Cotton growers in Burkina Faso
© ReutersNông dân trồng bông ở Burkina Faso
Bí quyết sản xuất từ tập đoàn công nghệ sinh học hàng đầu nước Mỹ làm thất vọng những người nông dân trồng bông quy mô nhỏ ở Burkina Faso, khiến chất lượng sản phẩm suy giảm.

Năm 2000, nông dân ở Burkina Faso, quốc gia trồng bông hàng đầu châu Phi, rơi vào cảnh tuyệt vọng. Giá bông lên cao nhờ chất lượng sợi tốt, đáp ứng cho việc sản xuất quần áo và ga trải giường sang trọng. Nhưng các loại sâu bệnh đã hủy hoại mùa màng. Nông dân ở đây nói rằng lũ sâu đục quả vẫn bơi được cả khi bị thả vào thùng chất độc.

Monsanto, công ty hạt giống và thuốc trừ sâu hàng đầu nước Mỹ, khi ấy đã mang tới hy vọng cho người nông dân ở quốc gia châu Phi: một loại bông biến đổi gen có tên gọi Bollgard II, từng được giới thiệu tại Mỹ và được chào bán khắp thế giới.

GM (các loại hạt biến đổi gien) trước đó được trồng quy mô lớn tại Nam Phi, song chưa được biết đến ở Burkina Faso. Những người nông dân Burkina Faso đã đồng ý thử nghiệm và sử dụng hạt giống biến đổi gen vào năm 2008.


Nhận xét: Như vậy là hạt giống biến đổi gen sẽ mang lại lợi nhuận cho nông dân trong khoảng 8 -9 năm, khoảng thời gian đủ để họ sa vào bẫy và từ bỏ các hạt giống truyền thống.


Kết quả thử nghiệm là không còn dịch hại, năng suất được nâng cao. Tới năm 2015, 3/4 tổng sản lượng bông của Burkina Faso là sản phẩm biến đổi gen. Kết quả này trở thành minh chứng của việc ứng dụng công nghệ hiệu quả đối với những người canh tác nhỏ. Từ năm 2007-2015, các đoàn đại diện từ ít nhất 17 quốc gia châu Phi đã tới Burkina Faso để chứng kiến điều mới mẻ này.

Tuy nhiên, vấn đề lớn của công nghệ này là các gen kháng sâu bọ tuy giúp tăng sản lượng, nhưng lại làm giảm chất lượng. Mùa vụ trước, nông dân trồng bông ở Burkina Faso đã từ bỏ các loại hạt giống biến đổi gen của Monsanto.


Nhận xét: Vấn đề là ở chỗ hạt giống biến đổi gen có khả năng lây nhiễm sang hạt giống truyền thống rất mạnh. Vậy nên từ bỏ chúng không phải là điều dễ dàng.


"Bông biến đổi gen không tốt cho hôm nay, cũng chẳng tốt cho ngày sau", Paul Badoun, một nông dân ở gần làng Kongolekan giãi bày.

Tập đoàn Monsanto (trụ sở tại St. Louis, Missouri, Mỹ) cũng là một trong những nhà cung cấp chính chất độc da cam được Không quân Mỹ sử dụng đánh phá lực lượng Việt Nam. Ở Việt Nam, có khoảng 4,8 triệu nạn nhân của chất độc này.

Năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam khởi kiện các công ty sản xuất hóa chất Mỹ. Nhưng ngày 10/3/2005, Thẩm phán liên bang ở Brooklyn đã bác khiếu nại do "thiếu những bằng chứng trực tiếp".

Đến năm 2009, một tòa án quốc tế được thiết lập tại Paris, Pháp để giải quyết vấn đề liên quan đến chất độc da cam và nạn nhân Việt Nam, nhưng cả chính phủ Mỹ lẫn Monsanto đều từ chối xuất hiện.

Tháng 6/2015, Monsanto bị những tổ chức khác nhau và các nhà hoạt động chính trị khởi kiện. Tháng 10/2016, 5 thẩm phán từ Argentina, Bỉ, Canada, Mexico và Senegal đã lắng nghe 28 nhân chứng và sau 6 tháng nghiên cứu tài liệu bằng chứng, họ đã thông báo phán quyết của tòa.

Tòa án Quốc tế về Monsanto hồi tháng 4 đã công bố kiến nghị tham vấn về các cáo buộc tập đoàn Monsanto vi phạm nhân quyền và hủy hoại sinh thái.

Trong số 6 điều khoản xem xét, Tòa án Tham vấn kết luận các hoạt động của Monsanto đã ảnh hưởng tiêu cực đến quyền của con người trong 4 lĩnh vực: quyền được có môi trường khỏe mạnh, quyền tiếp cận với thực phẩm, quyền sống khỏe mạnh và quyền tự do trong nghiên cứu khoa học.

Tòa cho rằng căn cứ theo Quy chế Rome của Tòa án Hình sự quốc tế, các hoạt động của Monsanto tại Việt Nam có thể xem là hành động hủy hoại môi trường. Tuy nhiên, Tòa án Quốc tế về Monsanto là phiên tòa tham vấn, không phải cơ quan điều tra và ý kiến tham vấn của tòa không có giá trị ràng buộc.