putin gas pipeline
Trong khi dư luận đang tập trung chú ý vào những điểm nóng xung đột quân sự tại Trung Đông, Ukraine...thì tại châu Âu đã, đang tồn tại một cuộc chiến tuy âm thầm nhưng rất khốc liệt. Đó là cuộc chiến khí đốt giữa Nga và EU kéo dài hơn một thập kỷ qua.

Vào ngày 31/3, Ủy ban Châu Âu đã chính thức tuyên bố từ bỏ sự phản đối của mình đối với Nord Stream 2 - đường ống dẫn khí đốt khổng lồ mà Nga đang xây dựng đi qua Baltic để cung cấp khí đốt trực tiếp cho Đức - kết thúc một cách hiệu quả mọi đấu tranh căng thẳng trước đây về dự án.

Sự đồng ý của Ủy ban châu Âu đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 đã đưa đến chiến thắng thuyết phục của Nga trong cuộc đấu tranh kéo dài để đảm bảo vị thế của nó là nhà cung cấp khí chính của Châu Âu trong khi vẫn kiểm soát các nguồn năng lượng của mình.

Âm mưu và thù hận

Câu chuyện về xuất khẩu của Nga sang châu Âu là lý do quan trọng nhất cho sự sụp đổ trong quan hệ giữa Nga và phương Tây kể từ khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 1999.

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991, phương Tây vui mừng rằng Nga, một quốc gia có đất đai phì nhiêu, khoáng sản lớn, sẽ bị "xẻ thịt", đặc biệt sẽ biến nước Nga trở thành nguồn cung cấp béo bở dầu và khí lớn cho nền kinh tế châu Âu.

Điều này đi cùng với tham vọng là các mỏ dầu và khí đốt của Nga sẽ được các công ty năng lượng phương Tây khai thác và khai thác theo cùng cách mà các công ty này đã từng ở những nơi khác, một lối khai thác kiểu "thực dân" như châu Phi, Trung Đông...

Đây là thời kỳ cái gọi là "dash for gas" (Dùng khí sản xuất điện), đang phát triển khi ngành công nghiệp sản xuất điện bằng than ở châu Âu do bị ô nhiễm cao phải đóng cửa, và với dự đoán về một dòng chảy khổng lồ khí đốt Nga giá rẻ sẽ đến châu Âu.

Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Nga thay đổi vào năm 1999, với Vladimir Putin trở thành lãnh đạo của Nga, trước hết là Thủ tướng và sau đó là Tổng thống, đã đặt đấu chấm hết cho ước mơ thực dân, tham vọng hão huyền của các nhà tư bản đế quốc EU-Châu Âu.

Không bao giờ Putin nhường quyền kiểm soát các nguồn năng lượng của mình cho các công ty năng lượng Phương Tây dù bất kỳ một hình thức mỹ miều nào như "Gói năng lượng thứ 3" vân vân...và vân vân.

Nếu như đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến nhiều người trong lãnh đạo Nga năm 1999 đã ủng hộ Tổng thống Nga cùng với việc Putin đã giải quyết gọn bọn khủng bố ở Chechnya thì với PT đây là điều ngược lại.

Có thể nói, sự thù địch của phương Tây với Putin có nhiều nguyên nhân, nhưng, sự tức giận do vai trò đóng cửa mỏ dầu và khí đốt của Nga lên sự phát triển và khai thác không giới hạn của các công ty năng lượng phương Tây lại là một trong những lý do chính quan trọng nhất.

Putin luôn khẳng định rằng nhà nước Nga phải kiểm soát và điều tiết khoản đầu tư này, và ưu tiên của ông là thông qua hợp tác liên doanh với các công ty Nga, đặc biệt là Rosneft mà không bao giờ tư nhân hóa đối với 2 công ty này...

Tất nhiên, đây không phải là những gì các chính phủ phương Tây và các công ty năng lượng phương Tây đã có trong đầu. Quan niệm của họ về một cái gì đó gần gũi hơn với những gì xảy ra ở một số nước trong cái mà trước kia được gọi là Thế giới Thứ ba, nơi các công ty năng lượng phương Tây điều hành chương trình, khai thác tài nguyên giàu có của các nước này theo ý họ và lợi ích của phương Tây.

Mỹ, Anh và đặc biệt là Ủy ban Châu Âu tại Brussels đương nhiên rất giận, thù địch chính sách của Putin-Nga và đã cương quyết làm tất cả mọi thứ họ có thể để đưa người Nga quay trở lại, buộc phải tự do hóa ngành công nghiệp năng lượng của Nga.

Kết quả là cuộc chiến tranh năng lượng giữa Nga và phương Tây đã bắt đầu, với mục tiêu quyết chiến chiến lược là Gazprom của Nga, bằng 2 cú đánh mang tên "Gói năng lượng thứ 3" và "Đa dạng hóa khí đốt" mà chúng ta lần lượt nhận biết sau đây.

Như vậy, bản chất của cuộc chiến này là sự chiếm đoạt kiểu "thực dân" tài nguyên khoáng sản nước Nga, được tiến hành trong một chiến lược lớn là "bẻ răng Gấu Nga", làm tan rã nước Nga của các thế lực phương Tây đứng đầu là Mỹ.

Gói năng lượng thứ 3 của EU

Để tấn công Gazprom làm tan rã Gazprom, EU sử dụng vũ khí là "Gói Năng lượng Thứ Ba" (GNLT3).

"Gói năng lượng thứ 3" mà EU đề ra nhằm mục đích tự do hóa thị trường năng lượng và ngành công nghiệp Châu Âu bằng cách mở rộng nó cho cạnh tranh. Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh rằng điều này có nghĩa là Gazprom không thể kiểm soát độc quyền bất kỳ đường ống nào mà nó xây dựng hoặc hoạt động trên lãnh thổ EU.

Rốt cuộc, đòn mà "Gói năng lượng thứ 3" nhằm vào Nga là: Gazprom buộc phải tư nhân hóa theo cách EU đã chọn nếu như muốn bán sản phẩm cho EU.

Nếu như Nga chấp nhận phê chuẩn "Gói năng lượng thứ 3" này thì EU sẽ kịp thời mở rộng nó tới Nga bằng cách yêu cầu người Nga tự do hoá ngành năng lượng của mình ở thượng nguồn bằng cách tư nhân hoá Gazprom và mở ra các mỏ dầu khí của Nga cho các công ty năng lượng phương Tây khai thác để phù hợp với thị trường năng lượng châu Âu được tự do hóa bởi những quy định trong GNLT3 ở phần hạ lưu

Mỹ-EU đã tin tưởng vào chiến thắng bởi cơ sở mà theo họ là vững chắc, không thể đảo ngược, đó là, họ cho rằng, toàn bộ sự tồn tại của nền kinh tế Nga phụ thuộc vào việc Nga bán dầu và khí đốt cho châu Âu, họ coi Nga như là "cái trạm xăng"...

Tuy nhiên, vào tháng 12/2014, người Nga đã phản đòn bằng một cú mạnh đã gây sốc cho người tiêu dùng, gây ra những lời phản đối dữ dội trên khắp EU:

Nga đã hủy bỏ một cách đột ngột đường ống South Stream được cho là cung cấp khí đốt qua miền nam và đông Âu, sau khi Ủy ban châu Âu nhấn mạnh rằng "GNLT3" được áp dụng cho nó.

Không chỉ hủy bỏ South Stream, Nga còn tuyên bố rằng họ sẽ không còn muốn xây dựng hoặc vận hành các đường ống dẫn khí đốt trên lãnh thổ EU, và thay vì South Stream, họ sẽ xây dựng một đường ống dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Cú phản đòn này, Nga đã sổ toẹt vào GNLT3 của EU và chứng minh rằng, toàn bộ giả định rằng Nga phụ thuộc vào châu Âu để bán khí đốt của họ là sai lầm. Ngược lại nó bật ra rằng, đó là EU phụ thuộc vào Nga vì khí đốt của họ, chứ không phải theo cách khác.

Như vậy, EU ra đòn GNLT3 với Nga dựa trên một cái thế EU là khách hàng duy nhất mà EU không mua thì kinh tế của Nga sẽ sụp đổ. Nga phản đòn và chứng minh rằng, Nga không bán khí đốt cho EU, vẫn sống tốt, nhưng không có khí đốt của Nga thì EU mới điêu đứng.