US Navy ships in the South China Sea
Tàu chiến Mỹ ở Biển Đông
Ngày 11/10, tại một sự kiện bên lề của hội nghị đảng Bảo thủ ở Manchester, khi được hỏi liệu Anh có tham gia các hành động "tự do hàng hải" hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết, London sẽ không tham gia các cuộc tập trận ở biển Đông vì hành động này sẽ "trực tiếp thách thức Trung Quốc".

"Chúng tôi sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải của chúng tôi nhưng chúng tôi không tiến hành diễn tập ở các đảo tranh chấp như người Mỹ, chúng tôi không có kế hoạch như vậy", ông Fallon nói.

Theo The Sydney morning herald, người đứng đầu Bộ quốc phòng Anh chia sẻ, London không muốn tham gia cùng Mỹ - quốc gia duy nhất thực hiện tự do hàng hải trên biển Đông, là bởi nước này mong muốn thúc đẩy đầu tư và thương mại với Bắc Kinh.


Nhận xét: Những gì Mỹ đang làm ở Biển Đông không phải là "tự do hàng hải" mà là hành động khiêu khích trắng trợn. Bản thân những hành động khiêu khích đó có thể dẫn đến xung đột, khi đó sẽ thực sự không còn chút "tự do hàng hải" nào ở Biển Đông nữa.


Vào năm 2015, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn thứ tám của Anh.

Trước phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Anh, tờ Cankaoxiaoxi vui mừng cho rằng, đến đồng minh lâu năm như Anh cũng đã cự tuyệt Mỹ về vấn đề biển Đông.

Theo tờ nay, đây thực sự là sự bất ngờ bởi vào cuối tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã đe dọa sẽ gửi tàu sân bay mới tới vùng biển châu Á - Thái Bình Dương để thực hiện "tự do hàng hải" thì chỉ hai tháng sau, quan chức Anh đã "thay lời".

Thực tế, hồi tháng 7 chính ông Fallon tiết lộ nước này đang lên kế hoạch triển khai tàu chiến tới biển Đông vào năm tới để tiến hành các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.

Báo Trung Quốc cho rằng, thực tế, đây không phải là lần đầu tiên London nói "Không" với Washington về các sự vụ liên quan đến Trung Quốc.

"Một loạt những hành động tương tác với Bắc Kinh, từ công khai hoan nghênh sự đầu tư của Trung Quốc, đến chủ động gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, rồi tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc theo nghi lễ cấp cao, nước Anh đều thể hiện quan điểm và lập trường trái với Mỹ", Cankaoxiaoxi bình luận.

Một số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh Mỹ được cho rút lui và một sức mạnh mới (Trung Quốc) xuất hiện, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Anh đã quyết định cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trước đó, ngày 11/10 lên tiếng về thông tin tàu khu trục USS Chafee của Mỹ tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 10/10, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã điều tàu chiến, máy bay "cảnh cáo và đuổi" tàu chiến Mỹ.