Medvedev: Vašingtonu bi bolje bilo da se usredsredi na rješavanje unutrašnjih zadataka, a ne da traži neprijatelje u Rusiji
Ngày 27/2, phát biểu trước giới doanh nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn Đầu tư Nga diễn ra tại Sochi, Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định nền kinh tế Nga đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng.

Theo ông Medvedev, nhìn chung tình hình kinh tế vĩ mô của Nga ổn định, những chỉ số chính đang ở trong tình trạng không đến nỗi tồi, nền kinh tế đã bước sang giai đoạn tăng trưởng. Lạm phát giảm xuống mức kỷ lục đối với nước Nga hiện đại, ở mức 5,4% năm 2016 và xuống còn 5% trong năm nay.

Nga đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp, kiểm soát thành công tình trạng thất nghiệp, trong thời gian gần đây không tăng lên và vẫn ở mức dự báo trước đó. Tất cả những điều kiện kinh tế vĩ mô này là cơ sở để Nga bắt đầu thực hiện đầy đủ kết hoạch hành động tổng thể của chính phủ giai đoạn 2017 - 2025.

Theo Thủ tướng Nga, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực việc làm với mục tiêu nhanh chóng giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Người đứng đầu Chính phủ Nga cho rằng Nga cần phải trở thành nền kinh tế cởi mở và thông minh dựa vào tiềm năng trí thức của dân tộc, những thành tựu khoa học và công nghệ. Để hiện thực hóa được mục tiêu này, trước hết phải ngăn chặn tình trạng "chảy máu chất xám" ra khỏi Nga.

Ngay trong ngày đầu tiên diễn ra Diễn đàn Đầu tư Nga, hơn 100 thỏa thuận đầu tư trị giá 66 tỷ ruble tập trung vào các lĩnh vực như tổ hợp nhiên liệu - năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất chế tạo, đã được ký kết.

Sự trở lại của nền kinh tế Nga được cho là không nằm ngoài các dự đoán tăng trưởng của nước này. Bên cạnh nỗ lực cứu giá dầu, Nga còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài nước đầu tư bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế.

Thực tế GDP của nước Nga đã phục hồi với tốc độ nhanh hơn kỳ vọng. Ngân hàng trung ương Nga nhận định tăng trưởng trong năm 2018 sẽ ở ngưỡng 0,6 - 1,1%.

Nền kinh tế Nga đã trải qua bước ngoặt và đang chuyển từ đình trệ sang tăng trưởng. Tháng 1/2017, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên 68,3 - mức cao nhất từ năm 2008.

Trong lĩnh vực chế tạo của Nga, tốc độ tăng trưởng đã đạt mức cao nhất trong vòng 70 tháng qua. Những chỉ số gián tiếp này cho thấy không chỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế đang phục hồi, mà còn chỉ ra rằng năm 2017 có thể chờ đợi dòng đầu tư trực tiếp, theo Bloomberg.

Nga sau cấm vận đã trở thành thị trường béo bở cho các doanh nghiệp Mỹ nhờ cách nhượng quyền thương mại. Đơn cử như McDonald's. Hãng cung cấp thức ăn nhanh này đã mở 73 cửa hàng mới ở Nga trong năm 2016 và sẽ mở tiếp 50 cửa hàng nữa trong năm 2017.

Hãng ô tô lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM) hiện cũng đang tìm cách để trở lại thị trường Nga sau khi thoái lui hồi năm 2014 bằng việc đóng cửa nhà máy St. Petersburg. Sau khi buộc phải tái cơ cấu đầu tư về Mỹ, GM quyết định sẽ trở lại thị trường Nga dưới danh nghĩa một công ty con ở Uzbekistan.

Những chính sách ưu đãi doanh nghiệp tại Nga trong thời buổi kinh tế khó khăn từ cấm vận xuôi ngược đã khiến nhiều công ty nước ngoài tìm cách "lách luật" để được đầu tư ở Nga và vừa kiếm tiền, vừa nâng đỡ nền kinh tế Nga khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ cấm vận.

Không chỉ có doanh nghiệp Mỹ, hàng loạt các doanh nghiệp Đức cũng đã tìm được đường đầu tư vào Nga. Dựa theo số liệu thống kê của ngân hàng Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức) vào tháng 6/2016, đầu tư từ các doanh nhân Đức đã đạt mức kỷ lục vào Nga, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

Theo dự báo của ngân hàng Bundesbank, vào năm 2016 đầu tư kỷ lục mới sẽ được thiết lập, riêng trong quý I của năm 2016, từ Đức đã chuyển gần 1,1 tỷ euro sang Nga.