Putin and Macron press conference
Putin: "Thằng trẻ ranh này có biết suy nghĩ không vậy..."
Thứ 2 ngày 29/5, 2 nhà lãnh đạo Nga - Pháp gặp nhau lần đầu tiên từ khi ông Macron nhậm chức, sau một loạt những căng thẳng gần đây.

Ông Macron cảnh báo rằng Pháp sẽ đáp lại ngay lập tức việc sử dụng vũ khí hoá học ở Syria, đồng thời kêu gọi mối quan hệ gần gũi hơn với Nga trong cuộc chiến chống IS. Điệp viên Pháp từng công bố bằng chứng cho thấy chế độ Assad sử dụng chất độc sarin ở thị trấn Khan Sheikhun, một cuộc tấn công khiến Mỹ phải phóng tên lửa vào căn cứ không quân Syria để trừng phạt.


Nhận xét: Cả núi bằng chứng đã chứng tỏ rằng cái gọi là vụ tấn công chất độc sarin là hoàn toàn dàn dựng để vu cáo cho chính phủ Syria. Đồng thời, Pháp cũng không có khả năng quyết định bất cứ điều gì ở Syria mà hùng hổ đe dọa.

Xem thêm:

Cuộc họp tại cung điện Versailles mang tính biểu tượng cao và nhằm mục đích xác định mối quan hệ cá nhân của 2 nhà lãnh đạo sau căng thẳng từ báo cáo Nga tìm cách can thiệp vào tiến trình dân chủ của Pháp trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi đầu tháng. Hai vị nguyên thủ ở 2 thế hệ khác nhau, và góc nhìn thế giới cũng khác biệt hoàn toàn. Ông Macron, 39 tuổi, coi Liên minh châu Âu là ưu tiên hàng đầu, trong khi ông Putin, 64 tuổi lại không hề ủng hộ EU.


Nhận xét: Trái lại, một EU toàn vẹn và thịnh vượng là điều mà Putin hướng tới vì nó mang lại lợi ích cho Nga. Nhưng ông không thể làm gì được khi các lãnh đạo EU chỉ là những con rối bị Hoa Kỳ giật dây.


Trong cuộc bầu cử Pháp, ông Putin công khai ủng hộ đối thủ của ông Macron là bà Marine Le Pen bằng cách cho phép bà này vào gặp mình tại điện Kremlin một tháng trước vòng bỏ phiếu đầu tiên. Trong chiến dịch, ông Macron cũng có những lời khắc nghiệt đối với Moscow, cáo buộc Nga thực hiện một "chiến lược kết hợp đe dọa quân sự và một cuộc chiến thông tin".


Nhận xét: Le Pen cũng đến gặp Trump thì sao? Trước cuộc bầu cử Mỹ cũng như Pháp, Putin rất cẩn thận không đưa ra bất cứ động thái nào có thể được cho là hỗ trợ cho bất cứ bên nào. Nhưng điều đó không ngăn cản được những lời vu cáo "can thiệp bầu cử" như trên đây.

Xem thêm:

Tân tổng thống Pháp từng từ chối công nhận 2 hãng tin của Nga là Sputnik và Russia Today vì cho rằng họ cố gắng phát tán thông tin sai lạc nhằm ảnh hưởng đến chiến dịch của mình. Hai ngày trước đợt bỏ phiếu cuối cùng, nhóm của ông Macron cho biết hàng ngàn email chiến dịch đã bị tin tặc làm lộ ra và phân tích cho thấy nhóm này có khả năng là của Nga.


Nhận xét: Trong suốt cuộc bầu cử Pháp, hai hãng tin Nga đều đưa tin công bằng, không thiên vị bất cứ ứng cử viên nào. Trái lại, tất cả truyền thông phương Tây đều ra sức ủng hộ cho Macron và hạ bệ Le Pen bằng mọi cách.

Xem thêm: Le Pen chọn lọc phóng viên đưa tin về bà - Quá đáng! Macron làm y như vậy - Tuyệt vời!

Cũng không có bất cứ bằng chứng nào rằng việc email bị lộ có liên quan đến chính phủ Nga. Nếu số email đó bị lộ sớm hơn, và truyền thông tập trung chú ý vào nội dung của nó hơn, chúng ta đã có thể biết được nhiều điều "thú vị" về Macron.


Khi nhà báo hỏi về những nỗ lực của Nga nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Pháp, ông Putin bác bỏ mọi cáo buộc về việc can thiệp. Ông nói "việc đó không tồn tại" và cho biết ông Macron không đưa ra vấn đề tại cuộc họp của 2 người. Tuy nhiên, vị tổng thống trẻ tuổi của Pháp lại ám chỉ vụ việc trong cuộc họp báo chung khi nói "Khi các hãng truyền thông lan truyền những thông tin vu cáo giả mạo, họ không còn là nhà báo nữa".

Ông Macron mô tả cuộc đối thoại giữa mình và người đồng cấp phía Nga là "vô cùng thẳng thắn và thành thật", nói rằng ông đã làm rõ "tất cả những gì tôi nghĩ về các chủ đề khác nhau". Về phần mình, ông Putin cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt Nga vì vấn đề Ukraine sẽ "không thể nào" giải quyết được cuộc khủng hoảng. Cả 2 nhà lãnh đạo nhất trí rằng đây là thời điểm thích hợp cho một vòng đàm phán hòa bình mới về Ukraine.


Nhận xét: "Vô cùng thẳng thắn và thành thật" trong ngôn ngữ ngoại giao có nghĩa là hai bên chỉ thiếu nước chửi nhau mà thôi.


Ông Putin từng hủy chuyến thăm chính thức Paris gần đây nhất hồi tháng 10 sau khi điện Kremlin cáo buộc Pháp tìm cách "bêu xấu" lãnh tụ Nga. Tổng thống Pháp khi đó là François Hollande cho biết Nga có thể phải đối mặt với các cáo buộc về tội ác chiến tranh vì đã bắn phá Aleppo, thành phố lớn thứ 2 của Syria.