SAD napadaju Rusiju, a zaboravljaju koliko oni troše na političku propagandu na Facebooku
Quy định trong dự thảo Luật An ninh mạng yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu tại Việt Nam. Đây là điều không mới, trên thế giới đã có nhiều nước quy định rất nghiêm ngặt và mạnh tay phạt nếu như không tuân thủ pháp luật nước sở tại.

Cụ thể nội dung Khoản 5, Điều 39 Dự thảo Luật An ninh mạng yêu cầu: "các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật; tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; có giấy phép họat động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam; bảo mật thông tin cho người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật".

Theo quy định này, tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook,Twitter, Viber, Skype, Gmail, Uber, ... buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Top 10 nations with the most Facebook users
© Statista10 quốc gia có lượng người dùng Facebook nhiều nhất thế giới tính đến tháng 4/2017, trong đó Việt Nam đứng thứ 7
Đạo luật lưu trữ dữ liệu của Nga (có hiệu lực từ tháng 9-2015) đã đặt nhiều công ty công nghệ nước ngoài hoạt động tại nước này dưới sức ép phải "địa phương hóa" dữ liệu, máy chủ, trong đó bao gồm cả Facebook, LinkedIn, Google...

Năm 2018, Facebook sẽ bị cấm hoạt động và phải rút khỏi Nga nếu tập đoàn này không chuyển dữ liệu cá nhân của người sử dụng Facebook ở Nga sang các máy chủ đặt tại Nga.

Đây là cảnh báo đã được cơ quan quản lý truyền thông Nga Roskomnadzor đưa ra hồi tháng 9-2017. LinkedIn, mạng xã hội kết nối những người tìm việc và thuê việc, đã chính thức bị Cơ quan quản lý truyền thông Nga chặn đường truy cập vào web LinkedIn vào tháng 11-2016, đúng như phán quyết của tòa án cho rằng mạng kết nối này đã vi phạm luật lưu trữ dữ liệu trong nước.

Theo Business Insider, trường hợp LinkedIn đã tạo một tiền lệ đối với việc các công ty Internet nước ngoài hoạt động tại Nga, và các công ty hiện đang bị áp lực phải tuân thủ theo đúng luật pháp do Tổng thống Vladimir Putin thông qua năm 2014, thực thi vào tháng 9/2015.

Twitter đã thông báo với Roskomnadzor rằng họ sẽ lưu trữ dữ liệu cá nhân của người dùng trong nước Nga vào giữa năm 2018.

Cũng để tạo điều kiện công bằng cho các công ty hoạt động ở Nga, hồi tháng 4/2017, theo tờ báo Vedomosti (Nga), Facebook đã đăng ký với cơ quan Thuế của Nga và sẽ bắt đầu trả thuế VAT cho việc bán hàng trên mạng ở Nga.

Không chỉ tại Nga, các yêu cầu địa phương hóa dữ liệu đã được đặt ra tại nhiều nước khác và không chỉ giới hạn đối với các công ty công nghệ. Liên minh châu Âu đang tỏ ra quyết liệt nhất. Bốn trung tâm dữ liệu của Google được đặt tại châu Âu cũng một phần vì lý do này.