Beirut 1983 bombing
© ReutersHiện trường sau vụ đánh bom Beirut 1983
Nguyên nhân chính dẫn đến thảm kịch Beirut năm 1983

Trong kỳ trước với tiêu đề: "Beirut 1983: 300 lính Mỹ-Pháp thiệt mạng ở Lebanon trong vài phút" chúng ta đã biết rằng, có hơn 300 quân giàn giữ hoàn bình, bao gồm lính dù Pháp và chủ yếu là thủy quân lục chiến Mỹ đã thiệt mạng trong các vụ đánh bom ở thủ đô Beirut của Lebanon năm 1983.

Vụ đánh bom liên tiếp này được Pháp và Mỹ cho là do các lực lượng thân Iran là tổ chức Hamas của Palestine và Phong trào Hezbollah của Lebanon, thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền Tehran. Tuy nhiên, chính quyền Iran đã thẳng thừng bác bỏ phán quyết đơn phương này.

Trong khi đó, chính những cựu điệp viên của Israel thừa nhận rằng, chính nước này chứ không phải Iran, mới là chủ mưu của loạt khủng bố đánh bom kinh hoàng này, nhằm buộc các lực lượng quân sự Mỹ-châu Âu rút khỏi Lebanon, để Tel Avip rảnh tay diệt trừ người Palestine.

Tháng 10/2003, 20 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng vào doanh trại Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ và doanh trại lính dù Pháp ở Beirut, những tiết lộ của cựu điệp viên cơ quan tình báo đối ngoại Israel (Mossad) tên Amy Yaar đã trở thành một "quả bom" gây chấn động thế giới.

Theo đó, Mossad đã biết rất rõ, hay nói đúng hơn đã đứng đằng sau cả 3 vụ đánh bom nhằm vào lực lượng quân sự của chính các đồng minh của Israel, gồm có: Vụ đánh bom liều chết nhắm vào Tòa đại sứ Mỹ, doanh trại TQLC Mỹ và doanh trại lính dù Pháp tại Beirut năm 1983.

Nguyên nhân sâu xa của thảm họa này là vào năm 1982, Israel đưa quân xâm lược Lebanon lấy lý do truy quét du kích quân của Mặt trận giải phóng Palestine (PLO). Quân đội Israel bao vây thủ đô Beirut để tiến hành kế hoạch bắt giữ, giết hại 75.000 người Palestine trong các trại tị nạn.

Trước phản ứng của dư luận quốc tế đòi Mỹ phải ra tay ngăn chặn cuộc thảm sát của Israel, đến tháng 3/1982, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ra lệnh triển khai 800 lính thủy quân lục chiến tại Beirut để di tản 14.000 thành viên PLO đến Tunisie.

Sau khi Mỹ rút quân, tướng Ariel Sharon lại tiếp tục chỉ huy quân đội Israel tiến hành chiến dịch truy quét người Palestine và đã gây nên vụ thảm sát 5.000 dân thường tại hai trại tị nạn Sabra và Chatila. Sự kiện này khiến Israel bị dư luận quốc tế lên án kịch liệt và buộc Liên Hiệp Quốc phải can thiệp.

Vào tháng 9/1982, một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế do Mỹ dẫn đầu gồm 2.500 lính TQLC Mỹ, lính dù Pháp và Italia đã đến Beirut để thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình, ngăn chặn các hành động thảm sát người Palestine của binh lính Israel, với sự tiếp tay của phiến quân Maronite Thiên Chúa giáo ở Lebanon.

Tức giận vì Washington và các đồng minh ở châu Âu đã hai lần gây trở ngại cho kế hoạch tiêu diệt người Palestine của mình, chính quyền Tel Avip đã bật đèn xanh cho Cơ quan Tình báo đối ngoại Israel (Mossad), lực lượng chuyên tiến hành các điệp vụ ở nước ngoài, phá tan kế hoạch này của Mỹ.

"Điệp vụ Manta" và "Điệp vụ Haifa"

Vào năm 1982, Amy Yaar, 36 tuổi, là sĩ quan liên lạc giữa chi nhánh Mossad ở Beirut và trung tâm chỉ huy Mossad ở thủ đô Tel Aviv của Isarel. Anh có nhiệm vụ truyền đạt chỉ thị của trung tâm cho chi nhánh Mossad Beirut và nhận, xử lý các báo cáo của chi nhánh này trước khi chuyển giao lại cho trung tâm.

Vào tháng 2/1983, Amy Yaar chuyển giao một chỉ thị của trung tâm do chính tay Giám đốc Mossad Baruk Admony ký cho phép chi nhánh Mossad Beirut triển khai thực hiện "Điệp vụ Manta".

Chỉ sau khi xảy ra vụ đánh bom liều chết vào Tòa đại sứ Mỹ vào ngày 18/4/1983, khiến 63 người chết, trong đó có 17 lính thủy đánh bộ Mỹ, Amy Yaar mới biết đó là kết quả của "Điệp vụ Manta", nhưng vấn đề chính là vụ đánh bom này lại do Hamas thực hiện.

Thoạt nghe, câu chuyện có vẻ hoang đường vì tại sao hai kẻ thù lại có thể bắt tay nhau tấn công Mỹ. Nhưng Amy Yaar khẳng định đó hoàn toàn là sự thật, do ông đã đọc được tất cả các báo cáo chi tiết về thành công của điệp vụ Manta mà chi nhánh Mossad Beirut gửi về trung tâm.

Theo đó, các điệp viên Mossad nằm vùng ở Beirut (tất nhiên là che dấu thân phận Mossad và sử dụng vỏ bọc khác) đã móc nối với một số thành viên tổ chức Hồi giáo cực đoan Hamas sống trong các trại tị nạn của người Palestine ở Beirut để tổ chức tiến hành vụ đánh bom liều chết này.

Chỉ sau đó vài tháng, Amy Yaar lại chuyển cho chi nhánh Mossad Beirut một chỉ thị cũng do đích thân Giám đốc Mossad Baruk Admony ký, cho phép triển khai "Điệp vụ Haifa".

Trước khi xảy ra các vụ khủng bố kinh hoàng có mấy ngày, Amy Yaar tiếp tục chuyển giao một chỉ thị của trung tâm cho chi nhánh Mossad Beirut với nội dung: "Bọn họ (chỉ phía Mỹ và Pháp) muốn cản mũi công việc của chúng ta tại Lebanon. Phải để cho họ phải trả giá".

Kết quả là vào sáng ngày 23/10/1983, doanh trại TQLC Mỹ ở sân bay Beirut bị đánh bom liều chết bằng xe hơi giết chết 241 người và làm bị thương 122 người khác. Ngay sau đó, doanh trại lính dù Pháp cũng bị đánh bom liều chết bằng xe hơi khiến 58 người thiệt mạng, chỉ còn 41 người sống sót.

Và cũng giống như lần trước, Phong trào vũ trang Hezbollah của Lebanon đã nhận trách nhiệm thực hiện hai vụ đánh bom liều chết đẫm máu này, duy chỉ có Amy Yaar và một số quan chức cao cấp khác biết là Mossad đã đứng đằng tất cả các vụ "tấn công khủng bố" này.

Amy Yaar cũng tiết lộ, ngoài các vụ đánh bom kinh hoàng trên, để tăng cường khủng bố tinh thần của lính Mỹ, chi nhánh Mossad Beirut còn chi tiền cho nhiều nhóm tội phạm người Lebanon tổ chức giết từng binh lính TQLC Mỹ trên các đường phố Beirut và sau đó đổ tội cho "các tổ chức khủng bố".

Kế "mượn đao giết người", Israel đạt nhiều mục đích

Nhận định về hành động được cho là "đâm sau lưng bạn bè" của Israel nhắm vào Mỹ, cựu điệp viên Mossad Amy Yaar cho biết, Israel không khơi mào cho cuộc nội chiến ở Lebanon và cũng không thể làm cho nó kết thúc, nhưng nước này đã lợi dụng nó để đạt được mục đích của mình.

Theo ông, cuộc nội chiến ở Lebanon giống như một bàn cờ nhiều người chơi, mà bên có lợi thế sẽ tìm cách hạ gục các bên không có lợi thế, cho dù trước đó họ đều có chung quyền lợi như nhau".

Các vụ khủng bố kinh hoàng này dĩ nhiên là được Israel quy trách nhiệm cho tổ chức Hồi giáo vũ trang Hamas của Palestine (vụ khủng bố nhắm vào Tòa đại sứ Mỹ) và tổ chức Hồi giáo vũ trang Hezbollah (các vụ khủng bố nhắm vào doanh trại của TQLC Mỹ và lính dù Pháp).

Vài ngày sau loạt vụ khủng bố này, Mossad gửi cho CIA danh sách 13 nghi can tham gia thực hiện các vụ đánh bom kinh hoàng trên, bao gồm các nhân viên tình báo Syria, Iran đang thường trú ở thủ đô Damascus của Syria và một thành viên Hezbollah tên Mohammed Hussein Fadallah.

Thực hiện kế "mượn đao giết người" này, Israel đã đạt được rất nhiều mục đích to lớn như sau:

Thứ nhất là tiếp tục lợi dụng Mỹ trong các điệp vụ ám sát

Những bí mật sau các vụ đánh bom kinh hoàng ở Beirut năm 1983 đã cho thấy là cả Mỹ và Pháp đều bị tấn công bởi chính đồng minh của mình mà không hay biết, hay nói đúng hơn là sau này Washington và Paris cũng đoán ra được nhưng không thể làm gì được Tel Avip.

Còn vào thời điểm đó, sau khi Iaarel đưa ra bản danh sách "trên trời" này, CIA cho dù cố gắng điều tra như thế nào vẫn không tài nào tóm được những kẻ được cho là thủ phạm và phải dựa vào Israel để truy tìm tung tích những người này, tạo điều kiện cho Mossad tiếp tục thực hiện các điệp vụ ám sát lãnh đạo các tổ chức và nhóm vũ trang chống nước này.

Thứ hai là đẩy Hamas và Hezbollah lún sâu vào tội danh "khủng bố"

Ngược lại, Hamas và Hezbollah đã bị Israel lợi dụng để đâm dao vào lưng đồng minh của họ, đồng thời gán cho 2 tổ chức này thêm nhiều tội danh khủng bố, bị cả thế giới lên án và đòi tiêu diệt; Israel cũng lợi dụng điều đó để gia tăng các hành động tấn công vào 2 lực lượng này.

Hơn 30 năm sau những vụ đánh bom kinh hoàng này, Hezbollah và Hamas vẫn mang tội danh khủng bố và tiếp tục bị Israel tấn công, mà xuất phát điểm của nó là những vụ đánh bom của họ trong quá khứ, nhưng chính Israel mới là người vạch kế hoạch "mượn đao giết người".

Thứ ba là tiếp tục tàn sát người Palestine

Không lâu sau "cuộc đổ bộ của những chiếc quan tài" hàng trăm binh lính Mỹ, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã ra lệnh rút hết lính thủy đánh bộ Mỹ ra khỏi Beirut và cả Lebanon. Sau đó không lâu đến lượt Pháp và Italia cũng rút hết quân đội của mình về nước.

Sau khi lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế rút quân, Israel lại tiếp tục thực hiện chiến dịch tìm và diệt người Palestine. Cho đến tận cuối năm 1984 nước này mới buộc phải rút quân về nước, bởi một nghị quyết chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.