Hố sụt
S


Bizarro Earth

Hàng loạt hố sụt rộng 2 - 5 mét xuất hiện liên tiếp tại Bắc Kạn

Sinkhole in Bắc Kạn, Vietnam
Hố sụt tại Bắc Kạn
Những "hố tử thần" có đường kính từ 2 - 5 mét xuất hiện liên tiếp trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua khiến người dân hoang mang, lo lắng,

Theo thông tin người dân phản ánh, chiều ngày hôm qua (5/2), tại cánh đồng ở xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn bất ngờ xuất hiện những hố sâu có đường kính từ 2 - 3 mét và sâu khoảng 1 - 2 mét. Những hố sụt lún này chỉ cách khu vực dân cư khoảng 100 - 200 mét.

Trước đó, vào ngày 28/1 (tức mùng 1 tết) trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn) cũng đã xuất hiện những hố sụt lún tương tự gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Hà Sỹ Huân - Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn cho biết, lãnh đạo huyện đã nắm được tình trạng trên.

Trong chiều ngày 6/2, ông Huân cùng các đơn vị chức năng đã xuống trực tiếp xã Ngọc Phái để tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt lún nghiêm trọng trên địa bàn.

Ông Huân cũng cho hay, hiện nguyên nhân chính xác dẫn đến việc các hố sụt lún lớn xuất hiện trên địa bàn huyện Chợ Đồn thời gian qua đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Ông Nông Văn Chí - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, các hố sụt lún trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã xuất hiện từ tháng 1/2016. Sau khi phát hiện, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có báo cáo gửi Bộ Tài nguyên môi trường.

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Bizarro Earth

Viện địa chất Việt Nam: Hố sụt rộng 100 m, sâu 3 m ở Cẩm Phả là do vận động tự nhiên

Sinkhole in Cẩm Phả, Vietnam
Viện Địa chất (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa có văn bản gửi UBND thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) thông tin về nguyên nhân sụt lún đất tại tổ 1, khu Nam Sơn 2, phường Cẩm Sơn xảy ra ngày 13/9 vừa qua.

Theo đó, nguyên nhân được đưa ra là do yếu tố vận động tự nhiên, cơ chế sụt đất tại đây cũng giống như các vụ sụt đã xảy ra từ năm 2013, 2014.

Theo kết quả phân tích, đây là vụ sụt lún lớn nhất trong 3 năm trở lại đây, các hố sụt đều có kích thước lớn, các lớp đất bề mặt đều bị hút xuống sâu 8- 10m. Vùng sụt nằm trên khu vực được cảnh báo có nguy cơ sụt đất cao và có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sụt đất. Cùng với đó, sự cố sụt đất tại Cẩm Sơn còn có yếu tố kích hoạt của nước thấm rỉ.

Trong điều kiện bình thường, lớp ngăn cách giữa lớp vật liệu bở rời và tầng đá gốc chưa bị phá hủy khiến vật liệu không bị lôi quấn vào hang ngầm. Tại khu vực sụt đất tại khu Nam Sơn 2, phường Cẩm Sơn, lớp ngăn cách này đã bị nước rò rỉ và theo đường thoát xuống hang ngầm, khiến vật liệu bị kéo theo, dần thành không gian rỗng trong tầng vật liệu bở rời và gây ra nứt mặt. Khi kích thước không gian ngầm đủ lớn gây ra hiện tượng sụt đất.

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 8/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

SOTT summary Vietnamese, August 2016
Trong khi khán giả màn ảnh nhỏ bị phân tâm bởi Thế vận hội mùa hè ở Rio de Janeiro và những trò hề trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới vẫn không ngừng gia tăng trong tháng 8. Trong những xu hướng biến động môi trường trong tháng trước, chúng tôi quan sát thấy...
  • Kỷ lục về số lốc xoáy trong tháng 8 tại Hoa Kỳ
  • Một sự kiện lũ lụt "ngàn năm có một", lần này ở Louisiana
  • Một trận động đất tàn phá tại trung tâm nước Ý
  • Sao chổi nhanh nhất từng được ghi nhận
  • Rất nhiều cái chết do sét đánh, bao gồm cả một đàn tuần lộc ở miền nam Na Uy
  • Ba hố sụt khổng lồ mở ra, nuốt chửng (và giết hại) người dân tại Trung Quốc
  • Bão dữ dội tấn công nhiều thủ đô trên thế giới, bao gồm cả lượng mưa kỷ lục ở Macedonia và Moscow
  • Cháy rừng hoành hành suốt dọc miền tây Địa Trung Hải và miền tây Hoa Kỳ
Đấy chỉ là một số dấu hiệu thời đại trong tháng 8/2016

Bizarro Earth

Hố sụt rộng 9 mét cắt đôi quốc lộ 16 ở Thanh Hóa

Sinkhole in Thanh Hóa, Vietnam
Hố sụt chia cắt quốc lộ 16, đoạn qua xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Quốc lộ 16, đoạn qua huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) bị chia cắt sau khi xuất hiện "hố tử thần" rộng 9 m, sâu 10 m. Hố này đã nuốt chửng toàn bộ mặt đường, cống thoát nước.

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến một "hố tử thần" xuất hiện chia cắt tuyến quốc lộ 16, đoạn qua xã Yên Thắng (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa). Hố này có chiều rộng 9 m, sâu khoảng 10 m, xuất hiện ngay cạnh điểm được xây dựng một cống thoát nước.

Theo quan sát, "hố tử thần" đã kéo toàn bộ mặt đường, một loạt cống thoát nước xuống khá sâu. Giao thông đi lại qua khu vực này gần như bị chia cắt khi xe ôtô không thể lưu thông.

Các phương tiện khác như xe máy, xe đạp đi lại qua khu vực này rất khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do nguy cơ sụt lún tiếp tục có thể xảy ra.

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


SOTT Logo Media

Trọng Tâm SOTT: Tóm tắt Biến đổi Trái Đất của SOTT - 6/2016: Thời tiết Cực đoan, Chấn động Hành tinh, Cầu lửa từ Thiên thạch

Summer time in Italy
Mùa hè ở miền nam nước Ý... đường phố thành sông băng!
Nhiều lốc xoáy tại Đức, sông băng ở Ý, lũ quét tại Hy Lạp, kỷ lục mưa lớn cùng một lúc ở Anh, Đức và Pháp, tất cả chỉ nói lên một điều: đã là mùa hè ở châu Âu rồi!

Vâng đúng vậy, nó là mùa hè ở bắc bán cầu, nhưng không phải là mùa hè như chúng ta từng biết. Tốc độ ngày càng gia tăng của sự hỗn loạn khí hậu vẫn tiếp tục trên khắp thế giới trong tháng vừa qua: Trung Quốc ghi nhận cơn lốc xoáy tàn phá nhất trong lịch sử của họ; lại một trận lụt "ngàn năm có một" nữa tấn công các bang vùng trung tâm bờ Đại Tây Dương; và bão dữ dội tàn phá hàng loạt thủ đô từ Accra đến Kuala Lumpur đến Warsaw.

Đây chỉ là (một số) các dấu hiệu thời đại trong tháng 6/2016...


Bizarro Earth

Lại một hồ nước nữa biến mất hoàn toàn chỉ sau một đêm ở Nga

Lake Peschera vanishes
Hồ Peschera mất hết nước do một hố sụt vào tháng 6/2016.
Hồ nước Peschёra ở Nga vừa biến mất sau 1 đêm chỉ để lại một hố nhỏ trên nền đất. Dân địa phương đang mong nước hồ đầy trở lại bởi sự hữu ích của nó.

Hồ Peschёra rộng 200m và sâu 9m nằm trong khu rừng làng Ostashata ở tỉnh Perm, gần núi Ural thuộc Nga.

Cư dân cho biết, chỉ sau một đêm, hồ nước biến mất hoàn toàn. Sáng họ thức dậy, chỉ thấy còn lại vài vũng nước và một cái hố nhỏ kỳ lạ ngay giữa hồ, đặc biệt là không còn sót lại 1 con cá nào. Họ sợ rằng hồ Peschёra cũng biến mất như hồ Lyubimov ở gần đó.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Vì sao hồ nước Peschёra bị cạn hết? Nước hồ và cá đã biến đi đâu? - Một giả thiết cho rằng: đã xảy ra trận động đất mạnh 4,1 độ richter ở gần Sverdlovsk nuốt gọn hết nước hồ.

Một giả thiết khác cho rằng: Người ta khoan ở gần hồ làm hồ bị sụp xuống. Khu vực này vốn có những hang lớn bên dưới, Một hang trong số đó đã bị nứt trần.

Nhận xét: Xem thêm:


Bizarro Earth

Hố sụt khổng lồ rộng 1,5 km, sâu 900 m ở Siberia đang ngày càng mở rộng và sâu hơn

Batagaika sinkhole siberia
Hố Batagaika tại Siberia
Có một vết nứt kì lạ trên bề mặt băng giá tại Siberia, được gọi là Hố Batagaika. Cái hố bí ẩn này đã làm đau đầu các nhà khoa học. cho tới ngày hôm nay, khi họ quyết định đào sâu nghiên cứu (như thể cái hố này cần sâu thêm vậy). Quyết định này đưa ra để khám phá cái hố bí ẩn này có từ đâu, và tại sao nó lại càng ngày càng mở rộng ra với một tốc độ đáng báo động như vậy.

Sâu 900 mét, cái hố này xuất hiện 25 năm trước tại vùng đất băng giá của Siberia, độ rộng của nó lên tới 1,5km. Cùng với Batagaika, các nhà khoa học nghĩ rằng xung quanh đây sẽ còn nhiều hơn những hố như vậy.

Những vết nứt và hố này mới xuất hiện vài thập kỉ trở lại đây, sau khi những mảng rừng lớn bị chặt đi để phục vụ cho hoạt động công nghiệp. Người dân địa phương gọi đây là những "cánh cổng địa ngục", họ sợ hãi và đưa ra những điều mê tín dị đoan xung quanh hố sâu khổng lồ này.

Từ khi được phát hiện lần đầu tiên tại một trong những vùng đất lạnh nhất Trái Đất, nguồn gốc của cái hố này vẫn còn là một bí ẩn. Cho tới thời điểm gần đây, những nghiên cứu cho thấy cái hố này càng ngày càng mở rộng ra và có vẻ như, khí hậu chính là thủ phạm đào lên cái hố này.

Nhận xét: Xem thêm: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng


Bizarro Earth

Trọng Tâm SOTT: Trái Đất "mở ra": Động đất, núi lửa phun trào, hố sụt và nguyên nhân của chúng

Sun Earth Magnet Field Sonne Erde Magnetfeld
Minh họa từ quyển của Trái Đất
Chương 22: Trái Đất quay chậm lại

Như đã giải thích trong phần I, sự quay quanh trục của các ngôi sao và hành tinh là do lực điện. Trái Đất không phải là ngoại lệ. Nó hoạt động như một rotor (với điện tích âm của nó) được đẩy quay bởi stator (tầng điện ly mang điện tích dương so với Trái Đất). Tầng điện ly, hay chính xác hơn là từ quyển, hoạt động như một stator bởi tính không đối xứng mạnh mẽ của nó như có thể thấy trong hình bên.

Thật vậy, trong khi nửa ban ngày của từ quyển chỉ kéo dài 65.000 km khỏi Trái Đất, ở nửa ban đêm, từ trường trong đuôi từ quyển kéo dài hơn 6.300.000 km. Hình dạng bất đối xứng của từ quyển giữ trục chính của nó cố định theo hướng gió mặt trời. Do đó, đuôi từ quyển của Trái Đất bị cố định bên nửa ban đêm trong suốt quá trình hành tinh này quay trong quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời.

Hình dưới cho thấy lực điện (F - mũi tên màu xanh). Như bạn có thể nhớ từ chương 12, nó còn được gọi là 'lực Lorentz', và tỷ lệ thuận với dòng điện thẳng đứng trong khí quyển (I - mũi tên màu đỏ). Do vậy, tốc độ quay của Trái Đất tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện giữa tầng điện ly và bản thân Trái Đất. Kết quả là suy giảm trong cường độ dòng điện đó sẽ dẫn đến suy giảm của lực Lorentz và kéo theo là suy giảm trong tốc độ quay của Trái Đất. Do đó, sự suy giảm của hoạt động mặt trời hiện nay sẽ gây ra sự chậm lại, dù nhỏ đến đâu đi chăng nữa, của tốc độ quay Trái Đất.
Figure 90: The electrically driven spin of the Earth
© Sott.netTrái Đất quay do lực điện

Nhận xét: Xem thêm các chương khác của cuốn sách Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ để hiểu thêm về quá trình biến đổi Trái Đất, trong đó bao gồm cả biến đổi khí hậu, đang diễn ra trên hành tinh này.
ECHCC



Bad Guys

Hố sụt đột ngột xuất hiện, nuốt trọn 4 chiếc xe hơi ở Giang Tây, Trung Quốc

Sinkhole in China
Hố tử thần bất ngờ xuất hiện trên một con phố ở Ruijin, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, tạo ra một miệng phễu rộng hơn 30 mét, sâu 3 mét, nuốt trọn các phương tiện giao thông đang đỗ trên mặt đường.

Theo camera an ninh gần đó ghi lại được, có ít nhất 4 chiếc ô tô đã lao đầu xuống hố cùng với cây cối ven đường trong khi một chiếc xe còn lại "may mắn" treo chênh vênh trên vách.

Một trong những chủ xe đang ngồi ăn trưa gần đó cũng miêu tả lại khoảnh khắc kinh hoàng khi phải chứng kiến chiếc xe của mình từ từ bị hố tử thần nuốt trọn. Tuy nhiên, thật may mắn là không có ai bị thương.

Bizarro Earth

Hố sụt đột ngột xuất hiện nuốt chửng đường đi ở Hà Nội

Sink hole in Hanoi, Vietnam
Hiện trường hố sụt
Lực lượng chức năng phải sơ tán nhiều hộ dân đi nơi khác sau khi xuất hiện hố tử thần lớn ở xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Ngày 3/4, ông Trần Văn Hoành - Chủ tịch UBND xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội xác nhận trên địa bàn huyện vừa xảy ra hiện tượng sụt lún đất. Vụ sụt lún xảy ra vào khoảng 8h30 ngày 2/4 tại khu vực nhà anh Nguyễn Văn Bắc và bà Nguyễn Thị Sợi, ở thôn Hòa Lạc, xã An Tiến.

Theo ông Hoành, hố sụt lún có đường kính khoảng 10m, chiều sâu khoảng 7m. Ngoài gia đình anh Bắc còn có 3 gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ sụt lún.

Trong đó, nhà anh Bắc bị thiệt hại nhiều nhất, gồm cả khoảng sân trước nhà, công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh), sụt vào tận chân móng nhà. Toàn bộ phần sân của gia đình bà Nguyễn Thị Sợi cũng sụt hẳn xuống hố. Một phần công trình phụ của hộ gia đình kế cận và một đoạn đường ngõ xóm cũng bị sụt.

Anh Nguyễn Văn Đề - em trai anh Nguyễn Văn Bắc, một trong những nhân chứng kể lại, vào khoảng hơn 8h sáng 2/4, trong nhà anh Bắc có 4 người đang ngồi uống nước thì nghe tiếng "rắc" của vết nứt giữa sân.

Nhận xét: Những hố sụt như thế này thường được giải thích là do đất yếu, xói mòn, v.v... Tuy nhiên, từ 10 năm trở về trước, hầu như không bao giờ nghe thấy nói đến hiện tượng này, trong khi bây giờ chúng xuất hiện thường xuyên ở khắp mọi nơi.