Putin young soldiers selfie
"Lãnh đạo nước Nga" là tên một cuộc thi tuyển 'đầy tớ nhân dân' do Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi xướng, vì ông Putin muốn tuyển người tài hơn là 'chọn người nhà'.

Theo báo Indepedent ngày 11.10, một quan chức cấp cao Điện Kremlin, Phó chánh văn phòng Sergei Kirienko nói với các nhà báo: cuộc thi là ý tưởng mới từ lãnh đạo cao nhất: "Tổng thống Putin rất quan tâm ủng hộ những công dân nhiều hứa hẹn nhất của nước ta".

Coi trọng trí tuệ, cấm 'nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba hậu duệ..."

Ông Kirienko nói cuộc thi Lãnh đạo nước Nga được tổ chức để giúp giới trẻ Nga hiện không có cơ hội thăng tiến so với các thế hệ trước: "Chúng tôi muốn có người thành đạt không nhờ quan hệ, tiền tệ, có quan hệ quen biết, nhưng là muốn người thành đạt trong nghề nhiệp, có tư cách cá nhân tốt, chăm chỉ và có tiềm năng phục vụ đất nước, đồng bào".

Ông Kirienko nói cuộc thi tuyển dành cho tất cả dân thường Nga dưới 50 tuổi và có kinh nghiệm quản lý tham gia, tạo điều kiện cho họ trở thành 'đầy tớ nhân dân', và để "không còn lý do để họ ngồi trên ghế nệm rồi phàn nàn đủ điều".

Thể lệ cuộc thi tuyển: các ứng viên công chức sẽ phải vượt qua 4 vòng tuyển dụng ở cấp khu vực, trước khi tổ chức vòng thi chung kết tại thủ đô Moscow vào đầu năm 2018, để quyết định 100 công chức xuất sắc nhất.

Những người chiến thắng sẽ được trả lương, được 'bồi dưỡng' kỹ năng và chịu sự quản lý của các bộ, các quan chức lãnh đạo chính quyền.

Ông Putin cũng muốn người mới làm Thủ tướng?

Trong khi đó, hãng tin Bloomberg đưa tin sắp tới sẽ có một cuộc thay đổi nhân sự lớn trong chính phủ Nga. Hãng tin này nêu đã có những động thái để thay Thủ tướng Dmitry Medvedev, và 3 ứng cử viên sáng giá làm tân Thủ tướng là nữ Thống đốc ngân hàng trung ương Elvira Nabiullina, Sergei Sobyanin (thị trưởng Moscow) và Bộ trưởng Công nghiệp Denis Manturov.

Hiến pháp Nga qui định tân Tổng thống sẽ phải giới thiệu ứng viên thủ tướng với Duma quốc gia (Hạ viện Nga) trong hai tuần sau khi nhậm chức. Người được giới thiệu phải có khả năng phục hồi nền kinh tế Nga, theo các nguồn tin của Bloomberg.

Hiện tại, tình hình kinh tế khó khăn của Nga tiếp tục là một vấn đề nhức đầu cho Điện Kremlin. Dự báo GDP năm nay khó thể đạt được 7% như trong hai nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin (2000-2008) và thu nhập của dân Nga bị giảm 15% từ sau lần Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Giới trẻ Nga đang rất khó tìm được cơ hội có việc làm, so với những thế hệ trước.


Nhận xét: Trước hết, Nga không "sát nhập Crimea". Đại đa số người dân nơi đây tự nguyện bỏ phiếu rời khỏi đất nước Ukraine bạc bẽo để trở về với đất mẹ Nga. Thứ hai, xét đến những áp lực từ mọi phía mà chính phủ Nga phải chịu từ phía phương Tây, những gì họ đã làm được dưới sự lãnh đạo của Putin thực sự là kỳ diệu. Thử nhìn lại xem các nước châu Âu tăng trưởng được bao nhiêu trong cùng thời gian đó? Thứ ba, trái với những gì các nhà phân tích phương Tây vẫn tưởng bở, một dân tộc đã đánh bại phát xít Đức sẽ không đánh đổi tiện nghi vật chất trước mắt để cúi đầu làm chư hầu cho phương Tây.


Theo Independent, ông Putin vừa mừng sinh nhật 65 tuổi ngày 7.10, chưa chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ tư (sẽ tổ chức bầu cử ngày 18.3.2018) nhưng xem ra ông Putin sẽ đem chuyện thanh niên và thế hệ kế thừa vào chiến dịch tranh cử của ông.

Gần đây, ông Putin có những diễn văn lớn nhắm vào định hướng giới trẻ. Cũng trong vài tuần qua, ông quyết liệt tuyển nhân sự mới và cách chức, với 9/85 lãnh đạo vùng ở Nga đã bị đuổi việc trong riêng tháng 9.

Theo Newsweek, từ đầu năm 2017, ông Putin cũng đã 'tống khỏi cửa' 15 lãnh đạo vùng. Dự kiến sẽ còn nhiều gương mặt mới và trẻ xuất hiện khi ngày bầu cử tổng thống Nga đến gần.