Lavrov Kerry
Thỏa thuận giữa Nga và Mỹ về Syria lại một lần nữa không đi đến hồi kết dù cho những gì Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đạt được trước đó.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này, mà một phần đến từ phía chính quyền Mỹ. Vậy vấn đề đằng sau quyết định rút lui của Hoa Kỳ là gì?

Washington đã rút lại các đề xuất về giải quyết tình hình ở Aleppo trước khi Moscow đưa ra đề xuất giải quyết tình hình ở phía Đông thành phố này. Bước đi này của người Mỹ, theo như phía Nga nhận định, một lần nữa giống như một nỗ lực giúp các chiến binh có thời gian nghỉ ngơi.

Trong những tháng gần đây, tình hình ở Aleppo càng ngày càng trầm trọng hơn, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra trong thành phố và khu vực xung quanh. Nhóm khủng bố Dzhebhat en-Nusra (Mặt trận al-Nusra) bao vây hàng ngàn người dân ở các khu dân cư phía Đông của thành phố và ngăn chặn tất cả những nỗ lực thoát ra hành lang nhân đạo mà quân đội Syria đã chỉ định cho họ.

Trong tháng 11, quân đội chính phủ Syria đã tiến vào phía Đông Aleppo... Theo Trung tâm hòa giải của Nga, tính đến cuối tháng 11 quân đội Syria đã hoàn toàn giải phóng được 40% lãnh thổ phía Đông Aleppo khỏi sự kiểm soát của các phiến quân.

Đề xuất mới của ông Kerry

Cho đến nay, các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về tình hình Syria đã tiến gần với mong muốn của phía Mỹ nhằm thúc đẩy những quy định của thỏa thuận mà trước đó đã bị rút lại do sự tấn công của nhóm Mặt trận al-Nusra, mà theo phía Nga là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, trong cuộc họp gần đây tại Rome Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry đã đưa ra cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov một thỏa thuận mới về Aleppo, theo ông Lavrov thì nó có phương pháp tiếp cận phù hợp hơn với chủ trương của các chuyên gia Nga trong cuộc đàm phán với Mỹ.

Ngay lập tức, Moscow đã sẵn sàng gửi các chuyên gia quân sự đến Geneva để bắt đầu tham vấn với các đối tác Mỹ nhằm đưa ra giải pháp cụ thể để giải phóng Aleppo khỏi quân nổi dậy. Theo như đề xuất, bước đầu chuyên gia hai nước phải thống nhất về tuyến đường và thời gian quân nổi dậy rời khỏi thành phố.

Các chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng việc các chiến binh rút lui cùng với vũ khí thì cuộc sống ở Aleppo mới có thể trở lại bình thường.

Liệu đây có phải là một tiểu thuyết trinh thám quân sự?

Câu chuyện về thỏa thuận Nga-Mỹ đối với vấn đề Syria hay nói đúng hơn là nỗ lực để đạt được thỏa thuận giữa hai nước, được ông Lavrov gọi là "câu chuyện trinh thám". Chỉ sau 5 ngày, Washington hết đưa ra đề xuất, rồi lại thay đổi ý định, để rồi lại đưa ra một đề nghị khác mà phần nhiều là mâu thuẫn với đề xuất đầu tiên.

Các sự kiện được tóm lược như sau: ngày 2/12 tại Rome, ông Kerry đưa ra đề xuất cho ông Lavrov, Moscow phản hồi và nói rằng bên quân đội sẵn sàng cử chuyên gia sang Geneva để tham vấn. Sau đó ngày 5/12, ông Lavrov cho biết Washington đề nghị hoãn cuộc họp và rời sang 7/12 tới. Tuy nhiên, ngày 6/12 lại có tin cho biết việc tham vấn sẽ không được tiến hành vào ngày 7/12 tới, vì Washington đã rút lại đề nghị của mình và đưa ra đề xuất mới như "một cái vòng luẩn quẩn": Đó là họ lại có những yêu cầu mà mục đích của chúng không nhằm đến việc cải thiện tình hình thành phố này, mà nó chỉ giống như một nỗ lực trao cho các phiến quân thời gian khôi phục lực lượng và phương tiện.

"Chúng tôi sẽ tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm.

Thỏa thuận không đạt được, chiến binh cũng từ chối rời đi

Ngay ngày hôm sau khi Moscow tuyên bố một nỗ lực mới nhằm đạt được thỏa thuận với Mỹ về vấn đề phía đông Aleppo, các chỉ huy phiến quân tại thành phố này nói rằng họ sẽ không rời đi hay rút khỏi thành phố theo cách hòa bình.

Đại diện cánh quân Fastaqim ở Thổ Nhĩ Kỳ là Zakaria Malahifdzhi trả lời phỏng vấn của Reuteurs rằng: "Tôi đã hỏi các nhóm chiến binh, họ nói: "Chúng tôi sẽ không đầu hàng". Chỉ huy phiến quân ở Aleppo cho biết: "Chúng tôi sẽ không rời khỏi thành phố". Chẳng có vấn đề gì với hành lang nhân đạo dành cho dân thường cả, chúng tôi sẽ không đi đâu ra khỏi thành phố hết".

Đối phó với những đe dọa, Moscow nhấn mạnh rằng không có thỏa thuận chính nào với Hoa Kỳ về thời gian và cơ chế thu hồi máy bay chiến đấu khỏi thành phố.

"Trong mọi trường hợp, nếu một ai đó chối bỏ lòng tốt, thì sẽ bị tiêu diệt, như tôi hiểu thì không có lựa chọn nào khác" - Ông Lavrov nói.

Phải chăng Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã bị hạn chế?

Moscow đã nhiều lần chỉ ra rằng họ đã nhìn nhận sự quan tâm chân thành của Ngoại trưởng Mỹ Kerry trong vấn đề tìm biện pháp thoát khỏi tình trạng bế tắc ở Syria, nhưng chính quyền Mỹ hiện nay chưa tiến hành một cuộc hội đàm nghiêm túc nào.

Ông Lavrov nhắc lại: "Chúng tôi hiểu rằng sẽ chẳng nhận một cuộc nói chuyện nghiêm túc nào với đối tác Mỹ. Vì ngày 9/9 chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với ông Kerry và nó đã có hiệu lực, nhưng sau đó Hoa Kỳ bắt đầu tìm cớ để rút, cuối cùng họ đã tìm được một lý do và thông báo rằng họ rút khỏi thỏa thuận này".

Ông nói: "Những gì người Mỹ đề xuất trên giấy tờ và những gì chúng tôi ủng hộ công khai hiện nay đã không còn phù hợp. Có một sự khó hiểu là cái người đã quyết định việc này lại không được quyết định tất cả, và có nhiều người muốn làm tiêu tan quyền lực và hành động thực tiễn của ông John Kerry".

Nga và Mỹ đã nhất trí về kế hoạch giải quyết tình hình Syria vào ngày 9/9. Kế hoạch này bao gồm các bước đầu của lệnh ngừng bắn và sự phối hợp hoạt động giữa quân đội Nga và Mỹ. Ngày 3/10, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby thông báo nước này chấm dứt hợp tác song phương với Nga về lệnh ngừng bắn tại Syria và chỉ giữ lại kênh quân sự nhằm ngăn chặn va chạm giữa máy bay chiến đấu của hai nước trên không phận Syria. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng đó là nguyên nhân gây ra sự thất vọng sâu sắc. Theo cơ quan này, quyết định ngừng hợp tác với Nga về vấn đề Syria cho thấy Mỹ không thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Trong bối cảnh này, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã xem xét một nghị quyết về tình hình nhân đạo ở Aleppo do các nước Ai Cập, Tây Ban Nha và New Zealand đề xuất. Trong tài liệu kêu gọi một lệnh ngừng bắn ở Aleppo trong thời gian ban đầu là 10 ngày, bao gồm cả không không kích vào vị trí của các nhóm khủng bố Al-Nusra và IS.

Nghị quyết tại Hội đồng bảo an đã không được thông qua, Nga, Trung Quốc và Venezuela đã bỏ phiếu chống, còn Angola bỏ phiếu trắng. Kể từ lúc bắt đầu cuộc xung đột ở Syria từ năm 2011, đây là lần thứ sáu Nga bỏ phiếu chống lại dự thảo nghị quyết về tình hình nước này.

Trước đó, ông Lavrov đã cho rằng dự thảo nghị quyết này chỉ phản tác dụng, đặc biệt là trong trường hợp Nga và Hoa Kỳ với cương vị là đồng chủ tịch của Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria, đang cố gắng để hài hòa các phương pháp giải quyết tình hình ở Aleppo. Một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và việc đình chiến 10 ngày từ những người soạn thảo nghị quyết là rất "hào phóng" cho các tay súng. Nó sẽ được những kẻ cực đoan tận dụng để tập hợp lại và bổ sung lực lượng cũng như phương tiện, và chính nó sẽ cản trở việc giải phóng phía Đông Aleppo.

Đồng thời theo ông, xem xét trên tất cả các mặt diễn biến hiện nay, thì "dự thảo Nghị quyết là một bước khiêu khích làm tiêu tan những nỗ lực của Mỹ và Nga".