Turkey Iran Erdogan Rouhani
© Kayhan Ozer/Presidential Palace
Nếu như trước đây, quân đội Mỹ chỉ "tuốt kiếm", hô mưa gọi gió, Trung Đông phải cúi rạp mình, thì nay, quân đội Mỹ phải nghĩ đến "tấm khiên"... bởi Trung Đông sẽ dám "phản ứng" khi lợi ích quốc gia của họ bị xâm hại, chiếm đoạt.

Tại sao như vậy trong khi sức mạnh quân sự của Mỹ chưa bao giờ sụt giảm mà ngày càng tăng?

Rõ ràng đã có một yếu tố nào đó rất lớn mà sự tác động của nó đã làm lung lay sức mạnh, thần tượng uy quyền quân đội Mỹ.

Tâm trận Syria

Có thể nói, tại Trung Đông, Syria có một vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng. Không chỉ có nhiều dầu, khí đốt như Qatar, Arabia Saudi hay Iraq...mà còn là nơi các đường ống dầu, khí của các quốc gia láng giềng buộc phải đi qua...

Chừng nào Assad nắm quyền, đường ống dẫn Qatar sẽ không thể tới bờ Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không thể có kế hoạch năng lượng vượt ra khỏi bờ biền Israel-Thổ Nhĩ Kỳ, đường ống Kirkuk từ Iraq đến Địa Trung Hải bị cắt đứt...

Tóm lại, Syria quyết định số phận của sự phân chia của thị trường khí đốt trên thế giới. Hiện tại, Bashar Assad hoạt động như một nhà bảo lãnh để duy trì hiện trạng Gazprom Nga thống trị thị trường khí đốt châu Âu.

Đến đây thì đã rõ tại sao cả vùng Vịnh, Châu Âu và Mỹ đều hô khẩu hiệu "Assad must go" là thế...và tất nhiên Nga sẵn sàng xung trận tại Syria cũng vì thế, bảo vệ Assad là bảo vệ mình. Chiến tranh, thực chất chỉ là sự tranh dành lợi ích kinh tế.

Năm 2012, gần 60 quốc gia, trong đó phải kể đến Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Arabia Saudi, UAE, Israel, Jordan, NATO, dưới sự chỉ huy của Mỹ, lấy danh nghĩa chống khủng bố IS, đã can thiệp trực tiếp, đã nuôi dưỡng tài trợ cho quân khủng bố các loại...nhằm lật đổ chính quyền Assad.

Như vậy có thể nói, trước tháng 9/2015, Trung Đông (mấy quốc gia có tên trên) đang đoàn kết dưới cái gậy chỉ huy của Mỹ (có lẽ vì đang được sắp ăn miếng bánh Syria) rất hung hăng, bất chấp, can thiệp vào Syria.

Đương nhiên, khi bị "đánh hội đồng" như vậy, dù được Iran hỗ trợ, dù đã vắt kiệt sức, đến tháng 9 năm 2015, chính quyền Assad đã như "ngàn cân treo sợi tóc" buộc phải cầu cứu Nga. Và, cứu bạn là cứu mình, Tổng thống Nga Putin quyết định xuất binh...

Nga xuất hiện...Và, kết quả như chúng ta đã biết, Mỹ buộc phải sử dụng con bài người Kurd Syria để gỡ gạc canh bạc Syria bị gần như thua cháy túi làm cho cục diện địa chính trị và địa quân sự tại Trung Đông thay đổi.

Trung Đông bể trận

Bể trận, có nghĩa là thế trận quân sự cũng như chính trị đã không như trước, không còn nắm trong ý đồ đã thiết lập...

Về địa chính trị...

Hiện tại, cục diện địa chính trị Trung Đông so với trước lúc Nga can thiệp vào Syria là một sự thay đổi trong thấy có tính "trở cờ"...(Cục diện địa chính trị là trạng thái quan hệ quốc tế của một nhóm quốc gia và nước lớn trụ cột chiến lược tạo ra trong một thời kỳ nhất định)

Liên minh vùng Vịnh từng hô hào "Assad must go" nay rã đám, ai lo thân nấy. Arabia Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ đều ngừng tại trợ cho lực lượng proxy đối lập, hợp tác với Nga, chấp nhận "Assad ở lại hay ra đi là do nhân dân Syria quyết định".

Giờ đây các quốc gia Trung Đông đều tìm đến Nga để giải quyết các vấn đề của họ như chống khủng bố, sản xuất khai thác dầu khí, mối bất hòa...thay vì với Mỹ. (Thậm chí, Nga sẵn sàng làm trung gian hòa giải Arabia Saudi và Iran nếu 2 bên thấy cần thiết).

Đúng thôi, quy luật tất yếu của sự lựa chọn là, muốn dập lửa bạn phải dùng nước chứ không thể dùng xăng, không thể mời một chuyên gia gây hỗn loạn khu vực để tư vấn, giải quyết, tìm kiếm sự ổn định khu vực.

Rõ ràng, Nga đã trở thành một thế lực lớn, chính, tại Trung Đông...Nếu Nga không vượt qua Mỹ tại Syria thì liên minh Mỹ đó có chịu rã đám hay không? Câu trả lời chắc chắn: Không!

Về địa quân sự...

Hợp tác quân sự, chính trị Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran tại Syria ngày càng xích lại gần nhau bỏ qua Mỹ đã khiến Mỹ cay cú.

Một cuộc đảo chính quân sự thất bại tại Thổ Nhĩ Kỳ (chơi xấu với đồng minh), một chính sách đối với người Kurd Syria - kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ, (như sử dụng con dao 2 lưỡi) của Mỹ đã khiến cho mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ không còn "thuốc chữa".

Không ai có thể ngờ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên có lực lượng đông nhất của NATO lại có nguy cơ đụng độ quân sự với Mỹ qua người Kurd Syria...

Như vậy, đồng minh quân sự Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ về nguyên tắc, đã kết thúc khi Mỹ lựa chọn đặt một chân vào Syria qua lực lượng SDF quan trọng hơn với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ ngang ngạnh, lá mặt lá trái khó bảo.

Do vậy, đến đây, mắt xích quan trọng nhất của NATO tại Trung Đông đã đứt, hoặc chẳng còn ai tin là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện những gì mà tướng Mỹ-chỉ huy NATO ra lệnh...

Không ai ngờ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Qatar, Syria lại có những hợp tác quân sự song phương lẫn nhau, một điều mà từ trước tới nay là chưa từng có. Đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Một trục chính trị, quân sự tại Trung Đông đã đang hình thành: Moscow-Damascus-Ankara-Teheran-Bagdad...

Nếu Mỹ ngồi yên thì chắc chắn bị đẩy bay ra khỏi Trung Đông trong khi Israel khóc thét vì trơ trọi...cho nên Mỹ đã hành động nhằm vào Iran...

Với Mỹ, Israel và Arabia Saudi thì Iran là kẻ thù nguy hiểm tiềm tàng.

Israen và Mỹ thời chính quyền Trump, là 2 quốc gia chống "thỏa thuận hạt nhân P5+1" (JCPOA) mà 5 nước đã thông qua gồm: gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức (EU).

Israel cho rằng, bỏ cấm vận với Iran là sai lầm, Iran càng mạnh thêm và từ đó khả năng chế tạo VKHN sẽ rút ngắn lại, rất ngắn.

Quan điểm của Israel không lung lay được chính quyền Obama nhưng có tác dụng với Donald Trump. Trump đã phản đối thỏa thuận này và đe phá bỏ thỏa thuận ngay cả khi công nhận Iran đã thực hiện đúng thỏa thuận.

Sau cục hận mà Mỹ không thể nuốt trôi là Triều Tiên, vì VKHN của Triều Tiên đủ sức làm nguội những cái đầu nóng ở Wall Street, thì Mỹ trút hận vào Iran khi Iran chưa có VKHN nhằm mục tiêu triệt hạ Iran của Liên minh Israel-Mỹ.

Có một sự tương đồng thú vị: Iran và Hezbollah - Triều Tiên là đối tượng tác chiến của Mỹ, còn Hàn Quốc và Nhật Bản-Israel là đồng minh.

Vậy, Mỹ sẽ xử lý Triều tiên như nào để Hàn Quốc và Nhật Bản không bị thảm họa? Mỹ xử lý Iran-Hezbollah...như nào để Israel không bị thảm họa? Lưu ý là tại Hezbollah không chỉ có hàng trăm tên lửa đang nhằm vào Israel, một quốc gia quá khiêm tốn về diện tích, mà còn có cả nhà máy sản xuất tên lửa của Iran.

Các đối tác của Mỹ tại Trung Đông đang chăm chú theo dõi cư xử của Mỹ tạo ĐBA để quyết định chiến lược của mình...