thành phố. Lực lượng cứu hộ phải đập cửa phòng từng nhà, giải cứu hai mẹ con bị mắc kẹt vì nước ngập sâu đến ngang cổ.