Polizisten Myanmar
© Reuters / Soe Zeya Tun
Ở vùng Đông Nam Á, tình hình Myanma lâu nay rất đáng lo ngại. Đã nhiều năm tại đó diễn ra đụng độ giữa các cư dân bản địa theo đạo Phật và người nhập cư từ nước láng giềng Bangladesh là tín đồ đạo Hồi, có tên gọi là người Rohingya, - quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét.

Trong khi đó tại Nga cho đến gần đây chỉ một giới hạn hẹp các chuyên gia biết về vấn đề này - Myanmar khá xa Nga và những người dân Nga bình thường không biết gì về đất nước này nói chung, càng không biết gì về người Rohingya nói riêng.

Tình hình căng thẳng trên bình diện sắc tộc đã bùng phát ở bang Rakhine vào ngày 25 tháng Tám, khi các chiến binh từ cái gọi là "Quân đoàn cứu trợ sắc dân Rohingya Arakan" tấn công đồn cảnh sát, chùa chiền và những chủ thể Nhà nước khác, dẫn đến cái chết của một số công dân Myanmar. Chiến dịch ứng phó của quân đội Myanmar kéo theo thương vong lớn trong các nạn nhân là người Hồi giáo Rohingya (khoảng 400 người).

Và thế là ngay lập tức có mấy cuộc biểu tình quy mô của người Nga theo Hồi giáo để bày tỏ sự ủng hộ với người Rohingya vốn ít ai biết đến. Một cuộc diễn ra trong ngày Chủ nhật 3 tháng Chín, với vài trăm người tụ tập trước tòa Đại sứ quán Myanmar ở Matxcơva. Thành viên biểu tình là những thanh niên Hồi giáo từ các tỉnh lẻ, không phải là dân Matxcơva, đã đòi hỏi chính quyền LB Nga phải thi hành biện pháp để bảo vệ các cư dân theo đạo Hồi "đang bị giết hại do bàn tay của tín đồ Phật giáo Myanmar".

Cuộc biểu tình nữa diễn ra vào ngày thứ Hai 4 tháng Chín tại Groznyi, thủ phủ của Cộng hòa Checnhya. Tại đó tập trung khoảng một triệu người và nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Ramzan Kadyrov phê chuẩn cho phép tiến hành cuộc mit-tinh này thì thậm chí ngay từ trước đó đã tuyên bố trên Internet rằng ông ta sẽ chống lại Chính phủ Nga, nếu như nội các trung ương ủng hộ "bọn quỷ dữ" (ý nói nhà chức trách Myanmar).

Tại sao những người Nga theo đạo Hồi lại ồn ào ủng hộ đồng đạo của họ ở tận Myanmar và nổi cơn thịnh nộ với một tín ngưỡng hòa bình như Phật giáo?

Rõ ràng có ai đó đã kích động họ. Nhìn chung, có ấn tượng rằng những cuộc biểu tình ở Matxcơva và Groznyi là bộ phận trong dự án mới nào đó của người Hồi giáo. Đáng chú ý là cùng trong ngày thứ Hai 4 tháng Chín đã có cuộc biểu tình của người Hồi giáo trước Đại sứ quán Myanmar ở Jakarta. Còn ở Kyrgyzstan, nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống, đã hủy bỏ trận đấu bóng đá với đội tuyển Myanmar. Cũng trong những ngày này, Ngoại trưởng Iran và Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố lên án hành động của chính quyền Myanmar. Và trước đó, từ ngày 1 tháng Chín, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã hứa tiến hành một cái gì đó kiểu như cuộc jihad (hành quân thánh chiến) với Myanmar.

Thế mà không một ai, kể cả Ramzan Kadyrov và những người tham gia biểu tình tại Matxcơva, đã không nhớ ra rằng "Quân đoàn cứu trợ sắc dân Rohingya Arakan" do Al-Qaeda và Taliban hỗ trợ, và chiến binh của "quân đoàn" đã tấn công trước hết vào các chủ thể quân sự của Cộng hòa Liên bang Myanmar, rằng chính quyền những quốc gia Hồi giáo láng giềng của Myanmar như Bangladesh, Indonesia, Malaysia, đều phản đối, không chịu tiếp nhận vào nước họ những người Rohingya tỵ nạn. Phải chăng các thành viên biểu tình đã không nắm được thông tin này?


Nhận xét: Còn nữa, Ataullah, kẻ cầm đầu "Quân đoàn cứu trợ sắc tộc Rohingya Arakan" ở trên là một tên Hồi giáo cuồng tín người Pakistan, lớn lên và được huấn luyện tại Ả rập Xê út. Hắn đã tập hợp được một đạo quân du kích khoảng hơn 1000 kẻ cuồng tín khác. Ngoài việc được hỗ trợ bởi Ả rập Xê út, hắn còn được các tổ chức phi chính phủ của George Soros hỗ trợ mạnh mẽ.


Chuyên viên Nga nghiên cứu Hồi giáo nổi tiếng Roman Silantyev cho rằng trong vấn đề này Kadyrov đã thành nạn nhân bị thao túng đầu cơ. Có lẽ là như vậy.

Nhưng thật đáng quan ngại là các nạn nhân người Nga đang bị thao túng từ nước ngoài và ngả theo nhãn quan hung hăng gây hấn. Nhiều người tỏ ra sẵn sàng bay sang Myanmar để cầm vũ khí chiến đấu bên phía người Rohingya. Một người tham gia biểu tình ở Matxcơva còn tuyên bố thẳng trước ống kính truyền hình: "Đức Allah sẽ mang lại chiến thắng cho tôn giáo của chúng tôi".

Lập trường chính thức của chính quyền Nga về những gì đang xảy ra tại Myanmar thể hiện trong tuyên bố của Vụ Thông tin và Báo chí thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga ngày 28 tháng Tám và ngày 3 tháng Chín, đề nghị thiết lập cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các bên xung đột. Ngày 4 tháng Chín, khi đang ở Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi nhà chức trách Myanmar mau chóng giữ tình hình trong tầm kiểm soát.

Vậy là người Nga theo đạo Hồi ủng hộ người Rohingya ở Myanmar. Không phải tất cả, nhưng là một bộ phận nhỏ trong toàn thể tín đồ Hồi giáo ở Nga, gồm những người chịu tác động từ bên ngoài. Rất muốn hy vọng rằng các cơ quan chuyên trách tương ứng của Nga sẽ có biện pháp đưa số này về hướng đúng.

Còn Ramzan Kadyrov bây giờ đã bắt đầu nói rằng mọi người hiểu nhầm phát ngôn của ông ta, còn ông vẫn như trước, luôn trung thành với Kremlin.