Ukraine gas transit EU
© Gleb Garanich / ReutersHệ thống ống dẫn khí đốt của Ukraine, vốn dĩ có thể mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế nước này, bây giờ sắp bị bỏ rỉ không ai thèm ngó đến.
Giám đốc Naftogaz của Ukraine Yuri Vitrenko mới đây tiết lộ rằng họ sẽ phải trả cho tập đoàn Gazprom của Nga 80 tỉ USD để tiếp tục được mua khí đốt từ quốc gia láng giềng.

Khoản nợ khổng lồ trên được tích cóp từ năm 2014. Khi Gazprom đã đâm đơn kiện Naftogaz và cáo buộc chính quyền Ukraine chưa trả tiền cho khối lượng khí đốt mà nước này được nhận trong khoảng thời gian 2013 và 2014. Đáp lại, phía Ukraine cũng kiện ngược, nói rằng Gazprom đã ra giá quá cao.


Nhận xét: Giá mà Ukraine nói là quá cao vẫn còn thấp hơn giá họ mua từ Châu Âu. Sự thật là khi trước Ukraine vẫn được hưởng giá khí đốt siêu rẻ do mối quan hệ hợp tác khăng khít với Nga. Do cuộc đảo chính năm 2014 và chính sách chống Nga điên cuồng của nhà nước phát xít mới lên nắm quyền, Nga không còn lý do gì để bán cho Ukraine khí đốt với giá siêu rẻ như trước nữa.


Giới quan sát cho rằng, khoản nợ khổng lồ và nhiều khả năng là xác thực này sẽ khiến Naftogaz thua kiện và phá sản trong sớm chiều trong bối cảnh Naftogaz nợ nần chồng chất, mua dầu khí của châu Âu với giá đắt hơn 20% dù vẫn là nguồn gốc dầu khí Nga. Thậm chí, cả ngân sách quốc gia của Ukraine cũng không đủ bằng ấy con số.

Giáo sư Igor Yushkov, một chuyên gia có uy tín người Nga dự đoán điều này. Ngay cả khi tòa án quyết định nương nhẹ cho Naftogaz, công ty này vẫn có thể sẽ phá sản.

"Naftogaz không có trong tay 80 tỉ USD. Theo tôi được biết, khoản tiền mà Gazprom yêu cầu Ukraine phải trả đã vượt qua toàn bộ ngân sách quốc gia của Ukraine. Vì vậy khả năng phá sản của Naftogaz là rất cao", ông Yushkov nói.


Nhận xét: Trong bối cảnh nền kinh tế điêu tàn vì nội chiến và sự phá hoại của chính quyền phát xít tại Kiev, ngành dầu khí là một trong những tia hy vọng cuối cùng cho nền kinh tế Ukraine.


Khó khăn chồng lên khó khăn ở Naftogaz khi các hộ gia đình Ukraine đã không mang về đủ lợi nhuận cần thiết, các doanh nghiệp thì chuyển sang nguồn cung khí đốt khác. Điều này càng khiến đầu tư trở lại cơ sở vật chất của Naftogaz là không có.

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Ukraine đã lạc hậu và cần được sửa chữa nhưng không đủ ngân sách để làm. Nếu để quốc gia khác đầu tư sửa chữa ở đây, Ukraine phải quay trở lại vai trò trung chuyển khí đốt như trước kia.

Điều này có nghĩa công ty dầu khí Nhà nước vừa bị phụ thuộc vào nước ngoài, vừa phải đàm phán lại các trừng phạt kinh tế và địa chính trị mà Kiev mất công lâu nay chiến đấu với Moscow.

Vòng luẩn quẩn này khiến Ukraine chìm trong cuộc khủng hoảng năng lượng khó giải đáp.

Kịch bản Ukraine tái hưng thịnh

Những diễn biến tại Ukraine và trên thế giới gần đây cho thấy, có 2 lựa chọn mà Kiev có thể đưa ra để giải quyết.

Thứ nhất, tiếp tục mua dầu từ phía châu Âu với mức giá cao hơn từ phía Nga. Vì lý do chính trị, Ukraine đã ngừng mua khí đốt của Nga từ năm 2015, và từ đó đến nay họ phải chi từ 230- 240 USD cho mỗi 1000 mét khối khí đốt mua từ châu Âu, trong khi giá thành của khí đốt Nga là 180USD.

Điều này càng đồng nghĩa với khoản ngân sách hạn hẹp của Ukraines sớm phải gồng mình gánh chịu cho khoản chi không hợp lý này và khoản nợ với công ty dầu khí Nga vẫn là một món nợ khó đòi.

Tia sáng hy vọng đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào đầu tháng 3 cho thấy Ukraine sẽ được hỗ trợ 1 tỷ USD đã lại dập tắt.

Hôm 20/3, IMF đã trì hoãn gói hỗ trợ tài chính cho Ukraine trị giá 1 tỷ USD vốn được thông báo sẽ sớm giải ngân. Quyết định hoãn lại phương án hỗ trợ tài chính cho Ukraine đưa ra trong cuộc họp thông qua lần cuối để giải ngân. Các chỉ số phát triển kinh tế vĩ mô của Ukraine trong bối cảnh mới liên quan tới tình hình tại miền Đông khiến tổ chức này lo ngại.

Khoản hỗ trợ tài chính nếu được cấp cũng sẽ dành để trả nợ, nhưng sẽ vẫn tốt hơn nếu trích ra để hỗ trợ cho khoản dầu khí được mua vượt mức giá. Nếu 1 tỷ USD tới chưa được cấp, Ukraine sẽ khó khăn thêm một thời gian nữa.

Thứ hai, nếu Ukraine quyết định đưa các công ty nước ngoài thầu lại đường ống dầu khí của mình vừa để nâng cấp đường ống, vừa để thu thêm lợi nhuận, Ukraine sẽ gặp rất nhiều rủi ro chính trị, đặc biệt là việc phải nhân nhượng với nước Nga mà trong suốt 3 năm qua, chính quyền ông Poroshenko không muốn hướng đến.

Chưa kể, các nước châu Âu và Mỹ có thể rất hào hứng với đường ống khí đốt chiến lược của Ukraine nhưng liệu có chịu hỗ trợ khoản nợ 80 tỷ USD còn nợ để tiếp tục mua gói dầu mới vào năm 2019 hay không? Đây là một sự đầu tư đầy rủi ro.

Thêm nữa, vào thời điểm nước Nga một mình chống chọi với các cấm vận kinh tế từ châu Âu và một số nước, Moscow đã vững vàng và ngày càng tự chủ nền kinh tế của mình dù với mức chậm.

Nga vẫn khẳng định sẽ bán dầu cho Ukraine nếu họ tỏ thiện chí bởi những người Nga vẫn còn sống ở đất nước này. Tuy nhiên, tình hình ở miền Đông Ukraine hiện nay, khi hai nhà nước cộng hòa tự xưng được Nga chấp thuận và Ukraine tỏ vẻ bất cần thì Moscow hoàn toàn có khả năng sẽ không muốn bán cả dầu khí cho Kiev.

Đặc biệt là đường ống dẫn dầu mới đang được Nga triển khai tới Đức mamg tên Dòng chảy phương Bắc - 2 được Berlin ủng hộ nhiệt liệt, sẽ là con đường dầu khí mới đưa dầu Nga tới châu Âu mà không cần phải qua điểm trung chuyển đầy phức tạp như Kiev.

Cả 2 tương lai này đều mang lại bất lợi cho Ukraine và khả năng nước này chịu phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại bang là điều chắc chắn xảy ra. Ukraine hiện nay đã mất đi khả năng phục hồi được nền kinh tế, chính trị, xã hội... Những vấn đề này xoay vòng và luẩn quẩn, hồi chuông báo hiệu kết thúc cho nhà nước Ukraine đang đến gần.