Russian President Putin (R) shakes hands with his Egyptian counterpart al-Sisi
© AFP
Bước đột phá

Ngày 30/11, Chính phủ Nga đã công bố một bản thảo về thỏa thuận mở rộng hợp tác quân sự giữa Nga và Ai Cập. Theo bản thảo mà Nga công bố, Ai Cập sẽ cho phép các máy bay chiến đấu của Nga sử dụng bất cứ căn cứ không quân nào trên lãnh thổ Ai Cập.

Thỏa thuận nói trên được hai nước ký kết vào ngày 28/11. Bộ Tư pháp yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga tổ chức đàm phán với Ai Cập và ký văn bản ngay khi hai bên đạt được thỏa thuận.

Bản dự thảo đã được "phía Ai Cập cơ bản thông qua" và được Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chấp thuận.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới Cairo để thảo luận chi tiết với Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sisi và Bộ trưởng Quốc phòng nước này vào ngày 29/11.

Hồi tháng 6/2017, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho Ai Cập 3 hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa S-300VM. Hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa S-300VM được đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ mạnh và tiên tiến nhất thế giới hiện tại.

Trước đây, giới truyền thông quốc tế cho rằng Nga có thể đã xây dựng một căn cứ quân sự ở Ai Cập và triển khai lực lượng đặc nhiệm gần biên giới Lybia. Tuy nhiên, tin đồn này đã không được xác nhận.

Việc chính phủ Ai Cập cho phép các máy bay chiến đấu của Nga sử dụng bất cứ căn cứ không quân nào trên lãnh thổ Ai Cập được coi là bước tiến lớn trong quan hệ giữa Moscow và Cairo.

Như vậy, sau điểm nóng Trung Đông, Nga chính thức đặt chân vào Bắc Phi bằng việc đạt được thoả thuận lịch sử với Ai Cập. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận này sẽ đặt nền móng quan trọng cho những kế hoạch sắp tới của Nga tại Lybia.

Từ Ai Cập, Nga có thể triển khai lực lượng của mình để giúp đỡ lực lượng quân sự, được họ hậu thuẫn ở miền Đông Libya.

Ván bài Lybia

Sau khi chế độ Muammar Gaddafi bị lật đổ vào tháng 10/2011, Libya đã trở nên vô cùng hỗn loạn, xung đột giữa những nhóm chính trị và sắc tộc khác nhau bùng phát trên cả nước sau đó đã chia rẽ đất nước thành 2 nửa.

Nắm quyền ở Tripoli, quản lý khu vực phía Tây đất nước là Chính phủ quốc gia Libya (GNA), được các nước phương Tây hỗ trợ. Còn ở thành phố Tobruk bầu ra "Nghị viện Libya", quản lý khu vực phía Đông đất nước, chịu ảnh hưởng lớn của tướng Khalifa Haftar - lãnh đạo lực lượng ''Quân đội Quốc gia Libya'' (LNA).

Dưới sự hậu thuẫn đắc lực của Nga, "Nghị viện Libya" ở thành phố Tobruk, do tướng Haftar lãnh đạo đang kiểm soát chặt chẽ nửa phía đông đất nước.

Phía đông Libya bao gồm hầu hết các khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu thô - xương sống của nền kinh tế Libya hiện nay. Bên cạnh đó, LNA còn nắm quyền kiểm soát một loạt cảng biển cùng những giếng dầu quan trọng và căn cứ không quân ở miền nam Libya

Thời gian gần đây LNA đang giành rất nhiều lợi thế trên chiến trường. Lực lượng này quyết đẩy nhanh sự hiện diện ở miền trung và miền nam Libya, nơi vốn thuộc quyền kiểm soát của các lực lượng liên kết với chính phủ Libya ở Tripoli.

Với sự giàu có và sức mạnh quân sự vượt trội, lực lượng miền đông có thể sẽ dần kiểm soát những vùng lãnh thổ của nhà nước do phương Tây công nhận và cuối cùng "độc chiếm" toàn bộ Libya trong tương lai gần.

Khi mà GNA ngày càng tỏ ra yếu thế, phải vật lộn để củng cố quyền lực, nhưng không thay đổi được tình hình thì LNA đã có sự ủng hộ từ Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và mối quan hệ gần gũi với Nga.

Lượng thân Nga ngày càng làm chủ tình hình tại Libya, bao gồm cả chính trị, quân sự và kinh tế, trong khi đó cuộc chiến tại Syria đang dần đến hồi kết, có lẽ Moscow sẽ xem xét đến việc trực tiếp can thiệp vào Lybia để hái trái ngọt do phương Tây ươm trồng.