Russian embassy
© Yin Bogu / www.globallookpress.comĐại sứ quán Nga tại Washington D.C.
Mỹ chính trị hoá việc đổi tên đường

BBC ngày 11/1/2018 đưa tin, chính phủ Mỹ chính thức tuyên bố đổi tên một phần con đường phía trước Đại sứ quán Nga ở Washington - đại lộ Wisconsin thành Boris Nemtsov - tên cố Phó Thủ tướng, đồng thời là nhà hoạt động đối lập tại Nga.

Trước đó, ngày 28/11/2017, Hội đồng thành phố Washsington DC đã trình dự luật đổi tên một đoạn đường bên ngoài Đại sứ quán Nga sang tên Boris Nemtsov, một hành động để tưởng nhớ, tôn vinh nhà bất đồng chính kiến ​​Nga.

Uỷ viên hội đồng Mary Cheh, đồng tác giả dự luật cùng với Chủ tịch Phil Mendelson, cho biết qua việc đổi tên đường, Mỹ gửi một thông điệp chính trị tới Nga và phần còn lại của thế giới, kêu gọi đấu tranh vì dân chủ.

"Chúng tôi muốn thể hiện tình đoàn kết với những người trên khắp thế giới - những người nỗ lực phi thường dưới những hoàn cảnh bất lợi để cố gắng đưa dân chủ cho người dân của họ.

Ông Boris Nemtsov là một bác sĩ, một chính khách, một nhân vật thực sự quan trọng ở Nga và là một người ủng hộ nền dân chủ. Ông đã bị bị ám sát chỉ vì vai trò và tầm ảnh hưởng của mình", CNN tường thuật.

Đây không phải là lần đầu tiên địa chỉ Đại sứ quán Nga bị thay đổi. Vào năm 1987, những biển báo đường phố bên ngoài Đại sứ quán Liên Xô cũng đã được thay đổi theo tên của Andrei Sakharov, một nhà hoạt động nhân quyền Liên Xô, bị lưu vong.

Theo CNN, Quốc hội Mỹ và Hội đồng thành phố Washington DC có lịch sử đổi tên địa điểm cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc đổi tên đường phố nơi đặt các cơ quan ngoại giao nước ngoài, thay cho các tuyên bố chính trị.

Boris Nemtsov là chính trị gia cấp tiến Nga, Tỉnh trưởng Nizhny Novgorod (1991-1997), Bộ trưởng Bộ Năng lượng (1997), Phó Thủ tướng, uỷ viên Hội đồng An ninh Quốc gia (1997 - 1998). Năm 1998, sáng lập phong trào thanh niên cấp tiến Nga.

Ông Nemtsov bị ám sát 2 ngày trước khi ông dự định tổ chức một cuộc biểu tình ở Moscow chống lại sự tham gia của Nga trong cuộc chiến tranh ở Ukraine và phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga.

Chính vì vậy, phe đối lập tại Nga và phương Tây cho rằng vụ sát hại ông Nemtsov có động cơ chính trị, cho dù Kremlin không bị chỉ trích có liên quan nhiệm trực tiếp trong việc gây ra cái chết của ông Nemtsov.

Tuy nhiên, các đối thủ của Tổng thống Putin cho rằng Moscow đã cố tình sử dụng truyền thông để tạo ra bầu không khi thù hận, khiến nhà chính trị đối lập trở thành nạn nhân của sự trả thù có chủ đích. Mỹ cũng té nước theo mưa với quan điểm đó.

Hồi tháng 2/2017, Thượng nghị sĩ Marco Rubio từng khẳng định: "Ông Putin có thể hy vọng những nhà bất đồng chính kiến như ông Nemtsov sẽ thay đổi, nhưng chúng ta phải tiếp tục ủng hộ chế độ dân chủ của Nga chuyển động".

Và nay với việc chính trị hoá đặt tên đường phố, Washington cho thấy dù thế giới có đổi thay thì sự thù địch với Moscow vẫn luôn là bất biến và nó có thể được thể hiện dưới mọi hình thức, miễn sao có thể "xuất khẩu nền dân chủ Mỹ sang Nga".

Âm mưu của Mỹ

Việc dùng tên Boris Nemtsov đặt tên cho một đoạn đường ngắn trước Đại sứ quán Nga tại Washington chỉ là một trong những hành động khai thác hiệu ứng từ cái chết của nhà chính trị đối lập cho mưu đồ chính trị của Mỹ.

Washington và các đồng minh quyết khai thác mọi khía cạnh liên quan tới cái chết của ông Nemtsov, từ đó lấy cớ can thiệp vào tình hình chính trị và tình hình nội trị của nước Nga dưới thời chính quyền Tổng thống Putin.

Còn nhớ ngày 30/6/2017, khi phiên toà xét xử những thủ phạm gây ra cái chết cho ông Nemtsov, có kết quả không như mong muốn của phương Tây, Mỹ và Anh đã thúc giục chính quyền Nga phải đưa thủ phạm chính của vụ án ra ánh sáng.

Washington và London cho rằng việc tòa án Nga đã kết tội 5 người được cho là thủ phạm đã ám sát cựu Phó Thủ tướng Nemtsov vào ngày 27/2/2015, là che đậy một sự thật, đó là có người đã ra lệnh thủ tiêu nhà chính trị trẻ tuổi này.

Có thể thấy rằng, dù không còn đối lập ý thức hệ, nhưng nước Nga thời hậu Xô viết đã xây dựng nguyên tắc cho các hoạt động chinh trị - xã hội dựa trên nền tảng Dân Quyền, đảm bảo tính khác biệt trong quá trình vận hành của mỗi hệ thống chính trị.

Điều đó khiến cho nền chính trị tại xứ sở bạch dương không phải là nơi có thể dễ dàng "nhập khẩu" nguyên tắc tự do - dân chủ phương Tây, mà nó luôn thể hiện nét riêng biệt của đời sống chính trị Nga thời hiện đại.

Vì vậy, người ta không thể lấy yếu tố nhân quyền để kêu gọi chính phủ Nga thay đổi bản chất vụ án Boris Nemtsov, ngoại trừ việc thân nhân của nhà chính trị đối lập này kháng cáo theo thủ tục quy định của luật pháp Nga.

Mỹ thường sử dụng chiêu trò luật pháp hoá chính trị với những thực thể đối nghịch "yếu về thế, kém về lực" nhằm tước bỏ quyền lực hay buộc phải chịu sự kiểm toả bởi công hiệu của "củ cà rốt Mỹ" và "cây gậy của Washington".

Còn với những thực thể "vững về thế, mạnh về lực" thì họ đảo ngược lại - chính trị hoá luật pháp - sử dụng nguyên tắc tự do - dân chủ phương Tây đề làm suy giảm quyền lực.

Điều đó khiến cho nguyên tắc cơ bản trong bang giao quốc tế là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được họ nêu lên nhưng lại bị chính họ vô hiệu, trong khi những thực thể bị cho là đối nghịch vẫn tôn trọng nguyên tắc đó đối với họ.

Ai cũng biết Tổng thống John Kenedy bị ám sát tháng 11/1963 với quá nhiều tình tiết bí ẩn và ngay cả những nhà điều tra của nước Mỹ cũng không loại trừ khả năng có yếu tố chính trị phía sau vụ ám sát chấn động lịch sử này.

Song hơn nửa thế kỷ trôi qua, vụ án đặc biệt nghiêm trọng đó vẫn là của riêng nước Mỹ, của riêng nền chính trị và nền tư pháp Mỹ, gần như không một thực thể đối nghịch nào lên tiếng về vụ việc đó.

Vì vậy, việc Mỹ và các nước phương Tây sử dụng chính trị hoá luật pháp đối với vụ án Boris Nemtsov chỉ là một cách can thiệp vào tình hình nội trị của nước Nga, nhằm mục đích làm suy yếu quyền lực của nhà nước Nga mà thôi.

Mỹ đã sai lầm?

BBC cho hay, con gái của ông Boris Nemtsov, Zhanna đã có mặt ở Washington DC hồi đầu tháng 12/2017 và rất đồng tình với hành động của chính phủ Mỹ là đổi tên đoạn đường ngay trước Đại sứ quán Nga sang tên cha mình.

"Bây giờ, chúng ta không thể làm điều đó ở Nga vì sự ngăn cản phong trào đối lập của chính quyền Nga, nhưng chúng ta hoàn toàn có cơ hội làm điều đó ở đây và ở đây sẽ rất khó để phá hủy", bà Zhanna lên tiếng.

Bà cho rằng chính quyền Nga phản đối hành động này của chính phủ Mỹ là vì chế độ chính trị hiện nay của Nga muốn xóa bỏ ký ức về cha mình - "một người ái quốc Nga cởi mở, là người xứng đáng được tưởng niệm".

Tuy nhiên, theo giới phân tích, trong trường hợp này, Washington và đồng minh đã sai lầm, mà từ đó có thể làm hại phe đối lập Nga, làm mất đi giá trị hình ảnh của ông Boris Nemtsov.

Có thể thấy, cho đến trước khi tên của cựu Phó Thủ tướng Nga được dùng đặt tên cho một đoạn đường trước Đại sứ quán Nga tại Washington, hình ảnh và tư tưởng của ông đã là nguồn cảm hứng cho nhiều người bất đồng với chính quyền Putin.

Tuy nhiên, khi tên của ông Nemtsov được phục vụ cho mưu đồ chính trị của Mỹ thì ảnh hưởng của nhà chính trị đối lập này sẽ nhanh chóng nhạt nhoà trong cả đời sống chính trị lẫn đời sống xã hội tại xứ sở bạch dương.

Bởi lẽ, lúc này người Nga nào ủng hộ việc làm đó đồng nghĩa với ủng hộ mưu đồ của Mỹ, mà tại Nga lực lượng bất đồng với chính quyền không hẳn là những người có "khát vọng Tây tiến".

Thế là hình ảnh của Boris Nemtsov đã vô tình trở thành biểu tượng cho những người Nga có tư tưởng thân Mỹ. Đây là điều hết sức nguy hại cho phe đối lập Nga trong quá trình "thu phục nhân tâm" nhắm tìm kiếm những chiến thắng chính trị trong tương lai.