Imprisoned by the smartphone
Smartphone, mạng xã hội, công việc, tiền bạc… như chiếc lồng giam cầm ta giữa cuộc đời
Bạn hoặc mọi người xung quanh vùi đầu vào mạng xã hội, phim bộ, những chuyến du lịch hay kiếm tiền tối ngày? Cả xã hội dường như đều "nghiện ngập".

Nếu sử dụng heroin trong 20 ngày, đến ngày thứ 21, cơ thể sẽ thèm thuốc tới quằn quại. Bởi trong heroin là chất gây nghiện. Nhưng nếu bị gãy xương, bạn sẽ được đưa tới viện và sẽ được truyền diamorphine nhiều tuần liền. Chất này có thể gây nghiện mạnh hơn heroin, nó không chưa tạp chất mà người bán pha vào.

Vô số người đang được truyền diamorphine chất lượng cao ở bệnh viện ngay lúc này. Như vậy, ít ra vài người trong số họ phải bi nghiện chứ? Nhưng qua các nghiên cứu kỹ lưỡng, hiện tượng đó không hề xảy ra.

Tại sao vậy? Giả thuyết được rộng rãi chấp nhận là kết quả của một loạt thí nghiệm được tiến hành vào đầu thế kỷ 20. Thí nghiệm tiến hành khá đơn giản, bắt một con chuột nhốt vào trong lồng với 2 bình nước, một bình chỉ có nước, bình còn lại là nước pha cocaine. Con chuột chỉ tập trung vào bình chứa chất gây nghiện và liên tục uống cho tới chết do quá liều.

Tuy nhiên, vào năm 1970, giáo sư tâm lý học Bruce Alexander để ý tới một yếu tố bất thường trong thí nghiệm này. Con chuột bị nhốt trong lồng một mình. Nó không có việc gì làm ngoài uống thuốc độc. Ông tự hỏi, kết quả sẽ ra sao nếu sử dụng một phương pháp khác. Thế là ông tiền hành thí nghiệm "Công viên chuột" với một cái chuồng cao cấp có bóng màu sặc sỡ, ống trượt và vô số bạn để chơi.

Tất nhiên, vẫn có một bình nước bình thường và một bình pha thuốc phiện. Kết quả là ở "Công viên chuột", hiếm khi chúng sử dụng nước chứa thuốc phiện. Không con ngào nghiện. Không con nào quá liều.
Rat Park experiment
Thí nghiệm gần 50 năm trước của Bruce Alexander đã lột trần bản chất thế giới đương đại
Nhưng có khi nào điều này chỉ đúng với chuột? May mắn là có một nghiên cứu tương tự ở con người. Trong chiến tranh Việt Nam, 20% lính Mỹ sử dụng heroin. Khi về nước, không ai trong số họ đi cai nghiện. 95% đơn giản chỉ ngưng dùng khi về nhà.

Giả thuyết cũ về nghiện chẳng thể nào giải thích được hiện tượng này. Nhưng so với giả thuyết của giáo sư Alexander, điều này hoàn toàn hợp lý. Họ bị bắt đến một khu rừng ở một đất nước xa lạ, phải giết người hoặc chết bất cứ lúc nào. Dùng heroin là một cách tốt để chịu đựng những điều đó. Khi được trở về với bạn bè và gia đình, họ giống như được thoát khỏi lồng thí nghiệm, như bước vào "Công viên chuột" cho người.

Không phải là do chất gây nghiện mà là do cái lồng. Và sự ghiện ngập cần được nhìn nhận dưới một góc độ khác. Bản năng con người có nhu cầu cần được liên kết. Khi hạnh phúc và khỏe mạnh, chúng ta sẽ kết nối với những người xung quanh. Nhưng khi không thể do sợ hãi, bị cô lập hay thất bại trong cuộc sống, chúng ta sẽ liên kết tới những thứ mang cho ta cảm giác nhẹ nhõm.

Đó có thể là việc liên tục sử dụng điện thoại, xem phim khiêu dâm, chơi game, mạng xã hội hay những trò chơi may rủi hoặc thậm chí là cocaine. Ta phải có mối liên kết với điều nào đấy vì đó là bản năng của con người.

Lối thoát khỏi những kết nối không lành mạnh là tạo dựng những mối quan hệ lành mạnh, tìm đến những người bạn muốn ở bên cạnh. Nghiện ngập chẳng qua là một triệu chứng của sự cô đơn đang xảy ra xung quanh chúng ta, điều mà ai cũng cảm thấy được.
Break out of the smartphone prison
Đã đến lúc từ bỏ lối sống phi tự nhiên
Trong một quãng thời gian dài chúng ta chỉ nói về sự tự phục hồi sau cai nghiện của mỗi cá nhân. Nhưng đã đến lúc chúng ta cần nói về sự hồi phục xã hội. Chúng ta cần xây dựng một cộng đồng như "Công viên chuột" thay vì những cái lồng cô lập. Chúng ta cần thay đổi cách sống phi tự nhiên và tìm về mọi người xung quanh.

Đối lập của nghiện ngập không phải là sự điều độ. Đối lập của nghiện ngập là cộng đồng.

~ ~ ~ ~ ~ ~

Video Nghiện ngập (phụ đề tiếng Việt):


Mọi điều bạn biết về cơn nghiện đều sai lầm: Bài nói chuyện trên TED của Johann Hari (phụ đề tiếng Việt):


Phụ đề:

0:11
Trong kí ức xưa cũ nhất của mình tôi cố gắng đánh thức một người họ hàng nhưng không thể. Và vì tôi chỉ là một đứa nhóc, nên tôi không hiểu được lí do, nhưng khi tôi lớn hơn tôi nhận ra có người nghiện ma túy trong nhà, bao gồm cả nghiện cocain.

0:24
Gần đây tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nó, đa phần bởi chính xác là đã 100 năm kể từ khi ma túy bị cấm ở Mĩ và Anh, và chúng ta đã thực thi điều đó trên toàn thế giới Đã một thế kỉ trôi qua từ khi chúng ta đưa ra quyết định trọng đại này để bắt những người nghiện và trừng phạt họ và khiến họ khổ sở, vì chúng ta cho rằng điều đó sẽ thay đổi họ, giúp họ dừng lại.

0:48
Và vài năm trước, tôi đang quan sát những người thân và cũng là con nghiện, và cố tìm cách giúp họ. Và rồi tôi nhận ra có cả đống câu hỏi vô cùng cơ bản tôi không thể trả lời được, ví dụ như, cái gì đã gây ra cơn nghiện? Tại sao chúng ta cứ níu lấy những phương pháp không có hiệu quả và có cách nào khác tốt hơn mà chúng ta chưa thử hay không?

1:09
Tôi đọc rất nhiều sách về việc này nhưng vẫn không thể tìm ra câu trả lời tôi muốn, nên tôi đã nghĩ, ok, tôi sẽ đi khắp thế giới gặp những người đang sống và nghiên cứu vấn đề này và nói chuyện với họ xem có thể tìm ra gì đó không. Và tôi đã không nhận ra tôi sẽ đi tổng cộng 30,000 dặm từ lúc khởi hành , nhưng tôi đã gặp được rất nhiều người, từ một kẻ bán ma túy chuyển giới ở Brownsville, Brooklyn, tới một nhà khoa học dành nhiều thời giờ cho chồn dùng thuốc gây ảo giác xem chúng có thích không — kết quả là có, nhưng chỉ trong một số trường hợp với quốc gia duy nhất đã coi mọi loại ma túy là phạm pháp, từ cần sa cho tới cocain, Bồ Đào Nha. Và điều khiến tôi kinh ngạc đó là, hầu hết những gì chúng ta nghĩ về sự nghiện đều sai cả, và nếu chúng ta tiếp thu thông tin mới về chứng nghiện, thì chúng ta sẽ phải thay đổi nhiều thứ chứ không chỉ có luật về ma túy.

1:57
Nhưng hãy cùng bắt đầu với những gì chúng ta cho là mình biết, Hãy cùng suy nghĩ về hàng ở giữa này. Giả sử tất cả các bạn, 20 năm sau, chán nản và dùng heroin 3 lần mỗi ngày. Vài người trông có vẻ hào hứng hơn với viễn cảnh này thì phải. (Cười lớn) Đừng lo, chỉ là một ý tưởng thử nghiệm thôi. Thử hình dung bạn làm thế, được chưa? Điều gì sẽ xảy ra? Giờ chúng ta có một câu chuyện về điều sẽ xảy ra mà ta đã nghe nhiều thế kỉ. Chúng ta nghĩ, vì có liên kệ hóa học trong heroin, như bạn ngầm hiểu bấy lâu, cơ thể bạn sẽ phụ thuộc vào mối liên hệ này, cơ thể bạn bắt đầu cần đến nó, và sau 20 ngày đó, tất cả sẽ trở thành con nghiện heroin. Đúng chứ? Tôi cũng từng nghĩ thế.

2:33
Điều đầu tiên khiến tôi băn khoăn rằng có gì đó không ổn trong câu chuyện là khi tôi được nghe giải thích. Nếu hôm nay sau buổi TED Talk này tôi bị xe đâm và vỡ hông, tôi sẽ được đưa đến bệnh viện và tiêm khá nhiều thuốc gây tê. Thuốc gây tê đó là heroin. Thực ra nó tốt hơn nhiều so với loại bạn sẽ mua trên phố, vì mấy thứ bạn mua từ mấy gã buôn ma túy đều độc hại. Thực chất, heroin chỉ chiếm phần nhỏ, trong khi thứ bạn lấy từ bác sĩ tinh khiết về mặt y học. và bạn sẽ được cho dùng nó trong thời gian dài. Có nhiều người trong căn phòng này, có thể không nhận ra nhưng bạn đã dùng khá nhiều heroin rồi. bất kì ai đang xem, ở bất kì đâu, chuyện này đang xảy ra. Và nếu những gì chúng ta tin về nghiện là đúng — họ đang bị nhiễm tất cả các liên kết hóa học đó — Điều gì sẽ xảy ra? Họ sẽ trở thành con nghiện. Điều này đã được nghiên cứu cẩn thận. Nó không xảy ra; bạn sẽ chú ý nếu bà của bạn phải ghép xương chậu, bà ấy sẽ chẳng thành người nghiện. (Cười lớn)

3:23
Và khi tôi học được điều này, nó rất kì quặc, đối lập hẳn với những gì tôi biết, những gì tôi được dạy, Tôi chỉ nghĩ không thể nào, cho đến khi tôi gặp một người tên Bruce Alexander. Ông ấy là giáo sư tâm lí học ở Vancouver đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt rất hữu ích trong việc giúp ta hiểu vấn đề này. Giáo sư Alexander giải thích cho tôi, ý tưởng về chứng nghiện chúng ta có, câu chuyện đó phần nào đến từ những thí nghiệm được thực hiện đầu thế kỉ 20. Chúng đều rất đơn giản. Bạn có thể thực hành tại gia tối nay nếu bạn muốn tiêu khiển. Bạn bắt một con chuột và thả vào lồng, cho nó 2 chai nước: Một chai nước lọc, chai kia là nước hòa heroin hoặc cocain. Nếu làm vậy, con chuột sẽ gần như chỉ chọn nước ma túy và hầu như tự tử khá nhanh Vây đó, phải không? Đó là cách ta nghĩ. Vào năm 70, giáo sư Alexander đến quan sát thí nghiệm này và ông chú ý một điểm. Ông nói à, chúng ta để con chuột trong lồng trống. Nó chẳng có gì để làm ngoại trừ uống ma túy. Hãy thử thay đổi một chút. Thế là giáo sư làm một cái lồng gọi là "Xứ sở chuột", về cơ bản thì là thiên đường cho lũ chuột. Nó có nhiều pho mát, những quả bóng nhiều màu, nó có nhiều đường hầm nữa. Dĩ nhiên, chúng có nhiều bạn bè, có thể giao phối liên tục. Và chúng có 2 chai nước, nước thường và nước ma túy. Nhưng đây mới là điều thú vị: Trong Xứ sở Chuột, chúng không thích nước ma túy. Hầu như không đụng đến. Không có con nào uống nó nhiều lần. Không con nào dùng quá liều. Kết quả từ 100% quá liều khi chúng bị cô lập đến 0% khi chúng hạnh phúc và có bầy đàn.

4:58
Bấy giờ, khi giáo sư Alexander mới thấy, ông nghĩ có lẽ chỉ có chuột mới thế, nó rất khác với chúng ta. Có thể không khác như ta muốn nhưng, bạn biết đó — Nhưng không may, có một thử nghiệm trên người trong cùng một hoàn cảnh ở cùng thời điểm Nó được gọi là Chiến tranh Việt Nam. Ở Việt Nam, 20% lính Mỹ dùng nhiều heroin, và nếu bạn xem thời sự từ thời điểm đó, học rất lo lắng vì họ cho rằng, lạy Chúa tôi, chúng ta sẽ có hàng trăm hàng ngàn con nghiện trên các đường phố Mĩ khi cuộc chiến kết thúc; nó rất hợp lí. Giờ đây, những binh lính dùng heroin đó được theo về nhà. Kho Lưu trữ Tâm thần học đại cương đã làm nghiên cứu chi tiết và chuyện gì đã xảy ra với các binh lính? Hóa ra họ không đi cai nghiện. Họ không bị chối bỏ. 95% số đó tự dừng lại. Giờ nếu bạn tin vào các liên kết hóa học, nó không hợp lí chút nào, nhưng giáo sư Alexander bắt đầu nghĩ có thể có một cách nghĩ khác về chứng nghiện. Ông nói, nếu nghiện không phải do liên kết hóa học thì sao? Nếu như nó bắt nguồn từ cái lồng của bạn thì sao? Nếu như chứng nghiện là sự thích nghi với môi trường thì sao?

6:03
Hãy xem cái này, một giáo sư khác là Peter Cohen ở Hà Lan nói có lẽ chúng ta không nên gọi nó là nghiện. Có lẽ nên gọi nó là sự gắn kết. Con người có nhu cầu bản năng là gắn bó, khi ta khỏe mạnh và hạnh phúc, ta sẽ gắn bó và kết nối với nhau. nhưng nếu bạn không làm thế, vì bạn bị tổn thương hay cô độc hay thất bại trước cuộc đời, bạn sẽ gắn kết với thứ gì đó cho bạn sự bình an. Nó có thể là cờ bạc, phim khiêu dâm, có thể là cocain, hay cần sa, nhưng bạn sẽ gắn kết với một thứ gì đó vì đó là bản chất của bạn. Đó là điều chúng ta khao khát khi là người.

6:39
Ban đầu tôi thấy rất khó hiểu, nhưng một cách giúp tôi nghĩ về nó, tôi thấy, tôi có một chai nước trên ghế ngồi phải không? Tôi đang nhìn các bạn và rất nhiều người cũng có nước. Hãy quên cuộc chiến chống ma túy đi. Những chai nước kia có thể là vodka hợp pháp, phải không? Chúng ta đều sẽ say — tôi thì ngay sau đây thôi - (Cười) — nhưng ta không say. Giờ đây, vì bạn có thể chi ra vô số bảng Anh để dự một buổi nói chuyện của TED, tôi đoán các bạn có thể trả tiền để uống vodka trong 6 tháng tới. Bạn sẽ không mất nhà, Bạn sẽ không làm thế và lí do không phải vì không ai cản bạn. mà là vì bạn đã có sự gắn bó và liên kết mà bạn muốn có được. Bạn có công việc yêu thích. Bạn có người thân yêu. Bạn có những mối quan hệ lành mạnh. Va cốt lõi của sự nghiện, tôi cho rằng, và tin là bằng chứng cho thấy, là không thể chịu đựng nổi việc sống trên đời.

7:37
Giờ thì nó có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa hiển nhiên nhất là về cuộc chiến chống ma túy. Ở Arizona, tôi quen với một nhóm phụ nữ bị bắt mặc áo phông in chữ " tôi là kẻ nghiện ma túy", bị xích thành nhóm và đào mộ trong khi người dân nhạo báng họ, khi những người này ra tù, họ sẽ có tiền án nghĩa là họ không thể làm việc một cách hợp pháp nữa. Đó là một ví dụ cực đoan, rõ ràng là thế trong trường hợp nhóm người bị xích, nhưng thực ra ở bất kì đâu trên thế giới ta đều đối xử với người nghiện tương tự. Ta trừng phạt họ. Ta chà đạp họ. Cho họ tiền án tiền sự. Ta dựng hàng rào ngăn họ tái hòa nhập. Một bác sĩ ở Canada, bác sĩ Gabor Mate, một người tuyệt vời. bảo tôi nếu anh muốn tạo ra một thể chế khiến cho sự nghiện tồi tệ hơn anh sẽ tạo ra nó.

8:23
Giờ đây, có một nơi đã quyết định làm điều ngược lại và tôi đã tới đó để xem nó như thế nào. Năm 2000, Bồ Đào Nha có một trong những vấn nạn ma túy tệ nhất Châu Âu 1% dân số nghiện heroin, một con số đáng kinh ngạc, và mỗi năm họ thử cách của Mĩ nhiều hơn. Họ trừng phạt và hạ nhục và chà đạp những người đó nhiều hơn, và vấn nạn càng tồi tệ hơn mỗi năm. Một ngày, Thủ tướng và lãnh đạo các phe đối lập họp lại, và chỉ nói, chúng ta không thể tiếp tục để đất nước mình ngày càng nhiều người nghiện heroin. Hãy lập một hội các nhà khoa học và bác sĩ để tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề đi. Một hội đồng đứng đầu bởi một người tài năng, Tiến sĩ Joaxo Goulaxo xem xét những chứng cứ mới này, và khi trở lại, họ nói "Hãy cấm tất cả các loại ma túy từ cần sa đến hợp chất cocain, nhưng" - và đây là bước quan trọng - "phải lấy tất cả tiền dùng để cắt giảm người nghiện, để cô lập họ, và dùng vào việc giúp họ tái hòa nhập vào xã hội." Đó không phải là điều chúng ta sẽ nghĩ tới như một cách cai nghiện. ở Mĩ hay Anh. Họ có tới trại cai nghiện, họ thực hiện trị liệu tâm lí, cái đó cũng có giá trị gì đó. Nhưng điều lớn nhất họ làm hoàn toàn ngược với những gì chúng ta làm: một chương trình lớn giúp người nghiện có việc làm, và các khoản vay nhỏ cho người nghiện làm ăn nhỏ. Vậy nếu bạn từng là thợ cơ khí. Khi bạn đã sẵn sàng, họ sẽ tới một gara và nói nếu nhận anh này 1 năm, chúng tôi sẽ trả nửa lương của anh ta. Mục đích là để đảm bảo mọi người nghiện ở Bồ Đào Nha có lí do để ra khỏi giường mỗi sáng. Và khi tôi gặp những người nghiện ở Bồ Đào Nha họ nói là khi họ tìm lại được lí tưởng, họ cũng nối lại được những kiên kết với xã hội rộng lớn hơn.

9:59
Năm nay là tròn 15 năm kể từ khi thí nghiệm đó bắt đầu và kết quả đã có: số người dùng ma túy giảm ở Bồ Đào Nha, theo Thời báo về Tội phạm học của Anh, là 50%. Dùng thuốc quá liều giảm mạnh, HIV giảm đáng kể trong số người nghiện. Số ca nghiện trong mọi nghiên cứu ít đi đáng kể. Một cách để thấy nó có tác dụng là hầu như không người Bồ Đào Nha nào muốn quay lại chế độ cũ.

10:23
Đó là một hàm ẩn về chính trị Tôi nghĩ rằng có một tầng ẩn ý dưới nghiên cứu đó. Chúng ta ở trong một nền văn hóa mà con người ngày càng nhạy cảm với đủ loại chất gây nghiện, dù là điện thoại thông minh hay là mua sắm và ăn uống. Trước khi những lời nói đó bắt đầu — bạn biết đó chúng ta được bảo rằng không được bật điện thoại, phải nói là, nhiều người ở đây trông giống hệt như những con nghiện khi biết là tay buôn thuốc sẽ không có mặt trong vài giờ tới. (Cười lớn) Nhiều người trong chúng ta thấy thế, và có vẻ kì khi nói, tôi vừa nói chuyện về việc sự lạc lõng là nguyên do chính của sự nghiện và lạ là nó đang lớn dần, vì chúng ta cho rằng xã hội này được kết nối hơn bao giờ hết. Nhưng tôi bắt đầu cho rằng sự kết nối ta có hoặc là ta nghĩ thế, là kiểu liên hệ khôi hài của con người. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn sẽ để ý. Không có người theo gõi Twitter nào đến bên bạn Không có bạn Facebook nào giúp bạn xoay chuyển vấn đề. Đó sẽ là những người bạn bằng xương bằng thịt với tình bạn sâu sắc và chân thật và có một nghiên cứu của Bill McKibben, nhà văn về môi trường mà tôi nghĩ đã nói nhiều về việc này. Ông xem xét số bạn thân mà một người Mĩ tin rằng có thể nhờ cậy trong khó khăn. Con số đó đã giảm đều từ những năm 1950 Không gian riêng mỗi người có trong nhà đang tăng đều, tôi nghĩ đây là phép ẩn dụ cho lưa chọn của chúng ta như là 1 nền văn hóa Chúng ta đổi không gian lấy bạn bè, vật chất lấy tinh thần, và kết quả là chúng ta là một trong các xã hội cô độc nhất từ trước đến nay Và Bruce Alexander, người làm thí nghiệm Xứ sở Chuột nói chúng ta toàn nói về việc hồi phục cá nhân khi nói về nghiện, và như thế là đúng, nhưng ta cần bàn thêm về việc khôi phục cộng đồng. Không chỉ cá nhân mà xã hội này cũng có vấn đề và nó được tạo ra cho phần đông chúng ta cuộc sống giống hệt một cái lồng biệt lập hơn là giống như Xứ sở Chuột. Thú thật thì đây không phải là lí do tôi đi sâu vào việc này.

12:19
Tôi không định khai thác khía cạnh chính trị hay xã hội. Tôi chỉ muốn biết làm sao để giúp những người tôi yêu. Khi tôi trở về sau chuyến đi dài và bổ ích này, tôi nhìn những người nghiện trong cuộc sống của mình, Nếu bạn thành thật, rất khó để yêu thương một kẻ nghiện, và có nhiều người hiểu điều đó ở đây. Bạn nhiều khi tức giận, và tôi nghĩ một lí do làm bài nói này xúc động là bởi nó chạm đến cảm xúc của mỗi người phải không? Mỗi người đều có một phần nào đó nhìn người nghiện và nghĩ, Tôi ước ai đó sẽ ngăn cản anh. và cách mà ta được dạy để đối xử với người nghiện như một kịch bản, tôi nghĩ vậy, show truyền hình thực tế "Sự khắc phục" nếu bạn đã xem. Tôi nghĩ đời chúng ta bị truyền hình thực tế nhào nặn, nhưng đó là chủ đề của một bài nói TED khác. Nếu bạn từng xem "Sự khắc phục", tiền đề của nó khá đơn giản. Tìm một người nghiện, người quen của anh ta, tập hợp họ lại, chất vấn về cách làm của họ, và họ nói, nếu không chấn chỉnh chúng tôi sẽ loại anh ra. Họ làm thân với người nghiện và đe dọa cắt đứt sự gắn bó, khiến nó trở nên lệ thuộc vào việc người nghiện cư xử theo ý mọi người Và tôi bắt đầu hiểu sao cách đó không có tác dụng, tôi nghĩ nó giống như áp đặt lí thuyết cuộc chiến Ma túy vào đời tư của ta. Vậy nên tôi nghĩ, làm thế nào được như người Bồ Đào Nha?

13:38
Điều tôi đã làm, và làm rất kiên quyết và tôi không thể nói là nó dễ dàng, là nói với những người nghiện tôi quen rằng tôi muốn thân thiết với họ hơn nữa, nói với họ tôi yêu họ dù họ dùng hay không. Tôi yêu bạn bất kể bạn ở trong tình trạng nào, và nếu bạn cần tôi tôi sẽ đến bên bạn Vì tôi yêu bạn và không muốn bạn phải một mình hay cảm thấy đơn độc. Và tôi tin rằng cốt lõi của thông điệp.

14:03
bạn không cô độc, chúng tôi yêu bạn phải có trong mọi mức độ đối xử với người nghiện, về mặt xã hội, chính trị và cá nhân. Suốt 100 năm nay, ta đã hát chiến ca về người nghiện. Tôi nghĩ đáng lẽ lâu nay ta nên hát tình ca cho họ, vì đối trọng của sự nghiện ngập không phải là sự tỉnh táo. Đối trọng đó chính là liên kết tinh thần. Cảm ơn.