Obama and Trump
Vừa qua, giới chính trị gia và truyền thông phương Tây ồ ạt "đánh" vào mối quan hệ giữa Nga và ông Putin với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, với hàng loạt những cáo buộc nặng nề, đòn trừng phạt nhằm vào Nga hay những thông tin thất thiệt về ông Trump.

Chúng được các chuyên gia đánh giá là một chiến dịch truyền thông rất lớn, bài bản và chặt chẽ nhằm phá vỡ mối quan hệ đang tiến triển giữa nước Nga và nước Mỹ. Chiến dịch này được tiến hành ồ ạt những tập trung vào 3 nước cờ hiểm sau:

Đặt Donald Trump trước "sự đã rồi"

Ông Jon Rappoport - một nhà báo điều tra của Mỹ, biên tập viên trang web NoMoreFakeNews.com vừa nhận định rằng, những hành động chống Nga trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ là "trò chơi bẩn kế tiếp" của ông Obama với tân Tổng thống Donald Trump.

Vừa qua, mười thượng nghị sĩ Mỹ, trong đó có đảng viên Cộng hòa John McCain, Lindsey Graham và các đảng viên Dân chủ Ben Cardin và Robert Menendez đã đề xuất dự luật siết chặt trừng phạt Liên bang Nga với "tội danh" tổ chức tấn công mạng, phá hoại bầu cử Mỹ.

Theo tài liệu sơ bộ, lệnh cấm thị thực và phong tỏa các tài sản sẽ được áp dụng đối với "những người tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa phá hoại cơ sở hạ tầng công cộng hay tư nhân về an ninh mạng và các tổ chức dân chủ", cũng như những người đóng góp cho hành động như vậy.

Dự kiến trong đó sẽ bao gồm áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cá nhân trong lĩnh vực đầu tư khai thác mỏ, đường ống và các dự án hạt nhân dân sự của Liên bang Nga, cũng như trong lĩnh vực mua bán nợ quốc gia của Nga và tham gia tư hữu hóa ở Nga.

Dự luật cũng dự kiến áp dụng cái gọi là biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với cá nhân và tổ chức phối hợp với các lĩnh vực quốc phòng và tình báo của Liên bang Nga.

Tuy ông Obama chưa tuyên bố gì về dự luật này nhưng các chuyên gia cho rằng, từ nay đến khi ông Donald Trump nhậm chức (20/1) ông sẽ chính thức ký duyệt lệnh trừng phạt Nga - quốc gia mà ông vừa gọi là "đối thủ của nước Mỹ" trong bài phát biểu chia tay tối ngày 10 vừa qua.

Theo ông Rappoport, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Obama đang cố gắng cản trở ê-kip mới của ông Trump bình thường hóa quan hệ với Nga.

Ông Jon Rappoport nhấn mạnh rằng, hành động của chính quyền Obama là nỗ lực kế tiếp toan phá hoại tính hợp pháp của chính quyền Donald Trump, đặt nhà tỷ phú này trước những sự việc đã rồi, phải giải quyết hàng loạt những rắc rối có thể phá hỏng cả năm đầu nhiệm kỳ của ông.

Ly gián quan hệ Trump-Putin

Ngón đòn thứ 2 mà Obama tung ra là kế ly gián quan hệ giữa Moscow với ông Donald Trump, với tuyên bố là Nga đang gây sức ép với tân Tổng thống Mỹ bằng cách thu thập những dữ liệu thông tin bất lợi cho nhà tỷ phú này.

Theo đó, CNN dẫn nguồn là những quan chức Mỹ giấu tên thông báo rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã báo cáo với Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama và Tổng thống mới đắc cử về sự nghi ngờ của họ là "một số điệp viên Nga" dường như sở hữu những thông tin bất lợi về tỷ phú Trump.

Sau đó, người ta đã xác định được rằng, "Báo cáo mật" về "các quan hệ" với Nga của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chỉ là những thành quả tưởng tượng của "troll Internet" nhưng New York Times, CNN, BuzzFeed và hầu hết các tờ báo lớn của châu Âu đều đăng lại và giật tít kinh hoàng.

Các trang báo này đăng ảnh chụp lại bản báo cáo trình bày việc an ninh Nga nắm video thu từ camera bí mật trong phòng nghỉ khách sạn Ritz-Carlton, nơi được cho đã diễn ra cuộc truy hoan của ông Trump. Các trang của "tài liệu" này nói ông Trump đã bắt nhóm gái mại dâm làm "trận mưa vàng" đánh dấu ô uế chiếc giường ông Obama từng nằm.

Báo giới đã vội vã kết luận rằng, các video bôi nhọ từ khách sạn Ritz-Carlton ở Moscow có nguy cơ sẽ bị điện Kremlin lợi dụng để gây áp lực lên Tổng thống Mỹ mới đắc cử, người chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 tới.

Ông Trump đã lập tức phủ nhận những tin đồn bẩn thỉu trên microblog cá nhân. Còn Điện Kremlin đã gọi đây là câu chuyện "hoàn toàn vớ vẩn", chất lượng nội dung "tài liệu mật" không khác gì "chuyện tào lao". Sau đó, báo mạng Gateway Pundit đã vạch trần những cáo buộc bịa đặt.

Theo lời chính tác giả đã sáng tạo ra "báo cáo tuyệt mật" viết trên trang mạng Gateway Pundit, anh ta đã gửi tài liệu giả của của mình có đóng dấu "Bí mật" cho nhà chính luận Rick Wilson (Mỹ) vào tháng 11 năm 2016.

Wilson chuyển thông tin này tới CIA và được Cục Tình báo Trung ương Mỹ xếp loại "bảo mật" rồi đưa vào tài liệu báo cáo và lập tức sử dụng nó để làm mất uy tín của ông Trump cũng như Nga.

Cho tới thời điểm này thì "thông tin bôi nhọ" ông Trump trong tay an ninh Nga của chính quyền Obama đang được tuyên truyền rầm rộ trên các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây đã bị coi là "cuộc săn ma tổng lực" trong trí tưởng tượng.

Dùng sức ép từ đồng minh châu Âu

Một chiêu nữa mà chính quyền Mỹ hiện nay tung ra là dùng "sức ép đồng minh", cụ thể là huy động hàng loạt chính trị gia ít tăm tiếng ở Đông Âu gửi thư cho ông Donald Trump để vừa nài nỉ, vừa gây áp lực lên tân Tổng thống Mỹ.

Theo đó, tờ The Washington Post vừa đăng tải bức thư của 17 chính trị gia ít tiếng tăm ở châu Âu, những người đồng tình ký tên để đề đạt nguyện vọng lên ông Donald Trump không tái thiết lập quan hệ với Nga.

Trong số những người ký tên vào bức thư này có cựu Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves, cựu Tổng thống Romania là ông Traian Basescu, cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga và Tổng thống sắp mãn nhiệm của Bulgaria là Rosen Plevneliev.

Trong danh sách còn có cựu Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt và một số cựu lãnh đạo cơ quan ngoại giao và quốc phòng của các nước Cộng hòa Czech, Ba Lan, Litva.

Trong thư những chính khách này cảnh báo Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump về mối nguy hiểm nếu loại bỏ biện pháp trừng phạt chống Nga và đề nghị hủy bỏ "giao kèo lớn" giữa Mỹ với Moscow về vấn đề giải quyết hòa bình cuộc nội chiến ở Ukraine.

Họ cũng đặt câu hỏi nghi vấn về khả năng tin cậy và quan hệ thân thiện với Moscow, đồng thời khẳng định với tân Tổng thống Mỹ rằng, nước quan tâm đến "sự cao cả vĩ đại" của Hoa Kỳ không phải là Nga mà chính là các đồng minh của người Mỹ ở châu Âu.

"Khi nước Mỹ kêu gọi trong quá khứ, chúng tôi đã phúc đáp. Chúng tôi đã hợp tác với Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Chúng ta đã cùng nhau nhận lấy những rủi ro mạo hiểm, cùng nhau hiến dâng tính mạng những người con trai con gái của mình..." - lá thư có đoạn viết.

Cuối thư, các chính khách này nhấn mạnh: "Khi Hoa Kỳ hùng mạnh, có nghĩa là chúng ta sẽ cùng nhau trở nên mạnh mẽ hơn..." - các chính khách này thuyết phục tân Tổng thống Donald Trump về viễn cảnh tươi sáng trong quan hệ Mỹ-EU.