Lavrov
© Sputnik/ Vitaliй Belousov
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong cuộc gặp với các doanh nghiệp Nga và Đức bên lề Hội nghị Bảo mật Munich thứ Bảy đã nhắc tới các lệnh trừng phạt kinh tế của Nga do Mỹ khởi xướng là nhằm trục lợi từ châu Âu.

Ông Lavrov cho rằng, Washington đang thúc đẩy mối quan tâm của họ ở châu Âu nhưng lại dưới hình thức ngăn chặn, kiềm chế Nga thông qua các biện pháp trừng phạt liên tiếp.

"Cản trở chính cho việc hợp tác kinh doanh [giữa Nga và Đức cũng như các doanh nghiệp châu Âu-PV] là vòng xoắn ốc trừng phạt rất nghiêm trọng được khởi xướng bởi Mỹ... Cuối cùng thì chính châu Âu phải trả các hóa đơn. Chúng tôi hiểu rằng, đây là những lợi ích kinh tế và người Mỹ sẽ không che giấu việc họ muốn quảng bá lợi ích của họ ở châu Âu, trước hết là kiềm chế Nga" - Ngoại trưởng Nga nói.

Ngoại trưởng Lavrov cho rằng Moscow tin tưởng mối quan hệ giữa Nga và Đức vượt lên trên sự mơ hồ của cách tiếp cận các vấn đề chính trị và tin tưởng hai nước sẽ hành động dựa trên các lợi ích quốc gia của Đức và Nga.

"Chúng ta sẽ tiếp tục làm mọi thứ để có thể kinh doanh bao gồm cả việc các doanh nghiệp của Đức có thể cảm thấy cảm thấy thoải mái ở nước Nga" - Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.

Trong cuộc gặp trước đó giữa Ngoại trưởng hai nước Nga và Đức, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cũng thừa nhận các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga là "quá sức mơ hồ" và bày tỏ nỗ lực để giải thoát các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.

"Chúng tôi (ở châu Âu-PV) nhận thấy những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Liên bang Nga là còn quá mơ hồ" - Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Sigmar Gabriel cũng cho biết về việc Đức sẽ hỗ trợ để giảm tối thiểu các biện pháp trừng phạt Nga bằng cách giải quyết tình hình ở miền Đông Ukraine.

"Đức có thể cung cấp các khoản đầu tư cho Donbass, với điều kiện thiết lập chế độ đình chiến và loại bỏ vũ khí hạng nặng" - ông Gabriel nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết ông ủng hộ nới lỏng một số lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, nếu đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine dưới sự giúp đỡ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (LHQ).

Ông Gabriel cho rằng việc đòi hỏi thực thi đầy đủ Thỏa thuận Minsk về cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine khi chưa nới lỏng một số lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là "không thực tế".

Theo ông Gabriel, vẫn còn một số tồn tại khác biệt cơ bản liên quan đến đề xuất của Nga về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đến miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, ông Gabriel cho rằng đây là "một trong những giải pháp thiết thực nhất" có thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine.

Dù nhận thức rõ việc trừng phạt của Mỹ đối với Nga là lợi dụng châu Âu, EU vẫn chưa tìm được phương pháp hiệu quả nhằm triệt tiêu các biện pháp trừng phạt này.

Trong một diễn biến mới nhất, tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 54 đang diễn ra tại Đức, ngoại trưởng nước chủ nhà đã khẳng định, Mỹ cần Liên minh châu Âu nhiều như Liên minh châu Âu cần Mỹ và hai bên cần xây dựng lại các mối quan hệ vốn có và hợp tác với nhau nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu.

Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh nước Mỹ không còn là siêu cường duy nhất, và cần sự hỗ trợ từ các đồng minh truyền thống tại châu Âu. Vị ngoại trưởng cảnh báo, cần tôn trọng sự thống nhất của EU, không nên tìm cách thử thách hay gây chia rẽ EU như các đối thủ cạnh tranh của khối này.