stop fracking
© Martin Gerten/dpa
Công nghệ nứt vỡ thủy lực (hydraulic fracturing), hay còn gọi là fracking, là gì?

Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại Mỹ tăng mạnh. Phần lớn nhiên liệu tiêu thụ là các nguyên liệu khoán sản như than hay khí thiên nhiên. Gần đây nổi lên nhiều tranh cãi về một phương pháp khai thác khí đốt: công nghệ nứt vỡ thủy lực, còn gọi là fracking.

Nói đơn giản, fracking miêu tả quá trình chiết xuất khí thiên nhiên từ sâu trong lòng đất. Trong đó, đá xốp được tách rời bằng nước, cát và hóa chất, để tách khí thiên nhiên. Công nghệ fracking xuất hiện từ những năm 1940. Tuy nhiên, nó chỉ bùng nổ trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là ở Mỹ. Nguyên nhân là do trữ lượng khí đốt tại Mỹ và Châu Âu đang cạn kiệt. Do đó giá khí đốt và nhiên liệu khác tăng nhanh. Nhiều công nghệ khai thác khác ra đời, hấp dẫn hơn và lãi hơn, ví dụ như fracking.

Trong khi đó, fracking đã được sử dụng hơn một triệu lần tại Mỹ nói riêng. Hơn 60% của các mỏ dầu và khí đốt mới sử dụng fracking. Cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của fracking.


Đầu tiên, một mũi khoan đào sâu xuống hàng trăm mét đất. Từ đó, một hố khoang ngang xuyên vào lớp đá chứa khí đốt. Sau đó, chất lỏng fracking được bơm xuống đất thông qua máy bơm công suất cao. Trung bình, chất lỏng này chứa 8 triệu lít nước. Tương đương nhu cầu sử dụng hàng ngày của 65,000 người kèm theo hàng nghìn tấn cát và khoảng 200,000 lít hóa chất.

Hợp chất này len lỏi vào các lớp đất, tạo ra vô số vết nứt nhỏ. Cát ngăn các lớp đất dính vào nhau. Hóa chất có nhiều công dụng quan trọng nhất, chúng làm nước sánh lại, diệt khuẩn, hoặc hòa tan khoáng chất. Sau đó, hầu hết hợp chất fracking được hút lên. Giờ khí tự nhiên có thể được trích xuất. Ngay sau khi mỏ khí cạn kiệt, hố đào được lấp lại. Theo quy tắc, hóa chất fracking sẽ được bơm trở lại lòng đất và nằm lại đó.

Tuy nhiên, fracking cũng đi kèm nhiều rủi ro. Nguy hiểm nhất là nhiễm độc nguồn nước. Fracking không chỉ tốn nước, mà nước còn bị nhiễm hóa chất và rất độc hại. Nồng độ nhiễm cao đến nỗi các nhà máy xử lý cũng không lọc sạch được.

Mặc dù hiểm họa đã rõ ràng, và có thể ngăn chặn trên lý thuyết vẫn có nhiều nguồn nước ở Mỹ bị nhiễm độc do sự cẩu thả. Không ai biết nhữn hợp chất dưới lòng đất sẽ vận động ra sao vì chưa có nghiên cứu dài hạn nào đối với vấn đề này. Hóa chất fracking có mức độ độc hại từ cao đến rất cao, có thể gây ung thư, như benzol hoặc acid formic. Các công ty fracking không tiết lộ cụ thể về thành phần của hóa chất. Tuy nhiên theo ước tính, có khoảng 700 chất được sử dụng trong quá trình.

Một nguy cơ khác là khí nhà kính. Khí được trích xuất thông qua fracking chứa nhiều methane, một loại khí thải nhà kính độc hại hơn CO2 25 lần. Khí đốt thải ít khí độc hại hơn than khi được sử dụng. Nhưng các rủi ro của fracking đối với khí hậu lại lớn hơn.

Đầu tiên, fracking là quá trình thâm hụt rất nhiều năng lượng. Thứ hai, các hố đào nhanh chóng cạn kiệt, và phải đào mới nhiều hơn giếng khai thác truyền thống. Ngoài ra, khoảng 3% khí bị thoát ra trong quá trình, và tan vào không khí. Nên khó có thể đo đếm lợi ích của fracking khi lợi ích thì nhiều, nhưng tác hại cũng không ít. Khi được thực hiện chỉnh chủ, công nghệ này đáp ứng nhu cầu năng lượng giá rẻ trong ngắn và trung hạn.

Tuy nhiên các tác hại trong dài hạn và tác động lên nguồn nước là không thể xem nhẹ.