Iran protests
© AP Photo
Hãng tin AP cho biết tổng số người thiệt mạng trong các vụ biểu tình tại hơn 20 TP và thị trấn của Iran đã lên đến 20 người. Tình hình bạo lực leo thang khiến nhiều hãng tin quốc tế nhận định đây là làn sóng biểu tình nghiêm trọng nhất tại Iran từ năm 2009 đến nay.

Số thương vong tiếp tục tăng

Làn sóng biểu tình tại Iran đã bước sang ngày thứ bảy. Dẫn thông tin từ đài truyền hình Iran ngày 2-1, hãng tin AP ghi nhận đã có chín người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình xuyên đêm.

Đã có sáu người biểu tình bị bắn chết sau khi cố đột kích một trạm cảnh sát ở thị trấn Qahdarijan để cướp súng. Một người lớn và một trẻ nhỏ đã tử vong tại thị trấn Khomeinishahr. Một thành viên lực lượng bán quân sự Vệ binh cách mạng Iran (IRGC) cũng bị bắn chết bởi súng săn tại thị trấn Najafabad.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ chủ yếu nhắm vào tình hình kinh tế khó khăn và các nghi vấn tham nhũng ở Tehran. Làn sóng biểu tình bùng nổ tại TP Masshad vào ngày 28-12 để phản đối tình trạng giá cả tăng cao và các chính sách kinh tế, sau đó lan ra hơn 20 TP khác, theo hãng tin Al-Jazeera. Trong khi đó theo hãng thông tấn Fars, đã có hàng loạt cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ được tổ chức tại hơn 1.200 TP và thị trấn trên toàn lãnh thổ Iran vào ngày 30-12-2017 vừa qua.


Nhận xét: Lý do kinh tế khó khăn cho các cuộc biểu tình hoàn toàn không khớp với thực tế. Sau nhiều năm bị Mỹ bao vây kinh tế khiến nền kinh tế nước này suy sụp, Iran đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa ấy và nền kinh tế của họ đang phát triển mạnh mẽ như có thể thấy trong biểu đồ dưới đây. Do vậy không có lý do gì để những cuộc biểu tình chống chính phủ bùng nổ nếu không có kích động từ bên ngoài.
Iran1
GDP của Iran qua các năm

Lý do thực sự khiến cách mạng màu được tiến hành ở Iran là vì nước này đóng vai trò chiến lược, cùng với Nga và Trung Quốc, trong quá trình chuyển dịch sang thế giới đa cực đang diễn ra tại lục địa Châu Á. Đây là điều Mỹ và đám tay sai của họ không thích chút nào, vì nó sẽ kết thúc sự thống trị của họ tại Châu Á, và tiếp đó là toàn thế giới. Vậy nên họ nhắm vào Iran, quốc gia yếu nhất trong bộ ba trên.

Tuy nhiên, chiêu trò cách mạng màu đã được thực hiện quá nhiều, và đã trở nên quá nhàm rồi. Có rất ít khả năng nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể nào tại Iran.


Tehran nghi có bên ngoài can thiệp

Trước các bức xúc của người dân, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 1-1 đã đưa ra cam kết nỗ lực giải quyết các vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là nạn lạm phát và thất nghiệp, hãng tin nhà nước Iran Fars cho biết.

Cùng ngày, Tổng thống Rouhani có tuyên bố cáo buộc các thế lực nước ngoài đã kích động làn sóng biểu tình với mục đích gây bất ổn nội bộ Iran. "Những kẻ thù của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đang tức giận trước sự thành công và tiến bộ của Iran. Họ đã quyết đưa những bất ổn khu vực đến Iran" - hãng thông tấn Mehr dẫn lời tổng thống Iran.

Nhiều quan chức cấp cao của chính quyền Tehran cũng đưa ra các cáo buộc tương tự. Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao của Iran Ali Shamkhani mô tả các cuộc biểu tình trong những ngày qua "là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại người dân". Ông cũng thông tin rằng có rất nhiều tin nhắn và lời kêu gọi trên mạng xã hội về tình hình Iran xuất phát từ Mỹ, Anh và Saudi Arabia, hãng thông tấn Tasnim của Iran cho biết.

Theo hãng tin AP, tất cả cuộc biểu tình bùng phát từ ngày 28-12-2017 đến nay tại Iran đều có thể được xem là trái pháp luật vì tổ chức mà không có sự cho phép từ trước của Bộ Nội vụ Iran. Vào ngày 1-1 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Iran Ayatollah Sadegh Larijani đã lên tiếng kêu gọi các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh mẽ với những cuộc bạo loạn. "Tôi yêu cầu tất cả công tố viên trên cả nước bắt đầu hành động và hành động một cách mạnh mẽ" - ông Larijani cho biết. Tổng thống Iran cũng đã tuyên bố công dân nước này được "hoàn toàn tự do" biểu tình và chỉ trích chính phủ nhưng cảnh báo sẽ xử lý các trường hợp bạo lực và hôi của.

450 người đã bị bắt giữ tại thủ đô Tehran kể từ khi làn sóng biểu tình bùng nổ. Hãng tin al-Jazeera dẫn thông tin từ cấp phó của thống đốc Tehran cho biết: Có 350 người bị tạm giữ vào hai ngày cuối năm 2017 và 100 người bị bắt vào ngày đầu tiên của năm 2018. Hãng tin al-Jazeera không thể xác minh số người bị tạm giữ tại các thị trấn và TP khác.